Giải Bài 3: Ông Bụt đã đến VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần. Từ kết quả bài tập 1, xếp thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai của mỗi câu vào nhóm thích hợp. Đánh dấu v vào ô trong bảng dưới đây. Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1. Thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu. Viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông Bụt đã đến.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Luyện từ và câu
Câu 1:
Đề bài:
Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần.
Câu |
Thành phần thứ nhất |
Thành phần thứ hai |
M: Ông Bụt đã cứu con. |
Ông Bụt |
đã cứu con |
Nắng mùa thu vàng óng. |
|
|
Nhành lan ấy rất đẹp. |
|
|
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca. |
|
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Thành phần thứ nhất |
Thành phần thứ hai |
M: Ông Bụt đã cứu con. |
Ông Bụt |
đã cứu con |
Nắng mùa thu vàng óng. |
Nắng mùa thu |
vàng óng. |
Nhành lan ấy rất đẹp. |
Nhành lan ấy |
rất đẹp. |
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca. |
Nhạc sĩ Văn Cao |
là tác giả bài hát Tiến quân ca. |
Câu 2
Từ kết quả bài tập 1, xếp thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai của mỗi câu vào nhóm thích hợp. Đánh dấu v vào ô trong bảng dưới đây.
Câu |
Thành phần thứ nhất |
Thành phần thứ hai |
||||
Người |
Vật |
Hiện tượng |
Hoạt động, trạng thái |
Đặc điểm |
Giới thiệu, nhận xét |
|
M: Ông Bụt đã cứu con. |
v |
|
|
v |
|
|
Nắng mùa thu vàng óng. |
|
|
|
|
|
|
Nhành lan ấy rất đẹp. |
|
|
|
|
|
|
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca. |
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Em dựa vào kết quả bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2 để suy nghĩ và xếp vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Thành phần thứ nhất |
Thành phần thứ hai |
||||
Người |
Vật |
Hiện tượng |
Hoạt động, trạng thái |
Đặc điểm |
Giới thiệu, nhận xét |
|
M: Ông Bụt đã cứu con. |
v |
|
|
v |
|
|
Nắng mùa thu vàng óng. |
|
|
v |
|
v |
|
Nhành lan ấy rất đẹp. |
|
v |
|
|
v |
|
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca. |
v |
|
|
|
|
v |
Câu 3
Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1.
Câu |
Câu hỏi cho thành phần thứ nhất |
Câu hỏi cho thành phần thứ hai |
M: Ông Bụt đã cứu con. |
Ai đã cứu con? |
Ông Bụt làm gì? |
Nắng mùa thu vàng óng. |
|
|
Nhành lan ấy rất đẹp. |
|
|
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca. |
|
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu |
Câu hỏi cho thành phần thứ nhất |
Câu hỏi cho thành phần thứ hai |
M: Ông Bụt đã cứu con. |
Ai đã cứu con? |
Ông Bụt làm gì? |
Nắng mùa thu vàng óng. |
Cái gì vàng óng? |
Nắng mùa thu như thế nào? |
Nhành lan ấy rất đẹp. |
Cái gì rất đẹp? |
Nhành lan ấy như thế nào? |
Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca. |
Ai là tác giả bài hát Tiến quân ca? |
Nhạc sĩ Văn cao là ai? |
Câu 4
Thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu.
a. Chú chim sơn ca................................................
b....................................chìm vào giấc ngủ say.
c. Vườn hồng ...............................................
d............................................nằm phơi nắng bên thềm.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Chú chim sơn ca đang hót líu lo trên cành.
b. Em bé đã chìm vào giấc ngủ say.
c. Vườn hồng đang khoe sắc thắm.
d. Con mèo đang nằm phơi nắng bên thềm.
Câu 5
Dùng gạch chéo để ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ của mỗi câu dưới đây:
M: Tiếng dương cầm/ ngân vang từ căn gác nhỏ.
a. Mùa xuân tươi đẹp đã về trên bản nhỏ.
b. Tây Nguyên có những cánh rừng già trùng điệp.
c. Du khách rất thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa ở Đà Lạt.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn và sử dụng kiến thức về chủ ngữ và vị ngữ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Mùa xuân tươi đẹp/ đã về trên bản nhỏ.
b. Tây Nguyên/ có những cánh rừng già trùng điệp.
c. Du khách/ rất thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa ở Đà Lạt.
Viết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.
Câu 1:
Dựa vào các ý đã tìm ở trang 9, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở trang 9.
Lời giải chi tiết:
Bà ngoại là người mà em rất yêu quý. Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe. Những câu chuyện của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn em từ thuở còn thơ bé. Em rất yêu mến và kính trọng bà. Mỗi lần sang nhà bà, em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.
Câu 2
Ghi lại các lỗi cần sửa trong đoạn văn của em (nếu có).
Phương pháp giải:
Em ghi lại các lỗi cần sửa trong đoạn văn của em (nếu có).
Gợi ý:
- Cách sắp xếp ý trong đoạn văn.
- Cách nêu những cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm,... của người gần gũi, thân thiết khiến em có tình cảm, cảm xúc.
- Cách chọn từ ngữ, cách viết câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
Em ghi lại các lỗi cần sửa trong đoạn văn của em (nếu có) dựa vào gợi ý.
Vận dụng
Viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông Bụt đã đến.
Phương pháp giải:
Em nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện: Ông nhạc sĩ trong câu chuyện là một người rất tốt bụng và ấm áp. Khi Mai làm gãy nhành hoa, mặc dù ông biết nhưng ông không hề trách mắng Mai. Ngược lại ông còn hóa thân thành ông Bụt, mua một chậu lan mới thay cho chậu lan cũ để hoàn thành mong ước của Mai một cách thầm lặng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống