Bài 43. Di truyền nhiễm sắc thể trang 116, 117, 118 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nguyên phân?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
43.1
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nguyên phân?
A. Nguyên phân là hình thức phân chia ở các tế bào nhân thực.
B. Kết thúc quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ hình thành hai tế bào con giống nhau.
C. Quá trình nguyên phân diễn ra gồm kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
D. Trong quá trình nguyên phân, vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết nguyên phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Quá trình nguyên phân được chia thành hai giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất, trong đó, giai đoạn phân chia nhân diễn ra qua bốn kì gồm: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
43.2
Trong quá trình phân chia tế bào, sự nhân đôi DNA diễn ra ở
A. kì đầu.
B. kì trung gian.
C. kì sau.
D. kì giữa.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình phân chia tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình phân chia tế bào, sự nhân đôi DNA diễn ra ở kì trung gian.
43.3
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
A. Giúp cho các tế bào của cơ thể thực hiện các chức năng khác nhau, từ đó giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
B. Là cơ sở cho quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật.
C. Đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được di truyền một cách ổn định qua các thế hệ ở các loài sinh sản vô tính.
D. Tạo ra các cá thể sinh vật có nhiều đặc điểm khác nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa của nguyên phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân có số lượng nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu. Do đó, một trong những ý nghĩa của quá trình nguyên phân là đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được di truyền một cách ổn định qua các thế hệ ở các loài sinh sản vô tính.
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 42. Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trang 115 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 41. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 40. Từ gene đến tính trạng trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo