Giải mục 1 trang 12, 13 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo>
Diện tích hình thang cong
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
KP1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 12 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = x + 1\). Với mỗi \(x \ge 1\), kí hiệu \(S\left( x \right)\) là diện tích của hình thang giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục hoành và hai đường thẳng vuông góc với \(Ox\) tại các điểm có hoành độ 1 và \(x\).
a) Tính \(S\left( 3 \right)\).
b) Tính \(S\left( x \right)\) với mỗi \(x \ge 1\).
c) Tính \(S'\left( x \right)\). Từ đó suy ra \(S\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\) trên \(\left[ {1; + \infty } \right)\).
d) Cho \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\). Chứng tỏ rằng \(F\left( 3 \right) - F\left( 1 \right) = S\left( 3 \right)\). Từ đó nhận xét về cách tính \(S\left( 3 \right)\) khi biết một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\).
Phương pháp giải:
a, b) Gọi các điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) là các đỉnh của hình thang như hình vẽ. Tính độ dài các cạnh \(AD\), \(BC\) và \(AB\), rồi sử dụng công thức tính diện tích hình thang \({S_{ABCD}} = \frac{{\left( {AD + BC} \right).AB}}{2}\) để tính \(S\left( 3 \right)\) ở câu a và \(S\left( x \right)\) ở câu b.
c) Sử dụng công thức đạo hàm để tính \(S'\left( x \right)\) và kết luận.
d) Tính nguyên hàm của \(f\left( x \right)\), sau đó tính \(F\left( 3 \right) - F\left( 1 \right)\), so sánh với \(S\left( 3 \right)\)
Lời giải chi tiết:
a) Gọi các điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) là các đỉnh của hình thang như hình vẽ. Dễ thấy rằng \(ABCD\) là hình thang vuông có hai đáy là \(AD\) và \(BC\), chiều cao là \(AB\).
Ta có \(AB = 3 - 1 = 2\), \(AD = 2\) và \(BC = 4\). Do đó diện tích hình thang \(ABCD\) là:
\(S\left( 3 \right) = \frac{{\left( {2 + 4} \right).2}}{2} = 6\).
b) Tương tự câu a, nhưng hoành độ của \(B\) là \(x\), ta suy ra tung độ của \(C\) là \(x + 1\).
Ta có \(AB = x - 1\), \(AD = 2\), \(BC = x + 1\). Do đó diện tích hình thang \(ABCD\) là:
\(S\left( x \right) = \frac{{\left( {AD + BC} \right).AB}}{2} = \frac{{\left( {2 + x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}}{2} = \frac{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 1} \right)}}{2} = \frac{{{x^2} + 2x - 3}}{2}\)
c) Ta có \(S'\left( x \right) = \frac{{2x + 2}}{2} = x + 1 = f\left( x \right)\). Vậy \(S\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\).
d) Do \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\), ta có:
\(F\left( x \right) = \int {f\left( x \right)dx} = \int {\left( {x + 1} \right)dx} = \frac{{{x^2}}}{2} + x + C\)
Suy ra \(F\left( 3 \right) = \frac{{{3^2}}}{2} + 3 + C = \frac{{15}}{2} + C\) và \(F\left( 1 \right) = \frac{{{1^2}}}{2} + 1 + C = \frac{3}{2} + C\)
Như vậy ta có \(F\left( 3 \right) - F\left( 1 \right) = \left( {\frac{{15}}{2} + C} \right) - \left( {\frac{3}{2} + C} \right) = 6 = S\left( 3 \right)\).
Do đó, để tính \(S\left( 3 \right)\) khi biết một nguyên hàm của \(f\left( x \right)\), ta thực hiện tính nguyên hàm \(F\left( x \right)\) của \(f\left( x \right)\), sau đó ta tính \(F\left( 3 \right)\) và \(F\left( 1 \right)\), từ đó tính được \(S\left( 3 \right) = F\left( 3 \right) - F\left( 1 \right)\).
TH1
Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 13 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Tính diện tích hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right) = {e^x}\), trục hoành, trục tung và đường thẳng \(x = 1\).
Phương pháp giải:
Tìm một nguyên hàm \(F\left( x \right)\) của hàm số \(f\left( x \right)\), sau đó sử dụng công thức để tính diện tích hình thang cong \(S = F\left( b \right) - F\left( a \right)\).
Lời giải chi tiết:
Ta có hàm số \(y = f\left( x \right) = {e^x}\) liên tục và dương trên đoạn \(\left[ {0;1} \right]\).
Ta có \(\int {f\left( x \right)dx} = \int {{e^x}dx} = {e^x} + C\), từ đó suy ra \(F\left( x \right) = {e^x}\) là một nguyên hàm của \(f\left( x \right) = {e^x}\).
Diện tích hình thang cong cần tính là: \(S = F\left( 1 \right) - F\left( 0 \right) = {e^1} - {e^0} = e - 1\).
- Giải mục 2 trang 14,15,16 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 3 trang 16,17,18 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 1 trang 20 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 2 trang 20 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 3 trang 20 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất có điều kiện Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phương trình mặt cầu Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng trong không gian Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phương trình mặt phẳng Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất có điều kiện Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phương trình mặt cầu Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng trong không gian Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phương trình mặt phẳng Toán 12 Chân trời sáng tạo