Giải Bài 7: Con muốn làm một cái cây VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Gạch dưới vị ngữ của mỗi câu dưới đây. Vị ngữ của mỗi câu tìm được ở bài tập 1 cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu trong đoạn văn dưới đây. Viết 2 – 3 câu về nội dung tranh. Gạch dưới vị ngữ của mỗi câu. Dựa vào kết quả bài tập 4, đặt câu hỏi cho vị ngữ của mỗi câu. Văn bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm gì. Việc sử dụng sản phẩm đó chia làm mấy bước. Ghi lại cách sử dụng một đồ gia dụng mà em đã trao đổi với người thân.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Luyện từ và câu
Câu 1:
Đề bài:
Gạch dưới vị ngữ của mỗi câu dưới đây:
a. Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh.
b. Cà Mau là tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.
c. Chú bộ đội biên phòng đi tuần tra biên giới.
d. Tôi yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn và xác định vị ngữ.
Lời giải chi tiết:
a. Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh.
b. Cà Mau là tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.
c. Chú bộ đội biên phòng đi tuần tra biên giới.
d. Tôi yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam.
Câu 2
Vị ngữ của mỗi câu tìm được ở bài tập 1 cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? Đánh dấu v vào ô trong bảng dưới đây:
Chức năng của vị ngữ |
Câu a |
Câu b |
Câu c |
Câu d |
Nêu đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ. |
|
|
|
|
Nêu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ. |
|
|
|
|
Giới thiệu về đối tượng được nói ở chủ ngữ. |
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chức năng của vị ngữ |
Câu a |
Câu b |
Câu c |
Câu d |
Nêu đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ. |
v |
|
|
|
Nêu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ. |
|
|
v |
v |
Giới thiệu về đối tượng được nói ở chủ ngữ. |
|
v |
|
|
Câu 3
Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu trong đoạn văn dưới đây:
(đỏ ngầu phù sa, ì oạp đêm ngày, là món quà sông trao cho đồng ruộng, chồm lên vỗ bờ, chảy lững lờ)
Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông....................... Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng......................... Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng................ Hết mùa lũ, sông............................... Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa................................
(Theo Phan Đức Lộc)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và tìm vị ngữ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông đỏ ngầu phù sa. Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng ì oạp đêm ngày. Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng chồm lên vỗ bờ. Hết mùa lũ, sông chảy lững lờ. Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa là món quà sông trao cho đồng ruộng.
Câu 4
Viết 2 – 3 câu về nội dung tranh. Gạch dưới vị ngữ của mỗi câu.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh, viết câu phù hợp và xác định vị ngữ của câu.
Lời giải chi tiết:
Mọi người đang hăng hái làm việc. Ai nấy đều bận rộn với công việc riêng của mình.
Câu 5
Dựa vào kết quả bài tập 4, đặt câu hỏi cho vị ngữ của mỗi câu.
Phương pháp giải:
Em tiến hành đặt câu hỏi cho vị ngữ của mỗi câu.
Lời giải chi tiết:
Mọi người đang làm gì?
Ai nấy như thế nào?
Viết
Câu 1:
Đề bài:
Đọc văn bản ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 33 – 34) và trả lời câu hỏi.
a. Văn bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm gì?
b. Việc sử dụng sản phẩm đó chia làm mấy bước?
c. Trong mỗi bước, sản phẩm đó được sử dụng như thế nào? Nối tên công việc tương ứng với từng bước sử dụng sản phẩm.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ văn bản hướng dẫn để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Văn bản trên hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện.
b. Việc sử dụng nồi cơm điện chia làm 3 bước.
c. Trong mỗi bước, sản phẩm đó được sử dụng theo một cách riêng:
Câu 2
Theo em, cần ghi nhớ những điều gì khi viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm?
Phương pháp giải:
Em ghi lại những điều cần ghi nhớ khi viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm.
Lời giải chi tiết:
Cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm:
- Hướng dẫn rõ các bước sử dụng sản phẩm.
- Trong mỗi bước, nêu rõ những việc cần làm.
Vận dụng
Ghi lại cách sử dụng một đồ gia dụng mà em đã trao đổi với người thân.
Phương pháp giải:
Em chia sẻ với người thân về cách sử dụng nồi cơm điện hoặc một số đồ gia dụng khác và ghi lại.
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc
- Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....
- Trong khi sử dụng:
Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.
+ Sử dụng các nút bấm trên thân máy để lựa chọn chế độ sấy phù hợp.
+ Không nên sấy tóc ngay sau khi vừa gội đầu xong. Tốt nhất nên lau khô tóc bằng khăn mềm trước rồi mới sấy.
+ Nên sử dụng tốc độ thấp nhất khi sấy khô tóc, tầm 57 độ là tốt nhất. N
Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.
Nên để máy cách xa tóc từ 15-20cm và để máy nghiêng một góc từ 30-45 độ để tránh luồng hơi nóng từ máy trực tiếp tác động đến tóc.
Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.
Để tóc luôn thẳng mềm và óng mượt, tốt nhất không nên tập trung sấy một chỗ quá lâu mà nên sấy đều xung quanh theo từng phần (đoạn) tóc.
Lưu ý:
+ Đa phần các loại mấy sấy tóc có trang bị bộ phận bảo vệ chống quá nhiệt, sẽ tự động tắt khi máy quá nóng. Lúc xảy ra tình trạng này, nên tắt máy, tháo phích điện và để máy nguội trong vài phút rồi mới sử dụng lại.
Bước 4: Tắt máy.
Bấm các nút bấm về vị trí ban đầu.
- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy
Dùng bàn chải vệ sinh bộ phận thổi khí và bộ phận hút khí mỗi tháng một lần vì bụi bẩn hay tóc mắc kẹt lại sẽ làm giảm hiệu suất làm khô hay sấy, dễ gây hư hỏng máy.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống