Bài 22. Alkene trang 59, 60 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Hợp chất nào sau đây là alkene?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
22.1
Hợp chất nào sau đây là alkene?
A. Propane
B. Ethane
C. Ethylic alcohol
D. Ethylene
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của alkene.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
22.2
Dãy các chất nào sau đây đều là alkene?
A. Ethylene, propane
B. Ethylene, methyl propene
C. Propene, ethane
D. Butane, ethylene
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của alkene.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
22.3
Hợp chất nào sau đây có khả năng làm trái cây nhanh chín?
A. Propane
B. Butane
C. Ethylene
D. Propylene
Phương pháp giải:
Liên hệ ứng dụng của alkene.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
22.4
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong tự nhiên, ethylene có trong trái cây chín
B. Ethylene có nhiều trong khí hồ ao
C. Ethylene và propylene là thành phần chính của khí thiên nhiên
D. Ethylene không được dùng để sản xuất gas vì hiệu suất tỏa nhiệt khi cháy của ethylene thấp
Phương pháp giải:
Liên hệ ứng dụng của alkene.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
22.5
A là một hydrocarbon thể khí ở điều kiện thường, có chứa 14,29% hydrogen theo khối lượng. Trong tự nhiên, A có trong trái cây và rau xanh. Cho các phát biểu sau:
(a) A làm nguyên liệu điều chế ethylic alcohol
(b) A là chất khí không màu, mùi khó ngửi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí
(c) A được dùng làm nguyên liệu sản xuất hạt nhựa
(d) A là nhiên liệu phổ biến cho một số động cơ
(e) A có trong thuốc thúc đẩy quá trình rụng lá của cây trồng (để kích thích ra hoa theo ý muốn), làm trái cây nhanh chín
Số phát biểu đúng là
A.2 B.3 C.4 D.5
Phương pháp giải:
Dựa vào % nguyên tố trong A.
Lời giải chi tiết:
Công thức chung của A là CxHy
\(\begin{array}{l}\frac{y}{{12{\rm{x}} + y}} = 14,29\% \\ \to x:y = 1:2\end{array}\)
Mà trong A có trong rau xanh và trái cây nên A là C2H4
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) sai, do C2H4 không phổ biến trong động cơ.
e) đúng
Đáp án B
22.6
Nhận định nào đúng, nhận định nào sai trong các nhận định sau?
a) Ethylene là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, làm mất màu nước bromine
b) Ethylene là chất khí không màu, không mùi, không tan trong nước, nhẹ hơn không khí
c) Ethylene là chất khí không màu, không mùi, không tan trong nước, dễ cháy trong không khí
d) Ethylene có nhiều ứng dụng trong đời sống như sản xuất các loại bao đựng, phân bón, thuốc trừ sâu, ....
Phương pháp giải:
Liên hệ tính chất vật lý của ethylene
Lời giải chi tiết:
a) sai vì ethylene khó tan trong nươc
b) đúng
c) đúng
d) sai, ethylene không được sử dụng sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón,…
22.7
Nhận định nào đúng, nhận định nào sai trong các nhận định sau?
Methane và ethylene có tính chất giống nhau như
a) phản ứng được với nước bromine
b) chất khí, không màu, không mùi, không tan trong nước, nhẹ hơn không khí
c) tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer
d) cháy được trong không khí tạo ra carbon dioxide, nước và tỏa nhiều nhiệt
Phương pháp giải:
Liên hệ tính chất của nhưng hydrocarbon đã học
Lời giải chi tiết:
a) sai vì methane không phản ứng được với nước bromine do không có liên kết đôi C=C
b) đúng
c) sai vì methane không tham gia phản ứng trùng hợp do không có liên kết đôi C=C
d) đúng
22.8
Hãy viết công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi của các alkene thể khí ở điều kiện thường và cho biết công thức phân tử chung của các alkene
Phương pháp giải:
Liên hệ công thức cấu tạo của alkene
Lời giải chi tiết:
- CTPT: C2H4 CTCT: CH2=CH2 Tên gọi: ethylene
- CTPT: C3H6 CTCT: CH2=CH-CH3 Tên gọi: propene
- CTPT: C4H8 CTCT: CH2=CH-CH-CH3 Tên gọi: butene
22.9
Để những quả xoài nhanh chín hơn, người ta sẽ đặt một vài quả xoài chín vào giữa các quả xoài chưa chín. Em hãy giải thích việc làm trên
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của ethylene
Lời giải chi tiết:
Tại khi hoa quả chín sẽ sinh ra khí ethylene có mùi thơm, khí nay có khả năng kích thích hoa quả mau chín
22.10
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân làm cho một số trái cây và rau quả nhanh bị hư hỏng sau thu hoạch như vi khuẩn, nấm mốc, nguồn khí ethylene tự nhiên, ...
Em hãy trình bày về sự tạo thành nguồn khí ethylene tự nhiên nêu trên và cách hạn chế tốc độ hư hỏng của trái cây, rau quả bởi nguồn khí này
Phương pháp giải:
Liên hệ tính chất chung với ứng dụng thực tế
Lời giải chi tiết:
Ethylene được tạo thành khi hoa quả chín.
Cách làm hạn chế tốc độ hư hại của trái cây do khí ethylene là giảm nhiệt độ bởi sẽ làm giảm quá trình sinh lý khiên khí ethylene tác động chậm hơn tới các hoa quả khác
22.11
Sản phẩm của phản ứng giữa ethylene và nước bromine có nhiều ứng dụng như làm chất trợ nhuộm trong ngành dệt nhuộm, chất tạo màng bảo vệ chống ăn mòn cho kim loại, chất diệt côn trùng, ....
Tính thể tích ethylene (đkc) và thể tích dung dịch Br2 2M tối thiểu cần để điều chế 47g sản phẩm nói trên
Phương pháp giải:
Liên hệ tính chất hoá học của ethylene
Lời giải chi tiết:
C2H4 + Br2 \( \to \) C2H4Br2
số mol của C2H4Br2 là \(\frac{{47}}{{188}}\) = 0,25 ( mol )
=> số mol của C2H4 = 0,25 ( mol )
=> Thể tích của C2H4 (dktc) là 0,25.24,79 = 6,1975 ( L )
22.12
Nhựa PE (polyethylene) có độ bền va đập cao nên được dùng để sản xuất thùng, khay, chai, nắp chai nhựa, túi nhựa, túi rác và vật liệu đóng gói thực phẩm khác, ... Từ V lít khí ethylene (đkc), người ta tổng hợp được 16,8 kg hạt nhựa PE; biết hiệu suất đạt 92,5%. Hãy tính V
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
nCH2=CH2 \( \to \) -( CH2-CH2 )-n
Số mol của nhựa PE là \(\frac{{16,8}}{{28}} = 0,6mol\)
Thể tích của C2H4 (dktc) là \(\frac{{0,6.24,79}}{{92,5\% }} = 16,08L\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 47. Cơ chế tiến hoá trang 130, 131, 132 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất trang 133, 134 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 128, 129 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 47. Cơ chế tiến hoá trang 130, 131, 132 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 48. Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất trang 133, 134 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 128, 129 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 45. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 125, 126, 127 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 44. Di truyền học với con người trang 122, 123, 124 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo