Bài 16. Tính chất chung của kim loại trang 43, 44 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:
16.1
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:
A. Vàng B. Nhôm C. Tungsten D. Thủy Ngân
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất chung của kim loại.
Lời giải chi tiết:
Thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Đáp án D
16.2
Trước đây, người ta dùng kim loại tungsten làm dây tóc bóng đèn điện do có ưu điểm:
A. Tính dẻo cao
B. Nhẹ và bền
C. Khả năng dẫn điện tốt
D. Nhiệt độ nóng chảy rất cao
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất chung của kim loại
Lời giải chi tiết:
Kim loại tungsten có nhiệt độ nóng chảy rất cao nên được làm dây tóc bóng đèn điện.
Đáp án D
16.3
Nhận xét nào sau đây khi so sánh về tính chất vật lý của kim loại là không đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W
B. Tính dẻo: Al < Au < Ag
C. Độ cứng: Cs < Fe < W < Cr
D. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất chung của kim loại
Lời giải chi tiết:
Đáp án B. Al < Ag < Au.
16.4
Tính chất vật lý chung của kim loại là:
A. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim
D. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim lọai.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C. Do trong mạng tinh thể của kim loại có mặt các electron tự do.
16.5
Kim loại dẻo, màu trắng bạc, dẫn nhiệt tốt và có ứng dụng rộng rãi trong đời sống là:
A. Al B. Fe C. Ag D. Cu
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại
Lời giải chi tiết:
Đáp án A. Al có màu trắng bạc, dẻo, dẫn nhiệt tốt
16.6
a) Kim loại có các tính chất vật lý nào?
Tính chất vật lý của kim loại là: dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
b) Dựa vào các tính chất khác nhau của kim loại, em hãy nêu ứng dụng của một số kim loại trong đời sống và sản xuất.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại
Lời giải chi tiết:
a) Tính chất vật lý của kim loại là: dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
b) Kim loại đồng được sử dụng trong lĩnh vực làm cáp dây truyền tải điện
Nhôm, sắt được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ sản xuất ( như siêu nước, cuốc, xẻng,...)
Bạc, Vàng được sử dụng là trang sức do kim loại này dẻo nên dễ dát mỏng, dễ kéo sợi
16.7
Quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
a) Kim loại nào được dùng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng hay xây dựng công trình trên? Tại sao?
b) Hãy dự đoán tính chất hóa học của kim loại đó và đề xuất các thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán vừa nêu.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
a) Kim loại được sử dụng trong lĩnh vực trên là: Sắt
b) TCHH của kim loại đó là tính khử. Ta có thể dùng thí nghiệm cho đinh sắt vào dung dịch sulfuric acid
16.8
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các kim loại Zn, Al, Cu tác dụng với
a) oxygen (O2)
b) chlorine (Cl2)
c) dung dịch H2SO4 loãng;
d) dung dịc FeSO4
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
a) 2Zn + O2 \( \to \) 2ZnO
4Al + 3O2 \( \to \) 2Al2O3
2Cu + O2 \( \to \) 2CuO
b) Zn + Cl2 \( \to \) ZnCl2
2Al + 3Cl2 \( \to \) 2AlCl3
Cu + Cl2 \( \to \) CuCl2
c) Zn + H2SO4 \( \to \) ZnSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 \( \to \) Al2(SO4)3 + 3H2
d) Zn + FeSO4 \( \to \) ZnSO4 + Fe
2Al + 3FeSO4 \( \to \) Al2(SO4)3 + 3Fe
16.9
Em hãy tìm hiểu qua tài liệu học tập hoặc internet,…và cho biết:
a) Kim loại nào được dùng làm dây tóc bóng đèn sợi đốt. Vì sao người ta lại dùng kim loại đó làm dây tóc của bóng đèn sợi đốt?
b) Vì sao ngày nay người ta lại ít sử dụng bóng đèn sợi đốt mà chủ yếu dùng bóng đèn LED?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại
Lời giải chi tiết:
a) Kim loại được là sợi đốt bóng đèn là tungsten bởi vì nhiệt độ nóng chảy của tungsten cao nên chịu được nhiệt độ cao
b) Do bóng đèn sợi đốt có nhiệt độ cao nên sẽ nhanh hỏng và tiêu hao nhiều năng lượng, còn bóng đèn LED có tuổi thọ cao, tiêu hao ít năng lượng hơn, hơn nữa bóng đèn LED còn đảm bảo sức khỏe con người hơn bóng đèn sợi đốt
16.10
Em hãy cho biết những phát biểu dưới đây đúng hay sai bằng cách đánh dấu v vào bảng theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau |
v |
|
Các kim loại khác nhau sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau |
v |
|
Những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5g/cm3 là kim loại nhẹ như Na, K, Mg, Al,... |
v |
|
Đa số kim loại đều phản ứng được với dung dịch acid loãng ( HCl, H2SO4) và giải phóng khi hydrogen |
v |
|
Chỉ khi bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, các kim loại mới phản ứng với oxygen |
|
v |
- Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại trang 45, 46 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Giới thiệu về hợp kim trang 47, 48 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 49, 50 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo