Bài 10.19, 10.20, 10.21, 10.22, 10.23 trang 27,28 SBT Vật lí 10 >
Giải bài 10.19, 10.20, 10.21, 10.22, 10.23 trang 27,28 sách bài tập vật lý 10. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niu-tơn
10.19.
Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niu-tơn
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về hai lực trực đối (lực và phản lực):
- Tác dụng vào hai vật khác nhau
- Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn
Lời giải chi tiết:
Sử dụng lí thuyết về hai lực trực đối (lực và phản lực):
- Tác dụng vào hai vật khác nhau
- Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn
Chọn đáp án B
10.20.
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật III Niu ton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Lời giải chi tiết:
Theo định luật III Niu ton, viên đá tác dụng lên kính một lực và kính cũng tác dụng lại viên đá một lực, hai lực bằng nhau về độ lớn
Chọn đáp án B
10.21.
Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào ?
A. Không đẩy gì cả.
B. Đẩy xuống.
C. Đẩy lên.
D. Đẩy sang bên.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật III Niu ton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Lời giải chi tiết:
Theo định luật III Niu ton, người đẩy xuống sàn nhà một lực thì sàn nhà cũng đẩy lên một lực
Chọn đáp án C
10.22.
Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe.
B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật III Niu ton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Lời giải chi tiết:
Theo định luật III Niu ton, khi con ngựa kéo xe con ngựa tác dụng xuống mặt đường một lực, mặt đường tác dụng ngược trở lại con ngựa một lực làm con ngựa di chuyển về phía trước.
Chọn đáp án D
10.23.
Hai chị em cùng đi giày trượt (H.10.1). Chị nặng hơn em. Khi chị kéo đầu dây thì:
A. Em đứng yên, chị tiến về phía em
B. Chị đứng yên, em tiến về phía chị
C. Hai chị em cùng tiến lại gần nhau, em đi được quãng đường dài hơn
D. Hai chị em cùng tiến lại gần nhau, chị đi được quãng đường dài hơn
Phương pháp giải:
- Sử dụng định luật III Niu ton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
- Sử dụng định luật II Niuton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Lời giải chi tiết:
Theo định luật III Niu ton, chị tác dụng vào em và em cũng tác dụng lại chị một lực, hai lực có độ lớn bằng nhau. Vì vậy hai chị em đều tiến lại gần nhau
Theo định luật II Niu ton, dưới cùng một lực tác dụng vật nào có khối lượng nhỏ hơn thì có gia tốc lớn hơn. Vì vậy người em nhẹ hơn người chị nên có gia tốc lớn hơn, vận tốc tăng nhanh, đi được quãng đường dài hơn.
Chọn đáp án C
Loigiaihay.com
- Bài 10.24, 10.25, 10.26 trang 28,29 SBT Vật lí 10
- Bài 10.14, 10.15, 10.16, 10.17, 10.18 trang 27 SBT Vật lí 10
- Bài 10.9, 10.10, 10.11, 10.12, 10.13 trang 26 SBT Vật lí 10
- Bài 10.6, 10.7, 10.8 trang 26 SBT Vật lí 10
- Bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5 trang 25 SBT Vật lí 10
>> Xem thêm