Bài 2. Quy trình trồng trọt trang 11, 12, 13. 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều>
Quan sát Hình 2.1 và cho biết: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cây trồng? Yếu tố nào không thể thay đổi, yếu tố nào có thể thay đổi? Quan sát Hình 2.2 và cho biết quy trình trồng trọt gồm những bước nào?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu hỏi tr 11
Mở đầu:
Quan sát Hình 2.1 và cho biết: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cây trồng? Yếu tố nào không thể thay đổi, yếu tố nào có thể thay đổi?
|
Phương pháp giải:
- Quan sát Hình 2.1, ta thấy một số yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến cây trồng như:
+ Nhiệt độ, độ ẩm
+ Lượng mưa
+ Đất
+ Dinh dưỡng
+ Thành phần khí quyển
+ Các vi sinh vật, cây cỏ dại
Lời giải chi tiết:
Ta thấy một số yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến cây trồng như:
+ Nhiệt độ, độ ẩm: ánh nắng mặt trời
+ Lượng mưa: H2O
+ Đất: thành phần và tính chất của đất
+ Dinh dưỡng: phân bón, các chất dinh dưỡng có trong đất
+ Thành phần khí quyển: CO2, O2
+ Các vi sinh vật, cây cỏ dại
- Các yếu tố không thể thay đổi: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng mặt trời, thành phần khí quyển.
- Các yếu tố có thể thay đổi: cấu trúc của đất và thành phần dinh dưỡng có trong đất, các vi sinh vật, cỏ dại.
Quan sát Hình 2.2 và cho biết quy trình trồng trọt gồm những bước nào?
|
- Quan sát Hình 2.2 và trả lời:
+ Làm đất và bón lót
+ Gieo trồng
+ Chăm sóc
+ Thu hoạch
Lời giải chi tiết:
+ Làm đất và bón lót
+ Gieo trồng
+ Chăm sóc: Tỉa, dặm cây; Làm cỏ, vun xới; Bón thúc; Tưới, tiêu nước; Phòng trừ sâu bệnh hại
+ Thu hoạch
Câu hỏi tr 12
Câu hỏi:
Vì sao làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng? |
Phương pháp giải:
Học sinh đọc lại mục 2.1 để trả lời
Lời giải chi tiết:
Làm đất trước khi gieo trồng có lợi cho cây trồng. Vì làm đất giúp cho đất tơi xốp, khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
1. Hãy nhận xét sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3. 2. Có thể sử dụng những công cụ nào để làm đất?
|
- Quan sát Hình 2.3, ta thấy:
1. Hình dạng đất thay đổi được xáo trộn từ dưới lên trên, các cục to đến nhỏ, từ phẳng cho đến tơi xốp, phẳng lì thành luống thẳng
2. Các công cụ được sử dụng để làm đất là: máy cày, máy bừa, máy tạo luống, trâu cày, bừa, cuốc, xẻng.
Lời giải chi tiết:
1. Hình dạng đất thay đổi:
Hình a: Cày đất: làm xáo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20 – 30 cm.
Hình b: Bừa và đập đất: làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng
Hình c: Lên luống: chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
2. Các công cụ được sử dụng để làm đất là: máy cày, máy bừa, máy tạo luống, trâu cày, bừa, cuốc, xẻng.
Hãy đưa ra biện pháp làm đất phù hợp cho một số cây trồng phổ biến ở địa phương em. |
Lời giải chi tiết:
- Quan sát thực tế ở địa phương sẽ thấy đa số các cây trồng đều được thực hiện các biện pháp làm đất: cày, bừa, lên luống. Ví dụ: cây lúa, cây ngô, cây hoa, cây su hào, cây rau cải
Vì sao cần bón lót trước khi gieo trồng? |
- Đọc mục 2.1 về Bón lót để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cần bón lót trước khi gieo trồng là vì nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
1. Thời vụ gieo trồng là gì? 2. Gieo trồng đúng thời vụ có lợi ích gì? |
- Học sinh cần đọc mục 2.2 để trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái niệm thời vụ gieo trồng
+ Nêu tác dụng của việc gieo trồng đúng thời vụ
Lời giải chi tiết:
1. Khái niệm: Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng.
2. Tác dụng: Gieo trồng đúng thời vụ đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao; tránh được các rủi ro về thời tiết, sâu bệnh.
Câu hỏi tr 13
Vận dụng:
1. Địa phương em có những thời vụ gieo trồng nào? 2. Hãy kể tên một số loại cây trồng được gieo trồng vào thời vụ đó. |
Phương pháp giải:
- Vận dụng từ thực tế ở địa phương để trả lời:
+ Vụ xuân hè;
+ Vụ hè thu;
+ Vụ đông xuân
- Quan sát Hình 2.4
Lời giải chi tiết:
1. Ở địa phương em có 3 vụ gieo trồng là:
+ Vụ xuân hè;
+ Vụ hè thu;
+ Vụ đông xuân
2. Một số loại cây trồng được gieo trồng vào thời vụ đó là:
+ Vụ xuân hè: lúa, ngô, cây cà chua, dưa chuột, bầu mướp, …
+ Vụ hè thu: cây ổi, cây vải, lúa, ngô, cà rốt
+ Vụ đông xuân: ngô, khoai, su hào, súp lơ, cải bắp, …
Trong Hình 2.5 có những phương thức gieo trồng nào? |
Quan sát Hình 2.5 và đọc mục 2.2, ta thấy có 3 phương thức gieo trồng: gieo hạt, trồng bằng hom, củ, trồng bằng cây con
- Quan sát hình 2.5, ta thấy có 3 phương thức gieo trồng:
Hình a: phương thức trồng bằng củ;
Hình b: phương thức gieo hạt
Hình c: phương thức trồng bằng cây con
Hình d: phương thức trồng bằng hom, cành.
Em hãy chọn lựa phương thức gieo trồng cho các loại cây sau đây: lúa, mía, ngô, sắn, cam, đỗ (đậu), … |
- Đọc lại mục 2.2, quan sát từ thực tế ở địa phương và kết hợp xem lại bảng sau để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Phương thức gieo trồng |
||
Gieo hạt |
Trồng bằng hom, củ |
Trồng bằng cây con |
Lúa, ngô, đậu (đỗ), bí, bầu, mướp, … |
Khoai, sắn, mía, rau ngót, rau muống, rau khoai lang, hoa hồng, |
Cam, quýt, nhãn, vải, cà phê, chè, … |
Em hãy lựa chọn hoạt động thích hợp với tình trạng cây trồng theo mẫu Bảng 2.1. |
- Đọc mục 2.3 và phân biệt thế nào là tỉa cây, dặm cây.
- Tỉa cây là tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu bệnh, chỗ có cây mọc dày.
- Dặm cây là tiến hành dặm vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.
- Quan sát Bảng 2.1 và phân tích bảng để hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
Tình trạng cây trồng |
Tỉa cây |
Dặm cây |
Cây yếu, bị sâu bệnh |
x |
|
Cây bị chết, không mọc |
|
x |
Cây mọc quá dày |
x |
|
Câu hỏi tr 14
Câu hỏi:
Quan sát Hình 2.6 và mô tả công việc làm cỏ (a), vun xới (b). |
Phương pháp giải:
- Quan sát Hình 2.6:
Hình a: làm cỏ: nhặt bỏ cỏ dại, diệt cỏ dại xen lẫn cây trồng.
Hình b: Vun xới: Cuốc thêm đất vào gốc cây, làm cho đất tơi xốp
Lời giải chi tiết:
Hình a: Làm cỏ: Ta sử dụng tay đã mang găng tay hoặc sử dụng dầm để nhặt bỏ cỏ dại, diệt cỏ dại xen lẫn cây trồng.
Hình b: Vun xới: Cuốc thêm đất vào gốc cây, làm cho đất tơi xốp
Em hãy hoàn thành Bảng 2.2 bằng cách lựa chọn lợi ích của việc làm cỏ và vun xới sao cho phù hợp. |
- Quan sát Hình 2.6 và liên hệ thực tế để làm bảng.
Hình a: làm cỏ: nhặt bỏ cỏ dại, diệt cỏ dại xen lẫn cây trồng.
Hình b: Vun xới: Cuốc thêm đất vào gốc cây, làm cho đất tơi xốp
Lời giải chi tiết:
Lợi ích |
Làm cỏ |
Vun xới |
Diệt cỏ dại mọc xen cây trồng |
X |
|
Cung cấp oxygen và tăng cường dinh dưỡng trong đất |
|
X |
Tạo khoảng không cho cây trồng phát triển |
X |
|
Làm cho đất tơi xốp |
|
X |
Giảm sâu bệnh |
X |
|
Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn |
|
X |
Quan sát Hình 2.7 và cho biết: Các thời điểm nào cần bón thúc cho lúa? Vì sao? |
- Quan sát Hình 2.7, ta thấy có 3 thời điểm cần bón thúc lúa:
+ Bón thúc lúa đẻ nhánh
+ Bón thúc lúa đón đồng
+ Bón thúc lúa nuôi hạt
Lời giải chi tiết:
- Quan sát Hình 2.7, ta thấy có 3 thời điểm cần bón thúc lúa:
+ Bón thúc đẻ nhánh
+ Bón thúc đón đòng
+ Bón thúc nuôi hạt.
Vì trong các thời điểm này cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Câu hỏi tr 15
Luyện tập:
1. Quan sát Hình 2.8 và cho biết các hình thức bón phân có trong hình.
2. So sánh ưu, nhược điểm của các hình thức bón phân theo mẫu Bảng 2.3.
|
Phương pháp giải:
1. Quan sát Hình 2.8 và đọc mục 2.3 trang 15, ta thấy có 4 hình thức bón phân
2. Đọc SGK và liên hệ thực tế để hoàn thành bảng
Lời giải chi tiết:
1. Căn cứ vào cách bón phân, có 4 hình thức bón phân:
Hình a: Bón theo hốc
Hình b: Bón theo hàng
Hình c: Bón phun qua lá
Hình d: Bón vãi
2. So sánh ưu, nhược điểm của các hình thức bón phân
Em hãy nêu các phương pháp tưới nước cho cây trồng. |
Đọc mục 2.3 phần Tưới nước để trả lời câu hỏi. Có 4 phương pháp tưới cho cây trồng:
+ Tưới tràn
+ Tưới rãnh
+ Tưới phun mưa
+ Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm
Lời giải chi tiết:
Có 4 phương pháp tưới cho cây trồng:
+ Tưới tràn: cho nước chảy tràn trên mặt ruộng.
+ Tưới rãnh: cho nước chảy vào rãnh, nước thấm vào luống tới rễ cây.
+ Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.
+ Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm: dùng hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ theo khoảng cách cây, nước trong ống sẽ đi qua lỗ nhỏ này thấm đến bộ rễ.
Câu hỏi tr 16
Luyện tập:
1. Hãy chỉ ra các phương pháp tưới trong Hình 2.9.
2. Phương pháp tưới nào tiết kiệm nước nhất? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 2.9 và đọc lại các phương pháp tưới nước trang 15 SGK, ta thâý:
Hình a: Tưới phun mưa
Hình b: Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm
Hình c: Tưới tràn
Hình d: Tưới rãnh
Lời giải chi tiết:
1. Quan sát Hình 2.9, ta thâý:
Hình a: Tưới phun mưa
Hình b: Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm
Hình c: Tưới tràn
Hình d: Tưới rãnh
2. Phương pháp tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước nhất. Vì: tưới nhỏ giọt hay tưới ngầm ta dùng hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ theo khoảng cách cây, nước trong ống sẽ đi qua lỗ nhỏ này thấm đến bộ rễ. Việc làm này sẽ tránh làm thất thoát mất nước.
Em hãy chọn phương pháp tưới thích hợp cho các loại cây sau: chè, lúa, rau cải, khoang lang, phong lan |
Liên hệ thực tế để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tưới theo rãnh: cây chè, cây khoai lang, cây chè
Tưới tràn: cây lúa
Tưới phun mưa: cây chè, cây rau cải, cây khoang lang, cây hoa phong lan
Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm: cây chè
Hãy đọc nội dung Phòng trừ sâu, bệnh hại và trả lời câu hỏi sau: 1. Có những nhóm biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào? 2. Có những biện pháp canh tác nào giúp phòng trừ sâu, bệnh hại? |
- Đọc nội dung Phòng trừ sâu bệnh hại, ta thấy có 4 biện pháp:
+ Biện pháp canh tác
+ Biện pháp vật lí, cơ giới
+ Biện pháp hóa học
+ Biện pháp sinh học
Lời giải chi tiết:
1. Đọc nội dung Phòng trừ sâu bệnh hại, ta thấy có 4 biện pháp:
+ Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
+ Biện pháp vật lí, cơ giới: bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới, …
+ Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
+ Biện pháp sinh học: sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng để phòng trừ sâu bệnh (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …).
2. Một số biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
Câu hỏi tr 17
Luyện tập:
1. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh trong Hình 2.10 thuộc nhóm biện pháp nào? 2. Nên ưu tiên sử dụng nhóm biện pháp nào? Vì sao? |
Phương pháp giải:
- Quan sát Hình 2.10 và đọc nội dung Phòng trừ sâu bệnh hại để trả lời.
- Ưu tiên sử dụng nhóm biện pháp canh tác, vật lí cơ giới và sinh học.
Lời giải chi tiết:
1. Quan sát Hình 2.10 và đọc nội dung Phòng trừ sâu bệnh hại để trả lời:
Biện pháp canh tác: xen canh (Hình b), giống lúa kháng bệnh bạc lá (Hình d)
Biện pháp vật lí, cơ giới: Bao quả (Hình c), bẫy dính màu vàng phòng trừ rầy, rệp (Hình g)
Biện pháp sinh học: bọ rùa ăn rệp hại cây trồng (Hình a)
Biện pháp hóa học: Phun thuốc trừ sâu hóa học (Hình e)
2. Nên ưu tiên sử dụng nhóm biện pháp canh tác, vật lí cơ giới và sinh học. Vì các biện pháp này không gây hại cho con người, cho sinh vật có lợi, cho môi trường.
Vận dụng:
1. Khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, người phun cần có những dụng cụ bảo hộ gì để đảm bảo an toàn cho bản thân? 2. Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, cần làm gì với dụng cụ phun, bình thuốc để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường? |
Phương pháp giải:
1. Quan sát Hình 2.10.e và liên hệ thực tế để trả lời: đeo khẩu trang, mặc quần dài, áo dài, đội mũ, ...
2. Liên hệ thực tế để trả lời: dụng cụ phun cần xử lí sạch sẽ, vứt bao bì thuốc trừ sâu đúng nơi quy định để không làm ô nhiễm môi trường.
Lời giải chi tiết:
1. Khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đi găng tay, giày, ủng, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ, …).
2. Sau khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, cần phải súc rửa bình phun, dụng cụ phun sạch sẽ, đổ nước thải và bao bì thuốc trừ sâu ra đúng nơi quy định để không gây ô nhiễm môi trường nước, đất.
Hãy đọc nội dung mục 2.4 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Ý nghĩa của việc thu hoạch đúng thời điểm là gì? 2. Có những cách nào để thu hoạch sản phẩm cây trồng? |
Phương pháp giải:
Đọc mục 2.4, ta thấy:
- Thu hoạch đúng thời điểm để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản.
- Có 4 cách thu hoạch nông sản: hái, cắt, nhổ, đào.
Lời giải chi tiết:
1. Ý nghĩa của thu hoạch đúng thời điểm: để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản, cần chú ý phải thu hoạch nhanh gọn và cẩn thận.
2. Tùy theo loại cây trồng mà co cách thu hoạch khác nhau: hái, nhổ, đào và cắt.
Câu hỏi tr 18
Luyện tập:
1. Quan sát Hình 2.11, nêu các phương pháp thu hoạch và cách thức thu hoạch cho từng loại cây trồng. 2. Thu hoạch bằng máy móc áp dụng hiệu quả nhất trong trường hợp nào? |
Phương pháp giải:
- Quan sát Hình 2.11, ta thấy có 2 phương pháp thu hoạch:
+ Thu hoạch thủ công
+ Thu hoạch cơ giới
- Thu hoạch bằng máy móc áp dụng cho các quy mô nông trại lớn.
Lời giải chi tiết:
1. Quan sát Hình 2.11, ta thấy có 2 phương pháp thu hoạch:
+ Hình a: Phương pháp thủ công: hái
+ Hình b: Phương pháp cơ giới: hái
+ Hình c: Phương pháp cơ giới: cắt
+ Hình d: Phương pháp cơ giới: nhổ
+ Hình e: Phương pháp thủ công: nhổ
+ Hình g: Phương pháp thủ công: cắt
2. Thu hoạch bằng máy móc áp dụng hiệu quả nhất trong trường hợp nông trại có quy mô lớn, tốn nhiều sức người.
Câu hỏi tr 19
Câu hỏi:
Em hãy đọc nội dung mục 3 và trả lời câu hỏi sau: 1. Thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây cải xanh là khi nào? 2. Loại đất nào thích hợp trồng cây cải xanh? 3. Nên bón lót trước khi trồng cải xanh với loại phân bón nào? 4. Các phương thức gieo trồng cây cải xanh là gì? 5. Nên thu hoạch cây cải xanh vào thời gian nào? 6. Phải xử lí đất như thế nào để trồng được đợt tiếp theo? |
Lời giải chi tiết:
- Đọc nội dung mục 3, trả lời:
1. Thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây cải xanh là vụ đông xuân.
2. Loại đất thích hợp trồng cây cải xanh: đất tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoạch đất chuyên dụng trồng rau.
3. Nên bón lót trước khi trồng cải xanh với loại phân bón hữu cơ với 0.8 – 1.2 kg/m2 thùng xốp.
4. Các phương thức gieo trồng cây cải xanh là gieo hạt hoặc trồng cây con lên đất trồng đã chuẩn bị sẵn, với khoảng cách từ 5 đến 10 cm.
5. Nên thu hoạch cây cải xanh vào thời gian sau khi trồng 20 ngày
6. Phải xử lí đất sau khi thu hoạch để trồng được đợt tiếp theo: cần nhặt hết rễ, phơi đất một ngày, bổ sung thêm đất và phân hữu cơ.
Để trồng và chăm sóc 10 m2 cây cải xanh trong thùng xốp cần: 2 gram hạt giống, 8 kg phân trùn quế, phun dịch trùn quế cho rau 4 lần mỗi lần 3 ml, 1 gói thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ sâu bệnh, chi phí khác là 30 000 đồng. Biết: giá hạt giống cải xanh là 20000 đồng/gói 20 gram, giá phân trùn quế là 6 000 đồng/kg, giá dịch trùn quế là 120 000 đồng/lít, giá thuốc trừ sâu sinh học là 45 000 đồng /gói. Hãy tính toán chi phí để trồng 10 m2 cây cải xanh theo mẫu Bảng 2.4 |
- Phân tích ví dụ để hoàn thành bảng 2.4
Câu hỏi tr 20
Vận dụng:
1. Hãy thực hiện việc trồng và chăm sóc cây cải xanh tại nhà. 2. Hãy lập kế hoạch và tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em. |
Phương pháp giải:
- HS thực hiện việc trồng và chăm sóc cây cải xanh tại nhà theo sách khoa.
- Kế hoạch :
+ Bước 1: Liệt kê vật tư, dụng cụ
+ Bước 2: Dự kiến kĩ thuật trồng và chăm sóc
+ Bước 3: Tính toán chi phí
Lời giải chi tiết:
- HS thực hiện việc trồng và chăm sóc cây cải xanh tại nhà theo sách khoa.
- Kế hoạch :
+ Bước 1: Liệt kê vật tư, dụng cụ:
* Thùng xốp đảm bảo thoát nước tốt.
* Hạt giống: có thể mua ở chợ hoặc siêu thị.
* Đất trồng: đất tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất chuyên dụng trồng rau.
* Phân hữu cơ: phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế, hoặc phân hữu cơ vi sinh, …
* Phân bón lá: dịch trùn quế, dịch cá, đậu tương ngâm, …
* Thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm tỏi - ớt – gừng, …
* Xẻng, dao, bình tưới phun, găng tay.
+ Bước 2: Dự kiến kĩ thuật trồng và chăm sóc
(1) Xác định thời vụ gieo trồng
(2) Chuẩn bị đất trồng
(3) Gieo trồng
(4) Chăm sóc
(5) Thu hoạch và trồng vụ tiếp theo.
+ Bước 3: Tính toán chi phí
Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phí phân bón + Chi phí thuốc bảo vệ thực vật + Chi phí khác
Trong đó: Chi phí = Số lượng x Đơn giá.
- Bài 3. Nhân giống cây trồng trang 21, 22, 23, 24 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều
- Bài 4. Giới thiệu chung về rừng trang 25, 26, 27 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều
- Bài 5. Trồng cây rừng trang 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều
- Bài 6. Chăm sóc cây rừng sau khi trồng trang 32, 33, 34 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều
- Bài 7. Bảo vệ rừng trang 35, 36, 37 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 2: Chăn nuôi và thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Ôn tập chủ đề 2: Chăn nuôi và thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao - Công nghệ 7 Cánh Diều
- Lý thuyết bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều