Bài 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7 trang 17 SBT Vật lí 10 >
Giải bài 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7 trang 17 sách bài tập vật lý 10. Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều ?
5.3.
Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động của con ngựa trong chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định.
B. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi quạt đang quay.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi máy bay đang bay thẳng đều đối với người dưới đất.
D. Chuyển động của chiếc ống bương chứa nước trong cái cọn nước.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều: chuyển động tròn đều là chuyển động có quĩ đạo là đường tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau
Lời giải chi tiết:
Vì chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi máy bay đang bay thẳng đều đối với người dưới đất không có quĩ đạo là đường tròn
Chọn đáp án C
5.4.
Câu nào sai ?
Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. đặt vào vật chuyển động tròn.
B. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
C. có độ lớn không đổi.
D. có phương và chiều không đổi.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về gia tốc hướng tâm: độ lớn gia tốc hướng tâm không đổi, nhưng phương và chiều thì thay đổi (trùng với bán kính và hướng vào tâm quĩ đạo).
Lời giải chi tiết:
Vì độ lớn gia tốc hướng tâm không đổi, nhưng phương và chiều thì thay đổi (trùng với bán kính và hướng vào tâm quĩ đạo)
Chọn đáp án D
5.5.
Chỉ ra cặp công thức đúng, liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài và giữa gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều.
A.\(v = \omega r;{a_{ht}} = {v^2}r\)
B.\(v = \displaystyle{\omega \over r};{a_{ht}} = {{{v^2}} \over r}\)
C.\(v = \omega r;{a_{ht}} = \displaystyle{{{v^2}} \over r}\)
D. \(v = \displaystyle{\omega \over r};{a_{ht}} = {v^2}r\)
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức:
\(\begin{array}{l}v = \omega .r\\{a_{ht}} = {\omega ^2}.r = \dfrac{{{v^2}}}{r}\end{array}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}v = \omega .r\\{a_{ht}} = {\omega ^2}.r = \dfrac{{{v^2}}}{r}\end{array}\)
Chọn đáp án C
5.6.
Tìm các cặp công thức đúng, liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kì T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều.
A.\(\omega = \displaystyle{{2\pi } \over T};\omega = 2\pi f\)
B.\(\omega = 2\pi T;\omega = 2\pi f\)
C.\(\omega = 2\pi T;\omega = \displaystyle{{2\pi } \over f}\)
D. \(\omega = \displaystyle{{2\pi } \over T};\omega = {{2\pi } \over f}\)
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = 2\pi f\)
Lời giải chi tiết:
Vì \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = 2\pi f\)
Chọn đáp án A
5.7.
Tốc độ góc ω của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu ?
A. ω ≈ 7,27.10-4 rad/s.
B. ω ≈ 7,27. 10-5 rad/s.
C. ω ≈ 6,20.10-6 rad/s.
D. ω ≈ 5,42.10-5 rad/s.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T}\)
Lời giải chi tiết:
Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là:
1 ngày = 24 h = 24.3 600 = 86 400 s
Suy ra \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} \\= \dfrac{{2\pi }}{{86400}} = {7,27.10^{ - 5}}(rad/s)\)
Chọn đáp án B
Loigiaihay.com
- Bài 5.8 trang 18 SBT Vật lí 10
- Bài 5.9 trang 18 SBT Vật lí 10
- Bài 5.10 trang 18 SBT Vật lí 10
- Bài 5.11 trang 18 SBT Vật lí 10
- Bài 5.12 trang 18 SBT Vật lí 10
>> Xem thêm