Đề thi học kì 1 Văn 8 - Kết nối tri thức

Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4


Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

    THỎ VÀ RÙA

Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ. Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời:

- Ðừng có đùa dai! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.

Rùa mỉm cười:

- Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.

Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu. Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các  thú khác ở dọc đường cổ vũ. Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu chơi cho bõ ghét. Ðợi  một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiếp vừa lẩm bẩm:

- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì!

Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con  rùa ì ạch bò tới. Nó bỏ qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò  náo nhiệt. Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào rừng.                       

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính

A. Biểu cảm

B. Miêu tả   

C. Nghị luận    

D. Tự sự

Câu 2. Truyện “Thỏ và rùa” kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi kể thứ nhất.

B. Ngôi kể thứ hai.

C. Ngôi kể thứ ba.

D. Ngôi kể thứ tư.

Câu 3. Đâu không phải là từ tượng hình được sử dụng trong văn bản?

A. Thiêm thiếp                     

B. Chậm chạp

C.  Trường đua

D. Lẩm bẩm

Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Thỏ và Rùa?

A. Giải thích nguyên nhân của sự chủ quan, kiêu ngạo.

B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt, sự chăm chỉ, nỗ lực.

C. Bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người.

D. Giải thích nguyên nhân sự chăm chỉ và tự tin của rùa.

Câu 5. Truyện xoay quanh sự việc nào?

A. Thỏ và rùa thách nhau chạy thi.

B. Thỏ khinh thường rùa chậm chạp.

C. Rùa cần mẫn chăm chỉ nỗ lực thi chạy.

D. Cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa.

Câu 6. Hành động của thỏ trong tác phẩm thể hiện tính cách gì?

A. Kiêu ngạo, chủ quan.

B. Khinh thường, nhanh nhẹn.

C. Chủ quan, chậm chạp.

D. Tự tin, nhanh nhẹn.

Câu 7. Xác định nghĩa của phó từ “đã, đang, vẫn, cứ” trong văn bản?

A. Chỉ thời gian, sự tiếp diễn.                   

B. Chỉ không gian, sự tiếp diễn.                

C. Chỉ thời gian, sự phủ định.

D. Chỉ thời gian, kết quả.

Câu 8.

Câu 9. Thông điệp cuộc sống mà văn bản gợi cho em là gì?

Câu 10. Có bạn cho rằng: bài học vẫn không có gì thay đổi, nếu thay hai nhân vật thỏ và rùa trong truyện bằng hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là rùa chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là    yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

D

C

C

C

D

A

A

B

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính

A. Biểu cảm

B. Miêu tả   

C. Nghị luận    

D. Tự sự

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Xác định phương thức biểu đạt chính

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

→ Đáp án: D

Câu 2 (0.5 điểm)

Truyện “Thỏ và rùa” kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi kể thứ nhất.

B. Ngôi kể thứ hai.

C. Ngôi kể thứ ba.

D. Ngôi kể thứ tư.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Truyện “Thỏ và rùa” kể theo ngôi thứ ba

→ Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Đâu không phải là từ tượng hình được sử dụng trong văn bản?

A. Thiêm thiếp                    

B. Chậm chạp

C.  Trường đua

D. Lẩm bẩm

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định từ tượng hình

Lời giải chi tiết:

Từ tượng hình được sử dụng trong văn bản: Thiêm thiếp, chậm chạp, lẩm bẩm

→ Đáp án: C

Câu 4 (0.5 điểm)

Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Thỏ và Rùa?

A. Giải thích nguyên nhân của sự chủ quan, kiêu ngạo.

B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt, sự chăm chỉ, nỗ lực.

C. Bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người.

D. Giải thích nguyên nhân sự chăm chỉ và tự tin của rùa.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

 Nhận xét đúng với truyện Thỏ và Rùa: . Bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người.

 → Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Truyện xoay quanh sự việc nào?

A. Thỏ và rùa thách nhau chạy thi.

B. Thỏ khinh thường rùa chậm chạp.

C. Rùa cần mẫn chăm chỉ nỗ lực thi chạy.

D. Cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định sự việc chính

Lời giải chi tiết:

Truyện xoay quanh sự việc: Cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa.

→ Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Hành động của thỏ trong tác phẩm thể hiện tính cách gì?

A. Kiêu ngạo, chủ quan.

B. Khinh thường, nhanh nhẹn.

C. Chủ quan, chậm chạp.

D. Tự tin, nhanh nhẹn.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Hành động của thỏ trong tác phẩm thể hiện tính cách kiêu ngạo, chủ quan

→ Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Xác định nghĩa của phó từ “đã, đang, vẫn, cứ” trong văn bản?

A. Chỉ thời gian, sự tiếp diễn.                   

B. Chỉ không gian, sự tiếp diễn.                

C. Chỉ thời gian, sự phủ định.

D. Chỉ thời gian, kết quả.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nghĩa của các phó từ

Lời giải chi tiết:

Nghĩa của phó từ “đã, đang, vẫn, cứ” trong văn bản: Chỉ thời gian, sự tiếp diễn.     

 → Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm)

 “Ngày xưa, một hôm, một lúc sau, lúc đó” có gì?

A. Trạng ngữ chỉ thời gian, cách thức trong truyện.

B. Trạng ngữ chỉ thời gian, không gian trong truyện.

C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn, cách thức trong truyện.

D. Trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân trong truyện.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

“Ngày xưa, một hôm, một lúc sau, lúc đó” có ý nghĩa

→ Đáp án: B

Câu 9 (1.0 điểm)

Thông điệp cuộc sống mà văn bản gợi cho em là gì?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- HS nêu được thông điệp cuộc sống mà văn bản gợi ra.

- Lí giải được lí do nêu thông điệp ấy.

Gợi ý:

- Cần phải kiên trì, nỗ lực, dù gặp khó khăn cũng không được từ bỏ

- Không được kiêu ngạo, khinh thường người khác…

Câu 10 (1.0 điểm)

Có bạn cho rằng: bài học vẫn không có gì thay đổi, nếu thay hai nhân vật thỏ và rùa trong truyện bằng hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là rùa chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là    yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- HS có thể đồng tình/không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình nhưng phải  lí giải hợp lý

Gợ ý:

- Đồng ý vì chăm chỉ, tự tin sẽ giúp đến đích sớm hơn; kiêu ngạo, chủ quan sẽ thất bại, hơn   thua ở việc làm, hành động thực tế, không ở lời nói suông; …

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá."

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá."

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Thân bài

2,5

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

Giải thích:

- Thời gian là vàng: sự quý giá của thời gian sánh ngang với vật phẩm giá trị cao là vàng.

- Vàng mua được: Nhấn mạnh tính vật chất, cụ thể, hữu hình của vàng. Đó là dạng vật chất có thể mua được, trao đổi được trên thị trường, tính bằng sự cụ thể, mua bằng tiền.

- Thời gian không mua được: đây chính là sự đối lập giữa thời gian và vàng. Thời gian là vô hình, không thể nắm bắt, mất đi không lấy lại được, không thể mua được bằng tiền.

→ Ý cả câu: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, sự quý báu của việc trân trọng thời gian, giá trị của thời gian là không có gì sánh bằng.

Phân tích, bình luận:

- Thời gian là vàng bởi thời gian được tính bằng giây, phút, giờ, tháng, năm… nó luôn tiếp diễn theo dòng tuần hoàn của cuộc sống chứ không dừng lại.

- Thời gian giúp con người ta khôn lớn, trưởng thành, giúp ta biết lao động, làm mọi việc cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người

- Thời gian là vô giá bởi nó có tính chất một đi không trở lại, như mũi tên đã bắt đi nên không lấy lại được.

- Thời gian là vô giá bởi nó sẽ đem lại con người biết trân trọng nó, sử dụng nó hợp lý đạt đến vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian là báu vật của cuộc sống.

- Phê phán những người lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người sẽ có cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua.

Rút ra bài học về nhận thức, liên hệ bản thân:

- Biết quý trọng thời gian chính là biết quý trọng những giá trị của cuộc sống.

- Cần phải có ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày của hiện tại, trân trọng từng phút, giây.

- Biết quý trọng thời gian không có nghĩa là sống vội, sống gấp, sống chỉ biết tận hưởng mỗi ngày.

 

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

 

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.

 

 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí