A. Hoạt động thực hành - Bài 80 : Em ôn lại những gì đã học


Giải Bài 80 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 62 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Chơi trò chơi “Đố bạn”

- Cùng nhau viết các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành và hình tròn. Nói cho nhau nghe cách tính.

- Em lấy một ví dụ rồi đố bạn thực hiện tính, chẳng hạn :

+ Tính diện tích hình tròn có bán kính 0,5cm.

+ Tính diện tích hình bình hành có đường cao 7dm, độ dài đáy 4dm.

Phương pháp giải:

Xem lại cách tính diện tích các hình đã cho rồi chơi theo hướng dẫn của thầy/cô giáo.

Lời giải chi tiết:

a) Cách tính diện tích các hình

• Diện tích hình tam giác : 

Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

\( S = \dfrac{a × h}{ 2}\)

• Diện tích hình thang:

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

\(S = \dfrac{(a + b) × h}{2}\)

• Diện tích hình bình hành:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

\(S = a × h\) 

• Diện tích hình tròn:

Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

\(S = r × r × 3,14\)

b) Một số ví dụ :

• Ví dụ 1 : Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 11cm và chiều cao tương ứng là 8cm.

Cách giải : 

Diện tích hình tam giác là đó là :  

               11 × 8 : 2 = 44 (cm2)

• Ví dụ 2 : Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 15cm và 12cm; chiều cao là 6cm.

Cách giải : 

Diện tích hình thang đó là : 

             (15 + 12) × 6 : 2 = 50 (cm2)

• Ví dụ 3 : Một hình bình hành có độ dài đáy 13dm và đường cao tương ứng là 9dm. Tính diện tích hình bình hành đó.

Cách giải :

Diện tích hình bình hành đó là :

             13 × 9 = 117 (dm2)

• Ví dụ 4 : Tính diện tích hình tròn có bán kính 5dm .

Cách giải :

Diện tích hình tròn đó là :

             5 × 5 × 3,14 = 31,4 (dm2

Câu 2

Cho hình bình hàng MNPQ (xem hình vẽ) có MN = 18cm, chiều cao KH = 9cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP.

Phương pháp giải:

- Diện tích tam giác KQP = QP × KH : 2.

- Diện tích hình bình hành MNPQ = QP × KH.

- Diện tích tam giác MKQ và KNP = Diện tích hình bình hành MNPQ \(-\) Diện tích tam giác KQP.

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình bình hành MNPQ là :

            18 × 9 = 162 (cm2)

Diện tích hình tam giác KQP là :

            18 × 9 : 2 = 81 (cm2)

Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là :

            162 – 81 = 81 (cm2)

Ta có : 81cm2 = 81cm2 .

Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP.

Câu 3

Cho hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn.

Phương pháp giải:

- Tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.

- Tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- Tính diện tích hình tam giác vuông ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.

- Tính diện tích phần đã tô màu ta lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình tam giác vuông.

Lời giải chi tiết:

Bán kính hình tròn là :

5 : 2 = 2,5 (cm)

Diện tích hình tròn là :

2,5 × 2,5 × 3,14 =  19,625 (cm2)

Diện tích hình tam giác ABC là : 

3 × 4 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần đã tô màu của hình tròn là :

         19,625 – 6 = 13,625 (cm2)

                             Đáp số: 13,625cm2.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.8 trên 61 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí