Bài 42. Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trang 115 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Cho các loại tiêu bản sau đây
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
42.1
Cho các loại tiêu bản sau đây:
(1) Tiêu bản cố định.
(2) Tiêu bản tạm thời.
(3) Tiêu bản ngâm.
(4) Tiêu bản vết bôi.
Có bao nhiêu loại trong số các loại tiêu bản trên được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc sử dụng tiêu bản để quan sát NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Trong số các loại tiêu bản trên, có 2 loại tiêu bản thường được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể là (1), (2).
42.2
Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta có thể sử dụng vật kính
A. 5×.
B. 10×.
C. 40×.
D. 100×.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta có thể sử dụng vật kính 100×.
42.3
Loại dụng cụ nào sau đây được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể trong phòng thí nghiệm?
A. Kính lúp.
B. Kính thiên văn.
C. Kính hiển vi quang học.
D. Kính bảo hộ.
Phương pháp giải:
Dựa vào thí nghiệm quan sát NST trong phòng thí nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Kính hiển vi quang học là loại dụng cụ được sử dụng để quan sát nhiễm sắc thể trong phòng thí nghiệm.
42.4
Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta thường quan sát ở kì nào của quá trình phân bào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của NST qua các kì phân bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Để quan sát rõ hình thái của nhiễm sắc thể, người ta thường quan sát ở kì giữa của quá trình phân bào vì tại kì giữa, nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng.
42.5
Để quan sát nhiễm sắc thể, tiêu bản có thể được làm từ loại tế bào
A. có khả năng phân chia mạnh.
B. có kích thước lớn.
C. có khả năng sinh trưởng mạnh.
D. có kích thước nhỏ.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của tiêu bản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Để quan sát nhiễm sắc thể, tiêu bản có thể được làm từ loại tế bào có khả năng phân chia mạnh như tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây, tế bào hợp tử,… Vì dùng các mô đang phân chia mạnh sẽ tăng khả năng bắt gặp tế bào đang phân chia ở kì giữa của phân bào (thời điểm các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại).
42.6
Tiêu bản cố định là gì? Việc sử dụng tiêu bản cố định có ưu điểm và hạn chế gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết tiêu bản cố định
Lời giải chi tiết:
- Tiêu bản cố định là tiêu bản các mẫu vật đã được xử lí qua nhiều công đoạn khác nhau: xử lí mẫu, đưa mẫu lên lam kính, nhuộm và sấy khô, cố định mẫu bằng keo chuyên dụng.
- Ưu điểm: tiêu bản cố định có thể được sử dụng trong một thời gian dài nếu được bảo quản trong điều kiện thích hợp.
- Nhược điểm: màu tiêu bản cố định có thể giảm theo thời gian.
42.7
Hãy kể tên một số loại tế bào có thể được sử dụng để làm tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể. Cho biết việc lựa chọn mẫu vật có vai trò như thế nào đối với bài thực hành.
Phương pháp giải:
Học sinh tự kể thêm dựa vào tiêu bản đã có.
Lời giải chi tiết:
- Để làm tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể, có thể sử dụng các tế bào có khả năng phân chia mạnh như tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây hoặc đầu lá non, tế bào hợp tử, tế bào đỉnh rễ,...
- Việc lựa chọn mẫu vật có vai trò quyết định cho sự thành công của bài thực hành vì để quan sát hình thái, số lượng của nhiễm sắc thể cần quan sát tế bào đang phân chia ở kì giữa của quá trình phân bào (thời điểm các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại).
- Bài 43. Di truyền nhiễm sắc thể trang 116, 117, 118 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 41. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 40. Từ gene đến tính trạng trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 47. Cơ chế tiến hoá trang 130, 131, 132 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất trang 133, 134 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 128, 129 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 47. Cơ chế tiến hoá trang 130, 131, 132 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất trang 133, 134 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 128, 129 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo