Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4


Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Năm mới chúc nhau

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thời mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non.

 

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

Chúc cho khắp hết ở trong đời.

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

Sao được cho ra cái giống người.

- Trần Tế Xương -

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự        

B. Miêu tả     

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2: Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?

A. Thơ bát cú

B. Thơ tuyệt cú        

C. Thơ bài luật

D. Thơ trường đoản cú

Câu 3: Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?

A. Cái sự giàu          

B. Cái sự sang

C. Trăm tuổi bạc đầu

D. Cho ra cái giống người

Câu 4: Việc sử dụng cặp đại từ “nó- ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tácgiả?

A. Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt                         

B. Coi trọng, nể phục, tán đồng       

C. Vui vẻ, phấn khởi.

D. Thất vọng, buồn đau

Câu 5: Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:

A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”  

B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ      

C. Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức

D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn

Câu 6:  Nhân vật ông quyết đi buôn lọnglà vì:

A. Có lãi cao

B. Nhiều người mua tước, mua quan

C. Đó là nghề của “ông”

D. Thời tiết

Câu 7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?

A. Hành vi    

B. Thái độ     

C. Nhận thức

D. Nhân cách

Câu 8: Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?

A. Tham lam, lố bịch, đểu giả

B. Tốt bụng, thanh liêm

C. Thanh liêm, trong sạch, công tư phân minh

D. Tham lam,  thương dân

Câu 9: Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

Cái kén và con bướm

Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc.

Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró.

Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời con lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay,

Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do.

                                                                                 (Trích “Quà tặng cuộc sống”)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8

(0.5đ)

C

C

D

A

A

B

D

A

 

Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự        

B. Miêu tả     

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phương thức biểu đạt chính

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm

→ Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm) Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?

A. Thơ bát cú

B. Thơ tuyệt cú        

C. Thơ bài luật

D. Thơ trường đoản cú

Phương pháp:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được viết theo dạng thơ bài luật

→ Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm) Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?

A. Cái sự giàu          

B. Cái sự sang

C. Trăm tuổi bạc đầu

D. Cho ra cái giống người

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định lời chúc của nhân vật “nó”

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

….Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

….Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang…

 

Lời giải chi tiết:

Nhân vật nó đã chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

….Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

….Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

 

→ Đáp án: D

 

Câu 4 (0.5 điểm) Việc sử dụng cặp đại từ “nó - ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả?

A. Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt                        

B. Coi trọng, nể phục, tán đồng       

C. Vui vẻ, phấn khởi.

D. Thất vọng, buồn đau

Phương pháp:

Chú ý vào ngữ cảnh để xác định thái độ của tác giả

Lời giải chi tiết:

Thái độ nào của tác giả được thể hiện qua lời chúc: Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt                         → Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm) Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:

A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”  

B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ      

C. Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức

D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn

 

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là: Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”   

→ Đáp án: A

Câu 6 (0.5 điểm) Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì:

A. Có lãi cao

B. Nhiều người mua tước, mua quan

C. Đó là nghề của “ông”

D. Thời tiết

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý ngữ cảnh

Lời giải chi tiết:

Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì: Nhiều người mua tước, mua quan

→ Đáp án: B

Câu 7 (0.5 điểm) Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?

A. Hành vi    

B. Thái độ     

C. Nhận thức

D. Nhân cách

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý ngữ cảnh

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là: Nhân cách

→ Đáp án: D

 

Câu 8 (0.5 điểm) Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?

A. Tham lam, lố bịch, đểu giả

B. Tốt bụng, thanh liêm

C. Thanh liêm, trong sạch, công tư phân minh

D. Tham lam,  thương dân

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý ngữ cảnh

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất tham lam, lố bịch, đểu giả của bọn quan lại.

→ Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm) Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt:

- Xin chữ, lì xì đầu năm

- Chúc tết đầu năm…

Câu 10 (1.0 điểm) Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:

- Luôn giữ gìn nhân cách của mình trong mọi hoàn cảnh

- Có thái độ, quan điểm rõ ràng trước những tiêu cực trong xã hội

- Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

Cái kén và con bướm

Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc.

Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró.

Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời con lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay,

Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do.

                                                                                 (Trích “Quà tặng cuộc sống”)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết  một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ).

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

- Ý kiến cá nhân người viết với vấn đề

Thân bài

2,5

- Bài học từ câu chuyện:

Cuộc sống luôn đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Tự mình giải quyết các vấn đề, không dựa dẫm vào người khác là điều rất quan trọng để bạn có thể trưởng thành và vững vàng hơn trong cuộc sống.

- Bàn luận về tính tự lập:    

+ Khái niệm.

+ Vai trò.

 Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công.

 Tự lập sẽ làm chủ các năng lực, biết sử dụng năng lực một cách hiệu quả vào những công việc hữu ích, tiến đến làm chủ bản thân, làm chủ sự nghiệp, có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, chủ động trong công việc và đời sống, không ỉ lại, không nhờ vả người khác.

 Tự lập sẽ giúp dễ dàng hòa nhập với môi trường  sống.

 Trước khó khăn, trở ngại, nhờ có tính tự lập giúp ta bình tĩnh, sáng suốt và có những giải pháp, hành động đúng đắn, thiết thực và hiệu quả khi giải quyết vấn đề.

Tính tự lập còn giúp rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…Giúp cho con người dần dần hoàn thiện mình trong cuộc sống.

 Tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo hứng thú niềm vui cho cuộc sống.

 Tính tự lập giúp ta được mọi người tin tưởng và kính trọng.

+ Biện luận: Phê phán lối sống tiêu cực : thụ động, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo….

+ Bài học: Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính này.

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

 

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí