Bài 18. Giới thiệu về hợp kim trang 47, 48 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
18.1
Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim?
A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần và cấu tạo của hợp kim
B. Hợp kim được tạo nên từ một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
C. Thép là hợp kim của Fe và C
D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất khác tính chất của các chất tham gia tạo nên hợp kim
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất vật lý của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
18.2
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
A. gang trắng
B. thép
C. gang xám
D. duralumin
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất vật lý của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
18.3
Đồng thau là hợp kim của kim loại đồng với kim loại nào sau đây?
A. Bạc
B. Kẽm
C. Magnesium
D. Nhôm
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức thực tiễn của 1 số hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Đồng thau là hợp kim của kim loại đồng với kẽm
Đáp án B
18.4
Để có thể sử dụng làm vỏ máy bay, tên lửa hay tàu vũ trụ thì các loại hợp kim được dùng phải có tính chất
A. nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao
B. không gỉ, có tính dẻo cao
C. có tính cứng cao
D. có tính dẫn điện tốt
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức liên hệ thực tiễn và ứng dụng của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Tính chất của hợp kim là: nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao.
Đáp án A
18.5
Phát biểu nào sau đây không đúng về hợp kim?
A. Tính dẫn điện của hợp kim giảm so với kim loại thành phần tạo nên hợp kim
B. Tính dẫn nhiệt của hợp kim giảm so với kim loại thành phần tạo nên hợp kim
C. Tính dẻo của hợp kim giảm so với kim loại thành phần tạo nên hợp kim
D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại tạo nên hợp kim
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất vật lý của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
18.6
Hợp kim là gì? Em hãy nêu một số loại hợp kim được sử dụng trong đời sống mà em biết.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức lý thuyết về hợp kim
Lời giải chi tiết:
Hợp kim là kim loại có chứa 1 kim loại cơ bản và 1 số kim loại hoặc phi kim khác. Một số hợp kim được sử dụng là: Gang, thép,...
18.7
So sánh hàm lượng nguyên tố carbon trong gang và thép, từ đó cho biết một số ứng dụng của chúng trong đời sống.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về hợp kim để liên hệ thực tiễn
Lời giải chi tiết:
Gang: C chiếm từ 2% - 5% nên độ cứng sẽ cao chịu nhiệt tốt nên được dùng làm nồi, chảo,...
Thép: C chiếm 0,01% - dưới 2% nên dẻo dễ uốn nắn được dùng làm vật liệu xây dựng
18.8
Vì sao các hợp kim tạo thành lại cứng hơn so với kim loại ban đầu?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức tính chất vật lí của hợp kim và kim loại.
Lời giải chi tiết:
Do trong hợp kim có nhiều electron tự do trong mạng tinh thể nên làm cho mạng tinh thể sẽ chắc chắn hơn.
18.9
Ghép các ý ở cột A tương ứng với cột B sao cho phù hợp
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất chung về các hợp kim cơ bản
Lời giải chi tiết:
1-d
2-c
3-b
4-a
18.10
Sử dụng các từ hoặc cụm từ dưới đây để hoàn thành nội dung về hợp kim
hỗn hợp |
sản xuất |
phi kim |
nhu cầu |
sử dụng |
kim loại |
chất rắn |
|
Hợp kim là (1) ... thu được sau khi làm nguội (2) ... nóng chảy của nhiều (3) ... khác nhau hay của kim loại và (4) ...
Tùy thuộc vào mục đích (5) ... mà người ta chế tạo các hợp kim với nhiều thành phần khác nhau nhằm tối ưu hóa, đáp ứng (6) ... sử dụng, (7) ...
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tính chất vật lí của hợp kim
Lời giải chi tiết:
1, Hỗn hợp
2, Chất rắn
3, Kim loại
4, Phi kim
5, Sử dụng
6, Nhu cầu
7, Sản xuất
18.11
Để thu được 2 tấn gang thành phẩm (có 90% sắt) thì người sản xuất cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematite? Biết quặng hematite chứa 60% hàm lượng Fe2O3 và hiệu suất của quá trình sản xuất này là 80%?
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình sản xuất gang, thép.
Lời giải chi tiết:
2Fe2O3 \( \to \) 4Fe + 3O2
Khối lượng của Fe là 2.90% = 1,8 (tấn)
Số mol của Fe là: 1,8/56 = 0,03 ( mol )
Số mol của Fe2O3 là: 0,015 ( mol )
mquặng = 0,015.160.80% : 60% = 3,2 ( tấn )
- Bài 19. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 49, 50 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại trang 45, 46 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Tính chất chung của kim loại trang 43, 44 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 47. Cơ chế tiến hoá trang 130, 131, 132 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất trang 133, 134 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 128, 129 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 47. Cơ chế tiến hoá trang 130, 131, 132 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất trang 133, 134 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 128, 129 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo