Giải Bài 11: Sáng tháng Năm VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và thành phần được thêm vào của mỗi câu dưới đây. Thành phần thêm vào mỗi câu của bài tập 1 bổ sung thông tin gì cho câu? Nhận xét các thành phần được thêm vào. Xác định trạng ngữ của các câu sau và cho biết mỗi trạng ngữ bổ sung thông tin gì cho câu. Đặt một câu có thành phần trạng ngữ. Không nhìn sách, điền những từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống dưới đây.
Luyện từ và câu
Câu 1:
Đề bài:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và thành phần được thêm vào của mỗi câu dưới đây:
Câu |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Thành phần được thêm vào |
Để tìm đường cứu nước, Bác đã đi khắp năm châu, bốn biển. |
|
|
|
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. |
|
|
|
Trong Phủ Chủ tịch, vườn cây Bác Hồ xanh tốt quanh năm. |
|
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc các câu và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Thành phần được thêm vào |
Để tìm đường cứu nước, Bác đã đi khắp năm châu, bốn biển. |
Bác |
đã đi khắp năm châu, bốn biển. |
Để tìm đường cứu nước |
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. |
Bác Hồ |
đọc Tuyên ngôn Độc lập. |
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 |
Trong Phủ Chủ tịch, vườn cây Bác Hồ xanh tốt quanh năm. |
vườn cây Bác Hồ |
xanh tốt quanh năm. |
Trong Phủ Chủ tịch |
Câu 2
Thành phần thêm vào mỗi câu của bài tập 1 bổ sung thông tin gì cho câu?
Câu |
Thông tin bổ sung |
Để tìm đường cứu nước, Bác đã đi khắp năm châu, bốn biển. |
|
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. |
|
Trong Phủ Chủ tịch, vườn cây Bác Hồ xanh tốt quanh năm. |
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Thông tin bổ sung |
Để tìm đường cứu nước, Bác đã đi khắp năm châu, bốn biển. |
Bổ sung thông tin mục đích |
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. |
Bổ sung thông tin thời gian |
Trong Phủ Chủ tịch, vườn cây Bác Hồ xanh tốt quanh năm. |
Bổ sung thông tin nơi chốn |
Câu 3
Nhận xét các thành phần được thêm vào.
a. Về vị trí (Đứng trước hay sau chủ ngữ và vị ngữ?)
b. Về dấu hiệu ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ
Ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng.....................
Phương pháp giải:
Em nhận xét các thành phần được thêm vào các câu ở cột B của bài tập 1.
a. Về vị trí: Đứng trước hay sau chủ ngữ và vị ngữ?
b. Về dấu hiệu ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ: ngăn cách bằng dấu câu nào.
Lời giải chi tiết:
a. Về vị trí: đứng đầu câu.
b. Ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy.
Câu 4
Xác định trạng ngữ của các câu sau và cho biết mỗi trạng ngữ bổ sung thông tin gì cho câu.
Câu |
Trạng ngữ |
Thông tin mà trạng ngữ bổ sung |
Năm 938, trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán. |
năm 938 |
Thời gian |
trên sông Bạch Đằng |
|
|
Sau chiến thắng oanh liệt đó, ông lên ngôi vua và chọn Cổ Loa làm kinh đô. |
|
|
Ngày nay, đền thờ và lăng Ngô Quyền ở thị xã Sơn Tây đã trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng. |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, tìm các trạng ngữ và cho biết mỗi trạng ngữ bổ sung thông tin gì: nơi chốn, thời gian, mục đích.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Trạng ngữ |
Thông tin mà trạng ngữ bổ sung |
Năm 938, trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta đánh bại quân Nam Hán. |
năm 938 |
Thời gian |
trên sông Bạch Đằng |
Nơi chốn |
|
Sau chiến thắng oanh liệt đó, ông lên ngôi vua và chọn Cổ Loa làm kinh đô. |
Sau chiến thắng oanh liệt đó |
Thời gian |
Ngày nay, đền thờ và lăng Ngô Quyền ở thị xã Sơn Tây đã trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng. |
Ngày nay |
Thời gian |
Câu 5
Đặt một câu có thành phần trạng ngữ.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ngày mai, em sẽ cùng gia đình về quê.
Viết
Câu 1:
Đề bài:
Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để phát hiện lỗi.
Lỗi cụ thể |
Sửa lại từng lỗi |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài làm, lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lại những nhận xét cần chỉnh sửa vào bảng.
Gợi ý:
- Câu chuyện em kể có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng không?
- Những chi tiết về nhân vật lịch sử có đúng với câu chuyện em đã được đọc, được nghe không?
- Việc sắp xếp các chi tiết trong câu chuyện có hợp lí không?
- Bài làm có mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả không?
Lời giải chi tiết:
Em đọc lại bài làm, lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lại những nhận xét cần chỉnh sửa vào bảng.
Gợi ý:
- Câu chuyện em kể có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng không?
- Những chi tiết về nhân vật lịch sử có đúng với câu chuyện em đã được đọc, được nghe không?
- Việc sắp xếp các chi tiết trong câu chuyện có hợp lí không?
- Bài làm có mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả không?
Câu 2
Viết lại câu hoặc đoạn văn trong bài của em cho hay hơn.
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết lại câu hoặc đoạn văn trong bài của em cho hay hơn sau khi phát hiện lỗi.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành viết lại câu hoặc đoạn văn trong bài của em cho hay hơn sau khi phát hiện lỗi.
Vận dụng
Không nhìn sách, điền những từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống dưới đây. Sau đó, đọc bài thơ Sáng tháng Năm cho người thân nghe.
Vui sao một sáng ...........
Đường về ........ lên thăm..........
Suối dài .............
Bốn phương lồng lộng .................
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết...........
.................ngây thơ
Nó đi tìm thóc..................
Lát rồi, chim nhé................
Bác Hồ.......................
Bàn tay..........................
.........................ấm vào da vào lòng
Bác ngồi đó,.........................
Trời xanh biển rộng ........................
Phương pháp giải:
Em dựa vào trí nhớ của bản thân về bài thơ Sáng tháng năm, điền từ ngữ còn thiếu và đọc cho người thân nghe.
Lời giải chi tiết:
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non....
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống