Bài 37. Nucleic acid và ứng dụng trang 100 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Tên gọi đầy đủ của phân tử DNA là.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
37.1
Tên gọi đầy đủ của phân tử DNA là
A. deoxyribonucleic acid.
B. ribonucleic acid.
C. nucleotide.
D. nucleic acid.
Phương pháp giải:
Dựa vào tên gọi của DNA.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Tên gọi đầy đủ của phân tử DNA là deoxyribonucleic acid.
37.2
DNA được cấu tạo từ
A. 4 loại đơn phân.
B. 5 loại đơn phân.
C. 3 loại đơn phân.
D. 2 loại đơn phân.
Phương pháp giải:
DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là adenine (A), thymine (T), guanine (G) và cytosine (C).
37.3
Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc
A. A liên kết với T, G liên kết với C.
B. G liên kết với T, A liên kết với C.
C. A liên kết với G, T liên kết với C.
D. T liên kết với G, A liên kết với C.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên tắc bổ sung.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen.
37.4
Khi phân tích thành phần các base khác nhau trong một mẫu DNA, kết quả nào dưới đây là phù hợp với nguyên tắc bổ sung?
A. A + G = C + T.
B. A + T = G + C.
C. C = T.
D. A = G.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc bổ sung.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen. Do đó, A = T và G = C → A + G = C + T = 50% số nucleotide của gene.
37.5
Loại nucleotide nào chỉ có trong phân tử RNA mà không có trong phân tử DNA?
A. Adenine.
B. Guanine.
C. Uracil.
D. Thymine.
Phương pháp giải:
Dựa vào đơn phân của DNA và RNA.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
- DNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là adenine (A), thymine (T), guanine (G) và cytosine (C).
- RNA được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là adenine (A), uracil (U), guanine (G) và cytosine (C).
→ Loại nucleotide chỉ có trong phân tử RNA mà không có trong phân tử DNA là uracil (U).
37.6
Chức năng của phân tử rRNA là gì?
A. Chứa thông tin di truyền tổng hợp protein.
B. Tham gia cấu tạo nên ribosome.
C. Vận chuyển các amino acid đến ribosome.
D. Cấu tạo nên phân tử DNA.
Phương pháp giải:
Dựa vào chức năng của các loại RNA.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
- rRNA có chức năng tham gia cấu tạo nên ribosome.
- mRNA có chức năng chứa thông tin di truyền tổng hợp protein.
- tRNA có chức năng vận chuyển các amino acid đến ribosome.
37.7
Liên hệ cấu tạo phân tử DNA với sự đa dạng của thế giới tự nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của DNA.
Lời giải chi tiết:
Nhờ sự đa dạng trong số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotide trên DNA đã tạo nên vô số phân tử DNA khác nhau, quy định các tính trạng khác nhau, làm cho thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng. Đồng thời, thông tin di truyền trên DNA được lưu giữ và truyền đạt cho các thế hệ sau nên cũng lưu giữ được các đặc tính của sinh vật qua các thế hệ.
37.8
Một phân tử DNA ở sinh vật nhân thực có số nucleotide loại C chiếm 15% tổng số nucleotide. Hãy tính tỉ lệ số nucleotide loại T trong phân tử DNA này.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên tắc bổ sung.
Lời giải chi tiết:
Trong phân tử DNA, số nucleotide loại C = G = 15% mà theo nguyên tắc bổ sung có A + C = 50%, suy ra A = T = 35%.
37.9
Một gene có 480 nucleotide loại A và 3 120 liên kết hydrogen. Xác định số nucleotide của gene đó.
Phương pháp giải:
H = 2A + 3G.
Lời giải chi tiết:
Số liên kết hydrogen của gene = 2A + 3G = 3 120.
Mà A = T = 480.
Suy ra 3 120 = 2 × 480 + 3G → G = C = 720.
Vậy số nucleotide của gene là: 2A + 2G = 2 × 480 + 2 × 720 = 2400.
- Bài 38. Đột biến gene trang 101, 102 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 39. Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã trang 103, 104, 105 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 40. Từ gene đến tính trạng trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 41. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 42. Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trang 115 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo