

Đề thi học kì 1 môn toán lớp 6 năm 2019 - 2020 phòng GDĐT Đống Đa
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn toán lớp 6 năm 2019 - 2020 phòng GDĐT Đống Đa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Bài 1 : (1 điểm)
1) Cho tập hợp A={x∈N|x<5}.A={x∈N|x<5}. Viết lại tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
2) Số 2340 có chia hết cho 2 và 3 không? Vì sao?
Bài 2 : (2 điểm) Thực hiện phép tính (hợp lý nếu có thể):
1) 56+33−2756+33−27
2) 15.41+15.5915.41+15.59
3) 78+(−43)+112+(−57)78+(−43)+112+(−57)
4) 32:4+[60−(12−7)2]32:4+[60−(12−7)2]
Bài 3 : (2 điểm) Tìm x∈Zx∈Z biết:
1) 3x−17=283x−17=28
2) 2(x+6)+12=722(x+6)+12=72
3) 15−|x|=715−|x|=7
4) (x+2)3−23=41(x+2)3−23=41
Bài 4 : (2 điểm)
Lễ dâng hương tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám dành cho học sinh giỏi cấp Thành phố có từ 150 đến 200 tham dự. Nếu xếp thành 5 hàng, 6 hàng, 9 hàng đều vừa đủ.
1) Tính số học sinh tham dự
2) Nếu xếp thành 6 hàng thì mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?
Bài 5 : (2,5 điểm) Trên tia OxOx lấy hai điểm A và B sao cho OA=3cm,OB=7cm.OA=3cm,OB=7cm.
1) Chứng tỏ điểm A nằm giữa hai điểm O và B
2) Tính độ dài đoạn thẳng AB
3) Trên tia đối của tia OxOx lấy điểm C sao cho OC=1cm.OC=1cm. Chứng tỏ A là trung điểm của đoạn thẳng BC.
Bài 6 : (0,5 điểm) Số nguyên tố pp chia cho 42 được số dư là r.r. Biết rr là hợp số. Tìm số dư r?r?
HẾT
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Bài 1 (TH):
Phương pháp
1) Liệt kê các số tự nhiên nhỏ hơn 5
2) Số có chữ số tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2
Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
Cách giải:
1) Cho tập hợp A={x∈N|x<5}.A={x∈N|x<5}. Viết lại tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
Ta có các số tự nhiên nhỏ hơn 5 là 0, 1, 2, 3, 4
Nên A={0;1;2;3;4}A={0;1;2;3;4}
2) Số 2340 có chia hết cho 2 và 3 không? Vì sao?
Số 2340 có chữ số tận cùng là 0 nên nó chia hết cho 2
Số 2340 có tổng các chữ số là 2+3+4+0=92+3+4+0=9 chia hết cho 3 nên nó chia hết cho 3
Vậy số 2340 chia hết cho cả 2 và 3.
Bài 2 (VD)
Phương pháp
1) Thực hiện phép tính từ trái qua phải
2) Sử dụng tính chất a.b+a.c=a.(b+c)a.b+a.c=a.(b+c)
3) Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp nhóm các số có tổng tròn trăm, tròn chục
4) Thực hiện theo thứ tự ()→[]()→[]
Và lũy thừa →→ nhân chia →→ cộng trừ
Cách giải:
1) 56+33−27=89−27=6256+33−27=89−27=62
2) 15.41+15.59=15.(41+59)15.41+15.59=15.(41+59) =15.100=1500=15.100=1500
3) 78+(−43)+112+(−57)78+(−43)+112+(−57)
=(78+112)+[(−43)+(−57)]=190+[−(43+57)]=190+(−100)=90
4) 32:4+[60−(12−7)2]
=32:4+(60−52)=32:4+(60−25)=8+35=43
Bài 3 (VD):
Phương pháp
Sử dụng qui tắc chuyển vế để đưa về dạng tìm x quen thuộc
Chú ý : |x|=a(a≥0) thì x=a hoặc x=−a
x3=a3 thì x=a.
Cách giải:
1) 3x−17=28
3x=28+173x=45x=45:3x=15
2) 2(x+6)+12=72
2(x+6)=72−122(x+6)=60x+6=60:2x+6=30x=30−6x=24
3) 15−|x|=7
|x|=15−7|x|=8
Suy ra x=8 hoặc x=−8.
4) (x+2)3−23=41
(x+2)3=41+23(x+2)3=64(x+2)3=43x+2=4x=4−2x=2
Bài 4 (VD):
Phương pháp
Đưa về bài toán tìm bội chung của 5, 6 và 9.
Kết hợp điều kiện từ 150 đến 200 học sinh để tìm ra số học sinh tham dự
Cách giải:
1) Tính số học sinh tham dự
Gọi số học sinh tham dự là x(x∈N∗)
Theo đề bài ta có x⋮5,x⋮6,x⋮9⇒x∈BC(5;6;9) và 150<x<200
Ta có : 6=2.3,9=32 nên BCNN(5;6;9)=2.32.5=90
Suy ra x∈BC(5;6;9)⇒x∈B(90)={0;90;180;240;...}
Mà 150<x<200 nên x=180.
Vậy có 180 học sinh tham dự
2) Nếu xếp thành 6 hàng thì mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?
Có 180 học sinh tham dự.
Nếu xếp thành 6 hàng thì mỗi hàng có số học sinh là:
180:6=30(học sinh)
Bài 5 (VD):
Phương pháp
1) Sử dụng : Nếu A, B cùng thuộc tia Ox và OA<OB thì A nằm giữa hai điểm O và B
2) Sử dụng : Nếu A nằm giữa hai điểm O và B thì OA+AB=OB
3) Chỉ ra AB=AC=BC2.
Cách giải:
Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA=3cm,OB=7cm.
1) Chứng tỏ điểm A nằm giữa hai điểm O và B
Trên tia Ox có hai điểm A và B, đồng thời OA<OB(3cm<4cm) nên A nằm giữa hai điểm O và B.
2) Tính độ dài đoạn thẳng AB
Vì A nằm giữa O và B (theo ý 1) nên OA+AB=OB ⇒AB=OB−OA ⇒AB=7−3=4cm
Vậy AB=4cm.
3) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm C sao cho OC=1cm. Chứng tỏ A là trung điểm của đoạn thẳng BC.
Vì hai tia OC,Ox đối nhau mà hai tia Ox,OA trùng nhau nên hai tia OC và OA đối nhau.
Suy ra O nằm giữa hai điểm C và A.
Nên AC=OA+OC =3+1=4cm
Do đó: AC=AB=4cm.
Nhận thấy OB và OC là hai tia đối nhau nên điểm O nằm giữa hai điểm B và C.
Suy ra BC=OB+OC =7+1=8cm
Từ đó ta có: AB=AC=BC2(=4cm) nên A là trung điểm của đoạn thẳng BC.
Bài 6 (VDC):
Phương pháp:
+ Biểu diễn số nguyên tố p theo số chia 42 và thương r.
+ Dựa vào định nghĩa số nguyên tố để lập luận và tìm các giá trị r thỏa mãn.
Cách giải:
Ta có p=42.a+r=2.3.7.a+r (a,r∈N;0<r<42)
Vì p là số nguyên tố nên r không chia hết cho 2;3;7.
Các hợp số nhỏ hơn 42 không chia hết cho 2 là 9;15;21;25;27;33;35;39
Loại bỏ các số chia hết cho 3 và 7 ta còn số 25.
Vậy r=25.
HẾT
Loigiaihay.com


- Giải đề thi học kì 1 toán lớp 6 năm 2020 - 2021 quận Tây Hồ
- Giải đề thi học kì 1 toán lớp 6 năm 2020 - 2021 phòng GD-ĐT Thị xã Bình Minh
- Giải đề thi học kì 1 toán lớp 6 năm 2020 - 2021 quận 12
- Giải đề thi học kì 1 toán lớp 6 năm 2020 - 2021 phòng GD Thành phố Huế
- Giải đề thi học kì 1 toán lớp 6 năm 2020 - 2021 phòng GD TP Hải Dương
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục