Bài 12. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao trang 61, 62, 63, 64, 65, 66 SGK Công nghệ 7 Cánh Diều


Em hãy cho biết sự khác biệt về vật liệu xây dựng ao nuôi thủy sản trong Hình 12.1 Em hãy nêu quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao ở Hình 12.2. Em hãy quan sát Hình 12.3 và chỉ rõ các hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 61

Mở đầu:

Em hãy cho biết sự khác biệt về vật liệu xây dựng ao nuôi thủy sản trong Hình 12.1

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 12.1, ta thấy: 

Hình 12.1a: Đất sét

Hình 12.1b: Xây ngăn thành các ô và đổ bê tông

Hình 12.1c: Kè đá

Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 12.1, ta thấy: 

Hình 12.1a: Đất sét

Hình 12.1b: Xây ngăn thành các ô và đổ bê tông

Hình 12.1c: Kè đá

Câu hỏi:

Em hãy nêu quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao ở Hình 12.2.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 12.2, ta thấy quy trình chăn nuôi cá nước ngọt gồm có 4 bước.

Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 12.2, ta thấy quy trình chăn nuôi cá nước ngọt gồm có 4 bước:

- Chuẩn bị ao nuôi

- Thả cá giống

- Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

   + Quản lí thức ăn

   + Quản lí chất lượng ao nuôi

   + Quản lí sức khỏe cá

- Thu hoạch

Luyện tập:

Em hãy quan sát Hình 12.3 và chỉ rõ các hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 12.3 kết hợp với quy trình nuôi cá để hoàn thành.

Lời giải chi tiết:

Hình 12.2a: Chuẩn bị ao nuôi: tháo cạn nước, vét bùn, phơi đáy và đắp bờ

Hình 12.2b: Bơm nước

Hình 12.2c:  Thả cá giống

Hình 12.2d: Sục oxy cho cá

Hình 12.2e: Cho cá ăn

Hình 12.2g: Thu hoạch cá

Câu hỏi tr 62

Câu hỏi:

Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc gì?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2.1 trang 62.

Lời giải chi tiết:

Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc:

Bước 1: Làm cạn nước trong ao

Bước 2: Làm vệ sinh xung quanh ao, lắp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn

Bước 3: Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao

Bước 4: Bón vôi để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Bước 5: Phơi đáy ao khoảng 2 -3 ngày

Bước 6: Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 - 50 cm. Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống.

Luyện tập:

Hãy mô tả các hoạt động cải tạo ao nuôi trong Hình 12.4

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 12.4 và đọc nội dung mục 2.1 phần cải tạo ao nuôi để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 12.4, ta thấy:

Hình 12.4a: Phơi đáy ao

Hình 12.4b: Làm vệ sinh xung quanh ao

Hình 12.4c: Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao

Hình 12.4d: Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Câu hỏi tr 63

Câu hỏi:

Vì sao nên ghép các loại cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2.2 phần nguyên tắc ghép các loài cá.

Lời giải chi tiết:

Nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn vì:

- Cá sống trong một ao sẽ có tập tính ăn khác nhau, không cạnh tranh thức ăn, tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”.

- Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Vận dụng:

Quan sát hình 12.5, cho biết vì sao các loại cá này có thể nuôi ghép được với nhau?

A picture containing diagramDescription automatically generated

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 12.5 và đọc nội dung mục 2.2 phần nguyên tắc ghép các loại cá để trả lời.

Lời giải chi tiết: 

Vì tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau, không cạnh tranh về thức ăn; tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có; chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Nên các loại cá này có thể nuôi ghép được với nhau.

Câu hỏi:

Khi thả cá giống, cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2.2, ta thấy có 5 yếu tố cần quan tâm:

- Nguyên tắc ghép các loài cá;

- Mùa vụ thả

- Mật độ thả;

- Yêu cầu chất lượng

- Cách thả

Lời giải chi tiết:

Khi thả cá giống, cần quan tâm đến 5 yếu tố:

- Nguyên tắc ghép các loài cá;

- Mùa vụ thả: vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3), vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 9)

- Mật độ thả: phụ thuộc vào hệ thống nuôi, trình độ quản lí, điều kiện chăm sóc.

- Yêu cầu chất lượng: cá khỏe, đều, không mang mầm bệnh; màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn.

- Cách thả: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới.

Câu hỏi:

Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc nào?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2.3 để trả lời.

Lời giải chi tiết: 

Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả gồm các công việc sau:

- Quản lí thức ăn cho cá: 

   + Loại thức ăn

   + Lượng thức ăn

   + Cách cho ăn

- Quản lí chất lượng nước ao nuôi

- Quản lí sức khỏe cá

Câu hỏi tr 64

Vận dụng:

Hãy tìm hiểu về thức ăn của một loại cá nước ngọt được nuôi phổ biến.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế. Các loại cá nước ngọt: cá chép, cá rô phi, …

Lời giải chi tiết:

Ví dụ thức ăn của một loại cá nước ngọt: 

Cá chép là loại động vật ăn tạp thức ăn của chúng thường là những sinh vật dưới nước hoặc côn trùng, đặc biệt người đi câu thường dùng ốc - là loại chúng ưa thích để làm mồi.

Vận dụng:

Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu. Cần xử lí như thế nào khi gặp hiện tượng này?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên mạng, liên hệ thực tế. 

- Nguyên nhân:

   + Ao nuôi thiếu oxy

   + Cá bị nhiễm khí độc

- Cách xử lí:

   + Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước.

   + Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ.

   + Tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng cá nổi đầu:       

+  Nguyên nhân:

- Ao nuôi thiếu oxy

- Cá bị nhiễm khí độc

+ Cách xử lí:

- Cần kiểm soát lượng oxy trong ao nuôi hợp lý bằng cách bố trí máy sục khí, máy thổi khí, quạt nước,… để tạo oxy hòa tan. Ngoài ra, có thể bơm thêm nước vào ao và có thể cho cá ngừng ăn tùy tình hình.

- Ngừng bón phân hữu cơ, phân chuồng vào ao nuôi. Nên sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao để kiểm soát các vi sinh vật trong ao và phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ dưới đáy ao. Ngoài ra, cần kiểm soát tốt tảo độc (tảo đỏ, tảo mắt, tảo xanh) bằng chế phẩm sinh học để tránh khiến tảo chết hàng loạt gây mất cân bằng môi trường nuôi

- Trường hợp cá bị nhiễm khí độc từ ao nuôi, cần ngưng việc bón phân chuồng, phân xanh,… xuống ao. Đồng thời tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc. Điều quan trọng nên bổ sung vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi thủy sản EcoClean AM để xử lý triệt để các khí độc H2S, NO2, NH3,… từ gốc.

- Trường hợp cá bị nhiễm độc do nước thải từ các khu công nghiệp thường khiến người nuôi không kịp trở tay, bằng chứng là có rất nhiều lồng bè nuôi cá chết hàng loạt trong thời gian vừa qua. Do vậy, khi có dấu hiệu khả nghi nên liên hệ với các chuyên gia trong khu vực để được hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi:
Khi nào thì nên thu tỉa, thu toàn bộ? Vì sao?
Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2.4, ta thấy có 2 hình thức thu hoạch:

Thu tỉa

Thu toàn bộ.

Lời giải chi tiết: 

Tùy theo chất lượng của cá mà ta chọn hình thức thu tỉa hay thu toàn bộ:

- Thu tỉa: thu những con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch nhằm giảm mật độ cả nuôi trong ao, con nhỏ để nuôi tiếp.

- Thu toàn bộ: khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá.

Câu hỏi tr 65

Câu hỏi:

Em hãy nêu các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 3, ta thấy có 3 bước chính:

Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ

Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc

Bước 3: Tính toán chi phí

Lời giải chi tiết:

Các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao:

Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ

Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ

Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc

- Thời vụ nuôi

- Chuẩn bị ao nuôi

- Thả giống

- Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

- Thu hoạch

Bước 3: Tính toán chi phí

Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phí thức ăn + Chi phí vôi bột + Chi phí chất xử lí môi trường + Chi phí điện, xăng dầu + Chi phí khác.

Trong đó, Chi phí = Số lượng x đơn giá

Câu hỏi:

1. Vì sao phải chuẩn bị tốt ao nuôi?

2. Em hãy nêu tác dụng của vôi bột trong quá trình chuẩn bị ao nuôi.

3. Khi lập kế hoạch nuôi cá rô phi, em cần lưu ý gì về mùa vụ thả cá?

4. Em hãy cho biết mật độ thả cá thích hợp khi nuôi cá rô phi.

5. Vì sao cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 3 và liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

1. Phải chuẩn bị tốt ao nuôi để loại bỏ chất thải và sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho cá rô phi nuôi.

2. Vôi bột có tác dụng cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh.

3. Cần lưu ý về mùa vụ thả cá: có thể thả quanh năm, tuy nhiên tránh màu lạnh.

4. Mật độ thả cá thích hợp khi nuôi cá rô phi: khoảng 3 – 5 con/ m2

5.  Cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi để: cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc.

Câu hỏi tr 66

Ví dụ:

Để nuôi một vụ cá rô phi trong ao có diện tích 1000 m2, cần: 3 000 con giống và sử dụng 4 000 kg thức ăn; 100 kg vôi bột cải tạo ao; chi phí điện, xăng dầu là 2 triệu đồng; chi phí chất xử lí môi trường là 2 triệu đồng; chi phí khác là 300 000 đồng. Biết giá cá giống là 1 000 đồng/con, giá thức ăn là 15 000 đồng/kg, giá vôi bột 5 000 đồng/kg. Hãy tính toán chi phí của vụ nuôi cá theo mẫu Bảng 12.1.

TableDescription automatically generated

Phương pháp giải:

Phân tích ví dụ 

Áp dụng công thức: 

Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phí thức ăn + Chi phí vôi bột + Chi phí chất xử lí môi trường + Chi phí điện, xăng dầu + Chi phí khác.

Trong đó, Chi phí = Số lượng x đơn giá

Lời giải chi tiết:

STT

Vật tư, đầu vào

Số lượng

Đơn vị tính

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1

Con giống

3 000

con

1 000

3 000 000

2

Thức ăn

4 000

kg

15 000

60 000 000

3

Vôi bột

100

kg

5 000

500 000

4

Chất xử lí môi trường

 

 

 

2 000 000

5

Điện, xăng dầu

 

 

 

2 000 000

6

Chi phí khác

 

 

 

300 000

Tổng chi phí

 67 800 000

Vận dụng:

Hãy lập kế hoạch tính toán chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thủy sản phổ biến ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ:

- Ao nuôi

- Vôi bột

- Cá giống

- Thức ăn công nghiệp

- Hóa chất xử lí trong môi trường

- Máy bơm, máy quạt nước, lưới kéo cá.

Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc

- Thời vụ nuôi: Vụ 1 từ tháng 2 đến tháng 3 (gọi là vụ xuân) và vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 9 (gọi là vụ thu).

- Ao nuôi: tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh, tu sửa bờ, vét bùn, rải vôi bột, phơi đáy rồi lấy nước vào ao

- Thả giống: mật độ thả: 1 con/3-4 m2 ao

- Chăm sóc , quản lí cá sau khi thả:

   + Thức ăn và cách cho ăn:  Ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều); sử dụng thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn 2-3% tổng lượng cá trong ao

   + Quản lí chất lượng ao nuôi: bổ sung nước sạch hằng tuần, sử dụng chế phẩm sinh học, dùng quạt nước khi cần

   + Quản lí sức khỏe cá: thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Khi cá có dấu hiệu bị bệnh, liên hệ ngay với cán bộ thủy sản.

   + Thu hoạch: sau 8 tháng.

Bước 3: Tính toán chi phí

- Nuôi một vụ cá chép trong ao có diện tích 1000 m2 cần:

- 350 con giống và sử dụng 4 tấn thức ăn/năm

- 100kg vôi bột cải tạo ao

- Chi phí điện, xăng dầu 2 triệu đồng

- Chi phí chất xử lí môi trường 2 triệu đồng

- Chi phí khác 300 nghìn đồng

- Giá cá giống là 90 nghìn đồng/con (50 con/1kg)

- Giá thức ăn 15 nghìn đồng/kg

- Giá vôi bột 5000 đồng/kg

- Chi phí của vụ nuôi cá = (350.50.90) + 4000.15 + 100.5 + 2000+ 2000+ 300 = 65 430 000 đồng.


Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí