Đề thi học kì 2 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Hàn xì là một trong những công nghệ hàn rất phổ biến, nhiệt lượng tỏa ra để hàn, cắt kim loại dựa trên phản ứng cháy của chất X (nhiệt độ tạo ra gần 3000oC). Chất X được tạo ra từ đất đèn. Chất X có công thức phân tử là

  • A.
    C2H4.
  • B.
    C2H6.
  • C.
    CH4.
  • D.
    C2H2.
Câu 2 :

Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch bromine ở điều kiện thường?

  • A.
    propane.
  • B.
    propylene.
  • C.
    propyne.
  • D.
    styrene.
Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của các chất (ở điều kiện thường) không đúng?

  • A.
    Acetylene là chất khí, không màu, nặng hơn không khí.
  • B.
    Hexane nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
  • C.
    Nhiệt độ sôi của methane nhỏ hơn ethane.
  • D.
    Hex-1-ene là chất lỏng, không tan trong nước.
Câu 4 :

Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 500C, tạo thành chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

  • A.
    X là nitrobenzene.
  • B.
    X là chất lỏng, sánh như dầu.
  • C.
    X có màu vàng.    
  • D.
    Công thức phân tử của X là C6H5NO3.
Câu 5 :

Khi cho propene (CH2=CH–CH3) tác dụng với HCl, theo qui tắc Makovnikov thì sản phẩm chính là

  • A.
    CH3-CHCl-CH3.    
  • B.

    CH3-CH2-CH2Cl.     

  • C.

    CH3-CH2-CHCl2.

  • D.
    CH3-CCl2-CH3.
Câu 6 :

Phenol và ethanol đều tác dụng được với chất nào sau đây?

  • A.
    dung dịch NaCl.
  • B.
    dung dịch NaOH.
  • C.
    nước bromine.
  • D.
    Na.
Câu 7 :

Việc sử dụng bia rượu ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động, Việt Nam nằm trong những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới. Uống rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông, ngoài ra việc uống rượu bia còn làm con người không giữ được sự bình tĩnh, dễ gây gỗ, sử dụng rượu bia còn gây ra rất nhiều bệnh cho con người, thậm chí tử vong do sử dung rượu bia kém chất lượng... Chất hữu cơ là thành phần chính trong rượu bia có công thức cấu tạo thu gọn là

  • A.
    C6H5OH.
  • B.
    CH3CHO.
  • C.
    CH3CH2OH.
  • D.
    CH3OH.
Câu 8 :

Propan-1-ol không tác dụng được với chất nào sau đây?

  • A.
    NaOH.
  • B.
    O2(to).
  • C.
    Na.
  • D.
    CuO (to).
Câu 9 :

Chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường base tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng?

  • A.
    Ethyl alcohol.
  • B.
    Isopropyl alcohol.
  • C.
    Phenol.
  • D.
    Glycerol.
Câu 10 :

Cho phản ứng dạng:

X là chất nào sau đây?

  • A.
    methanol.
  • B.
    ethanol.
  • C.
    glycerol.
  • D.
    propyl alcohol.
Câu 11 :

Tiến hành khảo sát một số tính chất vật lý của 4 chất sau: ethane, benzene, phenol, ethanol. Các chất trên được đánh số không theo thứ tự. Bảng sau cho biết tính chất của 4 chất trên:

  • A.
    ethanol, ethane, benzene, phenol.   
  • B.
    benzene, ethane, phenol, ethanol.
  • C.
    phenol, ethane, ethanol, benzene.   
  • D.
    benzene, ethane, ethanol, phenol.
Câu 12 :

Kết quả thí nghiệm trong bài thực hành về alcohol – phenol của hai chất X và Y với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

  • A.
    X là phenol và Y là glycerol.
  • B.
    X là ethanol và Y là glycerol.
  • C.
    X là phenol và Y là ethanol.
  • D.
    X là glycerol và Y là ethanol.
Câu 13 :

Phản ứng nào sau đây đúng ?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 14 :

Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là

  • A.
    CH2=CHCH2CH3.
  • B.
    CH3CH=CHCH3.
  • C.
    CH\( \equiv \)CCH2CH3.
  • D.
    CH3C\( \equiv \)CCH3.
Câu 15 :

Hợp chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

  • A.
    CH3OH.
  • B.
    CH3CHO.
  • C.
    CH\( \equiv \)CCH2CH3.
  • D.
    CH3COCH3.
Câu 16 :

Phản ứng \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{CH}} = {\rm{O}} + {\rm{HCN}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{CH}}\left( {{\rm{OH}}} \right){\rm{CN}}\) thuộc loại phản ứng nào sau đây?

  • A.
    Phản ứng thế.
  • B.
    Phản ứng cộng.
  • C.
    Phản ứng tách.
  • D.
    Phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 17 :

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

  • A.
    acetone.
  • B.
    ethyl chloride.
  • C.
    ethanol.
  • D.
    acetic acid.
Câu 18 :

Propanoic acid không tác dụng với chất nào sau đây?

  • A.
    kim loại Cu.
  • B.
    dung dịch NaOH.
  • C.
    ethanol (xúc tác H2SO4 đặc).
  • D.
    đá vôi (CaCO3).
II. Câu hỏi đúng sai
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

But-1-ene và but-2-ene lần lượt được tiến hành phản ứng với dung dịch KMnO4 (ở nhiệt độ thường).

Bốn học sinh W, X, YZ phát biểu về các alkene này và các diol (alcohol) được tạo thành trong thí nghiệm trên sau:

(a) W: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc một.

Đúng
Sai

(b) X: Một diol chứa một nhóm alcohol bậc một và một nhóm alcohol bậc hai.

Đúng
Sai

(c) Y: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc hai.

Đúng
Sai

(d) Z: Cả hai alkene đều có đồng phân cis-trans.

Đúng
Sai
Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Menthol là hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong cây bạc hà. Nó được sử dụng làm hương liệu trong nhiều chất như: kem đánh răng, kẹo cao su và xi-rô ho…

Cho các phát biểu sau:

(a) Menthol là alcohol no, đơn chức.

Đúng
Sai

(b) Công thức phân tử của menthol là C10H20O.

Đúng
Sai

(c) Menthol là alcohol bậc 3.

Đúng
Sai

(d) Thành phần % khối lượng của O trong phân tử menthol là 10,256%.

Đúng
Sai
Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho công thức cấu trúc của hợp chất X như sau:

Cho các phát biểu sau về hợp chất X

(a) Công thức phân tử của X là C7H16O.

Đúng
Sai

(b) Tên gọi của X là 2-methylhexan-5-one.

Đúng
Sai

(c) X phản ứng được với thuốc thử Tollens.

Đúng
Sai

(d) Trong phân tử X có nhóm chức carbonyl.

Đúng
Sai
III. Tự luận
Câu 1 :

Citric acid được tìm thấy trong quả chanh có công thức cấu tạo như sau:

Thể tích của dung dịch sodium hydroxide (NaOH) 0,4 mol/l cần dùng để trung hòa 0,005 mol citric acid là bao nhiêu ml?

Câu 2 :

Picric acid (2,4,6 - trinitrophenol) trước đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta cho 14,1 g phenol phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc/H2SO4 đặc, dư. Tính khối lượng picric acid thu được, biết hiệu suất phản ứng là 60%.

 

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Hàn xì là một trong những công nghệ hàn rất phổ biến, nhiệt lượng tỏa ra để hàn, cắt kim loại dựa trên phản ứng cháy của chất X (nhiệt độ tạo ra gần 3000oC). Chất X được tạo ra từ đất đèn. Chất X có công thức phân tử là

  • A.
    C2H4.
  • B.
    C2H6.
  • C.
    CH4.
  • D.
    C2H2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của hydrocarbon không no

Lời giải chi tiết :

Chất X là C2H2

Đáp án D

Câu 2 :

Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch bromine ở điều kiện thường?

  • A.
    propane.
  • B.
    propylene.
  • C.
    propyne.
  • D.
    styrene.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các chất có liên kết bội tham gia phản ứng cộng với dung dịch bromine

Lời giải chi tiết :

Propane chỉ chứa liên kết đơn nên không tham gia phản ứng làm mất màu dung dịch bromine

Đáp án A

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của các chất (ở điều kiện thường) không đúng?

  • A.
    Acetylene là chất khí, không màu, nặng hơn không khí.
  • B.
    Hexane nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
  • C.
    Nhiệt độ sôi của methane nhỏ hơn ethane.
  • D.
    Hex-1-ene là chất lỏng, không tan trong nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của hydrocarbon

Lời giải chi tiết :

A sai, Acetylene là chất khí, không màu, nhẹ hơn không khí

Đáp án A

Câu 4 :

Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 500C, tạo thành chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

  • A.
    X là nitrobenzene.
  • B.
    X là chất lỏng, sánh như dầu.
  • C.
    X có màu vàng.    
  • D.
    Công thức phân tử của X là C6H5NO3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng nitro hóa benzene

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ X là nitrobenzene, có màu vàng, lỏng, sánh như dầu. Có công thức phân tử C6H5NO2

Đáp án D

Câu 5 :

Khi cho propene (CH2=CH–CH3) tác dụng với HCl, theo qui tắc Makovnikov thì sản phẩm chính là

  • A.
    CH3-CHCl-CH3.    
  • B.

    CH3-CH2-CH2Cl.     

  • C.

    CH3-CH2-CHCl2.

  • D.
    CH3-CCl2-CH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc Makovnikov

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-CH3 + HCl \( \to \)CH3-CHCl-CH3

Đáp án A

Câu 6 :

Phenol và ethanol đều tác dụng được với chất nào sau đây?

  • A.
    dung dịch NaCl.
  • B.
    dung dịch NaOH.
  • C.
    nước bromine.
  • D.
    Na.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhóm – OH có phản ứng thế H linh động ở nhóm – OH

Lời giải chi tiết :

Phenol và ethanol đều tác dụng với Na

Đáp án D

Câu 7 :

Việc sử dụng bia rượu ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động, Việt Nam nằm trong những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới. Uống rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông, ngoài ra việc uống rượu bia còn làm con người không giữ được sự bình tĩnh, dễ gây gỗ, sử dụng rượu bia còn gây ra rất nhiều bệnh cho con người, thậm chí tử vong do sử dung rượu bia kém chất lượng... Chất hữu cơ là thành phần chính trong rượu bia có công thức cấu tạo thu gọn là

  • A.
    C6H5OH.
  • B.
    CH3CHO.
  • C.
    CH3CH2OH.
  • D.
    CH3OH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ethanol là một loại đồ uống có cồn

Lời giải chi tiết :

Ethanol có trong rượu bia có công thức cấu tạo CH3CH2OH

Đáp án C

Câu 8 :

Propan-1-ol không tác dụng được với chất nào sau đây?

  • A.
    NaOH.
  • B.
    O2(to).
  • C.
    Na.
  • D.
    CuO (to).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhóm – OH alcohol có phản ứng thế H, oxi hóa hoàn toàn và không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Propan – 1 – ol không tác dụng với NaOH

Đáp án A

Câu 9 :

Chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường base tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng?

  • A.
    Ethyl alcohol.
  • B.
    Isopropyl alcohol.
  • C.
    Phenol.
  • D.
    Glycerol.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Polyalcohol có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base tạo thành dung dịch màu xanh lam

Lời giải chi tiết :

Glycerol có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base

Đáp án D

Câu 10 :

Cho phản ứng dạng:

X là chất nào sau đây?

  • A.
    methanol.
  • B.
    ethanol.
  • C.
    glycerol.
  • D.
    propyl alcohol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Alcohol bậc I oxi hóa không hoàn toàn với CuO tạo ra aldehyde

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 11 :

Tiến hành khảo sát một số tính chất vật lý của 4 chất sau: ethane, benzene, phenol, ethanol. Các chất trên được đánh số không theo thứ tự. Bảng sau cho biết tính chất của 4 chất trên:

  • A.
    ethanol, ethane, benzene, phenol.   
  • B.
    benzene, ethane, phenol, ethanol.
  • C.
    phenol, ethane, ethanol, benzene.   
  • D.
    benzene, ethane, ethanol, phenol.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hydrogen của các chất

Lời giải chi tiết :

Phenol và ethanol có liên kết hydrogen. Vì phenol có phân tử khối lớn hơn ethanol => (3) là ethanol; (4) phenol

Vì ethane là chất khí có nhiệt độ sôi thấp và không có liên kết hydrogen => (2) là ethane => (1) là benzene

Đáp án D

Câu 12 :

Kết quả thí nghiệm trong bài thực hành về alcohol – phenol của hai chất X và Y với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

  • A.
    X là phenol và Y là glycerol.
  • B.
    X là ethanol và Y là glycerol.
  • C.
    X là phenol và Y là ethanol.
  • D.
    X là glycerol và Y là ethanol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hiện tượng khi cho X và Y vào các thuốc thử

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với nước bromine tạo kết tủa trắng => X là phenol

Y tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường NaOH => Y là glycerol

Đáp án A

Câu 13 :

Phản ứng nào sau đây đúng ?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của alcohol

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 14 :

Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là

  • A.
    CH2=CHCH2CH3.
  • B.
    CH3CH=CHCH3.
  • C.
    CH\( \equiv \)CCH2CH3.
  • D.
    CH3C\( \equiv \)CCH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dẫn xuất halogen tham gia phản ứng tách tạo alkene

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 15 :

Hợp chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

  • A.
    CH3OH.
  • B.
    CH3CHO.
  • C.
    CH\( \equiv \)CCH2CH3.
  • D.
    CH3COCH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các chất có nhóm – CHO tham gia phản ứng tráng bạc

Lời giải chi tiết :

CH3CHO có phản ứng tráng bạc

Đáp án B

Câu 16 :

Phản ứng \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{CH}} = {\rm{O}} + {\rm{HCN}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{CH}}\left( {{\rm{OH}}} \right){\rm{CN}}\) thuộc loại phản ứng nào sau đây?

  • A.
    Phản ứng thế.
  • B.
    Phản ứng cộng.
  • C.
    Phản ứng tách.
  • D.
    Phản ứng oxi hoá - khử.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên thuộc phản ứng cộng

Đáp án B

Câu 17 :

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

  • A.
    acetone.
  • B.
    ethyl chloride.
  • C.
    ethanol.
  • D.
    acetic acid.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các chất có liên kết hydrogen và phân tử khối cao thì có nhiệt độ sôi cao

Lời giải chi tiết :

Acetic acid có nhiệt độ sôi cao nhất

Đáp án D

Câu 18 :

Propanoic acid không tác dụng với chất nào sau đây?

  • A.
    kim loại Cu.
  • B.
    dung dịch NaOH.
  • C.
    ethanol (xúc tác H2SO4 đặc).
  • D.
    đá vôi (CaCO3).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của carboxylic acid

Lời giải chi tiết :

Propanoic acid không tác dụng với kim loại Cu

Đáp án A

II. Câu hỏi đúng sai
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

But-1-ene và but-2-ene lần lượt được tiến hành phản ứng với dung dịch KMnO4 (ở nhiệt độ thường).

Bốn học sinh W, X, YZ phát biểu về các alkene này và các diol (alcohol) được tạo thành trong thí nghiệm trên sau:

(a) W: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc một.

Đúng
Sai

(b) X: Một diol chứa một nhóm alcohol bậc một và một nhóm alcohol bậc hai.

Đúng
Sai

(c) Y: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc hai.

Đúng
Sai

(d) Z: Cả hai alkene đều có đồng phân cis-trans.

Đúng
Sai
Đáp án

(a) W: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc một.

Đúng
Sai

(b) X: Một diol chứa một nhóm alcohol bậc một và một nhóm alcohol bậc hai.

Đúng
Sai

(c) Y: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc hai.

Đúng
Sai

(d) Z: Cả hai alkene đều có đồng phân cis-trans.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

(a) sai, một diol chứa alcohol bậc I và bậc II, một diol chứa alcohol bậc II

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai, chỉ có 1 alkene có đồng phân cis – trans.

Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Menthol là hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong cây bạc hà. Nó được sử dụng làm hương liệu trong nhiều chất như: kem đánh răng, kẹo cao su và xi-rô ho…

Cho các phát biểu sau:

(a) Menthol là alcohol no, đơn chức.

Đúng
Sai

(b) Công thức phân tử của menthol là C10H20O.

Đúng
Sai

(c) Menthol là alcohol bậc 3.

Đúng
Sai

(d) Thành phần % khối lượng của O trong phân tử menthol là 10,256%.

Đúng
Sai
Đáp án

(a) Menthol là alcohol no, đơn chức.

Đúng
Sai

(b) Công thức phân tử của menthol là C10H20O.

Đúng
Sai

(c) Menthol là alcohol bậc 3.

Đúng
Sai

(d) Thành phần % khối lượng của O trong phân tử menthol là 10,256%.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) sai, methol là alcohol bậc II

(d) đúng

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho công thức cấu trúc của hợp chất X như sau:

Cho các phát biểu sau về hợp chất X

(a) Công thức phân tử của X là C7H16O.

Đúng
Sai

(b) Tên gọi của X là 2-methylhexan-5-one.

Đúng
Sai

(c) X phản ứng được với thuốc thử Tollens.

Đúng
Sai

(d) Trong phân tử X có nhóm chức carbonyl.

Đúng
Sai
Đáp án

(a) Công thức phân tử của X là C7H16O.

Đúng
Sai

(b) Tên gọi của X là 2-methylhexan-5-one.

Đúng
Sai

(c) X phản ứng được với thuốc thử Tollens.

Đúng
Sai

(d) Trong phân tử X có nhóm chức carbonyl.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

(a) sai, công thức phân tử của X là C7H14O

(b) sai, tên gọi của X là 5 – methylhexan – 2 – one.

(c) sai, vì X có nhóm – CO – không phản ứng với thuốc thử Tollens

(d) đúng

III. Tự luận
Câu 1 :

Citric acid được tìm thấy trong quả chanh có công thức cấu tạo như sau:

Thể tích của dung dịch sodium hydroxide (NaOH) 0,4 mol/l cần dùng để trung hòa 0,005 mol citric acid là bao nhiêu ml?

Lời giải chi tiết :

Citric acid có 3 nhóm – COOH => 3.n citric acid = n NaOH

\({\rm{V = }}\frac{{0,005.3}}{{0,4}} = 0,0375{\rm{(l\'i t) = 37,5(ml)}}\)

Câu 2 :

Picric acid (2,4,6 - trinitrophenol) trước đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta cho 14,1 g phenol phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc/H2SO4 đặc, dư. Tính khối lượng picric acid thu được, biết hiệu suất phản ứng là 60%.

 

Lời giải chi tiết :

Số mol phenol: \({n_{phenol}} = \frac{{14,1}}{{94}} = 0,15{\rm{ (mol)}}\)

Số mol picric acid tạo thành: \({\rm{n}}{}_{picric{\rm{ acid}}} = 0,15.\frac{{60}}{{100}} = 0,09{\rm{ (mol)}}{\rm{.}}\)

Khối lượng picric acid thu được: \({{\rm{m}}_{picric{\rm{ acid}}}} = 0,09.229 = 20,61{\rm{ }}(g).\)

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.