Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 1

Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

  • A.

    Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

  • B.

    Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.  

  • C.

    Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

  • D.

    Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani?

  • A.

    Anode là điện cực dương.     

  • B.

    Cathode là điện cực âm.

  • C.

    Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.       

  • D.

    Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode.

Câu 3 :

Trong sơ đồ pin Zn-Cu (Pin Galvani), ở cathode xảy ra

  • A.

    quá trình khử: Cu2+ + 2e→ Cu.         

  • B.

    quá trình oxi hóa: Cu2+ + 2e→ Cu

  • C.

    quá trình khử: Zn→ Zn2++ 2e.

  • D.

    quá trình oxi hóa: Zn→ Zn2++ 2e.

Câu 4 :

Cho bốn dung dịch: NaHCO3, KHSO4, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa là

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    1

Câu 5 :

Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

  • A.

    Aluminium (Al).        

  • B.

    Silver (Ag).

  • C.

    Copper (Cu).  

  • D.

    Gold (Au).

Câu 6 :

Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là

  • A.

    Al và Fe.        

  • B.

    Fe và Au.                   

  • C.

    Al và Ag.       

  • D.

    Fe và Ag.

Câu 7 :

Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là  

  • A.

    Al.                  

  • B.

    Ag.                              

  • C.

    Fe.                           

  • D.

    Zn.

Câu 8 :

Cặp kim loại luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxide là:

  • A.

    Al-Ca.

  • B.

    Fe-Cr. 

  • C.

    Cr-Al.

  • D.

    Fe-Mg.

Câu 9 :

Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là

  • A.

    Cr2+, Au3+, Fe3+.         

  • B.

    Fe3+, Cu2+, Ag+.         

  • C.

    Zn2+, Cu2+, Ag+.         

  • D.

    Cr2+, Cu2+, Ag+.

Câu 10 :

Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là

  • A.

    sự khử kim loại.         

  • B.

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C.

    sự ăn mòn hoá học.    

  • D.

    sự ăn mòn điện hoá.

Câu 11 :

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

  • A.

    Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

  • B.

    Fe(NO3)2, AgNO3.

  • C.

    Fe(NO3)3, AgNO3.                 

  • D.

    Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 12 :

Nhóm những kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là

  • A.

    Ag, Cu, Au.

  • B.

    Cu, Al, Hg.

  • C.

    Li, Na, K.

  • D.

    Fe, Cu, Zn.

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Tiến hành điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A. Quá trình điện phân được ghi nhận như sau:
+ Sau thời gian t giây thu được dung dịch Y; đồng thời ở anode thoát ra V lít khí (đktc). Cho dung dịch H2S dư vào Y, thu được 9,6 gam kết tủa. Nếu nhúng thanh Fe vào Y, kết thúc phản ứng, thấy khối lượng Fe giảm 2,0 gam so với ban đầu.
+ Sau thời gian 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 4,958 lít (đkc).
Các khí sinh ra không tan trong dung dịch và quá trình điện phân đạt hiệu suất 100%. Cho các nhận định sau:

a. Giá trị của t là 5404.

Đúng
Sai

b. Nếu thời gian điện phân là 3088 giây thì nước bắt đầu điện phân ở anode.

Đúng
Sai

c. Giá trị của m là 46,16.

Đúng
Sai

d. Giá trị của V là 2,479.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Trong vỏ Trái đất, sắt và nhôm là hai nguyên tố kim loại có hàm lượng cao hơn so với các nguyên tố kim loại khác.

a. Sắt hoặc nhôm đều được sử dụng với vai trò là kim loại cơ bản trong sản xuất các hợp kim nặng.

Đúng
Sai

b. Từ quặng bauxite sẽ tách được sắt bằng phương pháp nhiệt luyện, từ quặng hematite sẽ tách được nhôm bằng phương pháp điện phân.

Đúng
Sai

c. Khi tráng một lớp kẽm lên đinh thép sẽ hạn chế được sự ăn mòn sắt trong thép theo phương pháp điện hoá.

Đúng
Sai

d. Nhiệt độ cần để tái chế thép cao hơn nhiệt độ cần để tái chế nhôm.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cho kim loại sau: Ca; Zn; Na; Ba; Cu; Fe; Ag; Al; Mg. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với dung dịch HCl?

Đáp án:

Câu 2 :

Có các cặp chất sau đây:

(1) Ni và dung dịch MgSO4.   (2) Sn và dung dịch Pb(NO3)2.

(3) Ni và dung dịch CuSO4.    (4) Fe và dung dịch FeCl3.

(5) Cu và dung dịch Fe(NO3)3.           (6) Ag và dung dịch H2SO4 loãng.

Có bao nhiêu cặp chất phản ứng được với nhau?

Đáp án:

Câu 3 :

Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là bao nhiêu?

Đáp án:

Câu 4 :

Cho \(E_{N{i^{2 + }}/Ni}^o\)= -0,26V. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa Ni – Ag là +1,06V. Tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa khử Ag+/Ag (V, lấy 2 số sau dấu phẩy)?

Đáp án:

Câu 5 :

Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là một hỗn hợp amonium pechlorate (NH4ClO4) và bột aluminium. Khi được đốt đến trên 2000 , amonium pechlorate nổ: 

Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn ammonium pechlorate. Giả sử tất cả oxygen sinh ra ở phản ứng trên đều tác dụng với bột aluminum, hãy tính khối lượng aluminium (tấn) đủ để phản ứng với lượng oxygen trên? Làm tròn đến hàng đơn vị.

Đáp án:

Câu 6 :

Đốt cháy hết 3,6 g một kim loại hóa trị II trong khí chlorine thu được 14,25 g muối khan của kim loại đó. Kim loại mang đốt là:  

Đáp án:

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

a. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở cathode.

b.  Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.

c.  Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.

d.  Dung dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.

e.  Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối

Số phát biểu đúng là?

Đáp án:

Câu 8 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a. Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.

b. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.

c. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.

d. Cho lá Zn vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là 

Đáp án:

Phần 4. Tự luận

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

  • A.

    Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

  • B.

    Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.  

  • C.

    Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

  • D.

    Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của dãy thế điện cực chuẩn.

Lời giải chi tiết :

Chiều giảm dần tính oxi hóa là: Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.         

Đáp án A

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani?

  • A.

    Anode là điện cực dương.     

  • B.

    Cathode là điện cực âm.

  • C.

    Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.       

  • D.

    Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của pin Galvani

Lời giải chi tiết :

A. Phát biểu sai vì: trong pin Galvani thì anode là điện cực âm.

B. Phát biểu sai vì: trong pin Galvani thì cathode là điện cực đương.

C. Phát biểu đúng.

D. Phát biểu sai vì: trong pin Galvani thì dòng electron di chuyển từ anode sang cathode.

Đáp án C

Câu 3 :

Trong sơ đồ pin Zn-Cu (Pin Galvani), ở cathode xảy ra

  • A.

    quá trình khử: Cu2+ + 2e→ Cu.         

  • B.

    quá trình oxi hóa: Cu2+ + 2e→ Cu

  • C.

    quá trình khử: Zn→ Zn2++ 2e.

  • D.

    quá trình oxi hóa: Zn→ Zn2++ 2e.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các quá trình trong pin Galvani.

Lời giải chi tiết :

Ở cathode xảy ra quá trình khử: Cu2+ + 2e→ Cu.

Đáp án A

Câu 4 :

Cho bốn dung dịch: NaHCO3, KHSO4, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa là

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + H2O

2KHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + K2SO4 + 2H2O

MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2

Đáp án C

Câu 5 :

Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

  • A.

    Aluminium (Al).        

  • B.

    Silver (Ag).

  • C.

    Copper (Cu).  

  • D.

    Gold (Au).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Kim loại vàng là kim loại dẻo nhất trong các kim loại.

Đáp án D

Câu 6 :

Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là

  • A.

    Al và Fe.        

  • B.

    Fe và Au.                   

  • C.

    Al và Ag.       

  • D.

    Fe và Ag.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Al và Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên có thể khử kim loại đồng trong dung dịch CU(NO3)2

Đáp án A

Câu 7 :

Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là  

  • A.

    Al.                  

  • B.

    Ag.                              

  • C.

    Fe.                           

  • D.

    Zn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

A, C sai do Fe và Al không phản ứng với HNO3 đặc nguội.

B sai do Ag không tác dụng với HCl và Cu(NO3)2

Đáp án D

Câu 8 :

Cặp kim loại luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxide là:

  • A.

    Al-Ca.

  • B.

    Fe-Cr. 

  • C.

    Cr-Al.

  • D.

    Fe-Mg.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự ăn mòn kim loại.

Lời giải chi tiết :

Cr – Al có màng oxide nên được bảo vệ trong môi trường không khí

Đáp án C

Câu 9 :

Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là

  • A.

    Cr2+, Au3+, Fe3+.         

  • B.

    Fe3+, Cu2+, Ag+.         

  • C.

    Zn2+, Cu2+, Ag+.         

  • D.

    Cr2+, Cu2+, Ag+.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của dãy thế điện cực chuẩn của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Fe có thể khử được Fe3+, Cu2+, Ag+.  

Đáp án B

Câu 10 :

Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là

  • A.

    sự khử kim loại.         

  • B.

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C.

    sự ăn mòn hoá học.    

  • D.

    sự ăn mòn điện hoá.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm ăn mòn kim loại.

Lời giải chi tiết :

Sự phá hủy kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường gọi là sự ăn mòn hóa học

Đáp án C

Câu 11 :

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

  • A.

    Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

  • B.

    Fe(NO3)2, AgNO3.

  • C.

    Fe(NO3)3, AgNO3.                 

  • D.

    Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Dung dịch gồm Fe(NO3)3, AgNO3

Đáp án C

Câu 12 :

Nhóm những kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là

  • A.

    Ag, Cu, Au.

  • B.

    Cu, Al, Hg.

  • C.

    Li, Na, K.

  • D.

    Fe, Cu, Zn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Ag, Cu, Au có tính dẫn điện tốt.

Đáp án A

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Tiến hành điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A. Quá trình điện phân được ghi nhận như sau:
+ Sau thời gian t giây thu được dung dịch Y; đồng thời ở anode thoát ra V lít khí (đktc). Cho dung dịch H2S dư vào Y, thu được 9,6 gam kết tủa. Nếu nhúng thanh Fe vào Y, kết thúc phản ứng, thấy khối lượng Fe giảm 2,0 gam so với ban đầu.
+ Sau thời gian 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 4,958 lít (đkc).
Các khí sinh ra không tan trong dung dịch và quá trình điện phân đạt hiệu suất 100%. Cho các nhận định sau:

a. Giá trị của t là 5404.

Đúng
Sai

b. Nếu thời gian điện phân là 3088 giây thì nước bắt đầu điện phân ở anode.

Đúng
Sai

c. Giá trị của m là 46,16.

Đúng
Sai

d. Giá trị của V là 2,479.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Giá trị của t là 5404.

Đúng
Sai

b. Nếu thời gian điện phân là 3088 giây thì nước bắt đầu điện phân ở anode.

Đúng
Sai

c. Giá trị của m là 46,16.

Đúng
Sai

d. Giá trị của V là 2,479.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của điện phân

Lời giải chi tiết :

Y + Fe làm khối lượng thanh Fe giảm nên Y chứa H2SO4 và Cl- đã bị điện phân hết.

nCuSO4 dư = nCuS = 0,1; nH2SO4 = p

nFe phản ứng = p + 0,1

0,1.64 – 56(p + 0,1) = -2 p = 0,05

Anode: nCl2 = x; nO2 = nH+/4 = 0,025

Cathode: nCu = x + 0,05 nCuSO4 ban đầu = x + 0,15

ne trong t giây = 2x + 0,1 ne trong 2t giây = 4x + 0,2

Sau 2t giây:

Anot: nCl2 = x nO2 = 0,5x + 0,05

Catot: nCu = x + 0,15 nH2 = x – 0,05

n khí tổng = x + 0,5x + 0,05 + x – 0,05 = 0,2 x = 0,08

ne trong t giây = 2x + 0,1 = 0,26 = It/F t = 5018 (a sai)

Khi hết Cl- thì ne = 2x = It/F t = 3088 (b đúng)

nCuSO4 = x + 0,15 = 0,23 và nNaCl = 2x = 0,16

m = 46,16 (c đúng)

n khí sau t giây = x + 0,025 = 0,105 V = 2,60295 (d sai)

Câu 2 :

Trong vỏ Trái đất, sắt và nhôm là hai nguyên tố kim loại có hàm lượng cao hơn so với các nguyên tố kim loại khác.

a. Sắt hoặc nhôm đều được sử dụng với vai trò là kim loại cơ bản trong sản xuất các hợp kim nặng.

Đúng
Sai

b. Từ quặng bauxite sẽ tách được sắt bằng phương pháp nhiệt luyện, từ quặng hematite sẽ tách được nhôm bằng phương pháp điện phân.

Đúng
Sai

c. Khi tráng một lớp kẽm lên đinh thép sẽ hạn chế được sự ăn mòn sắt trong thép theo phương pháp điện hoá.

Đúng
Sai

d. Nhiệt độ cần để tái chế thép cao hơn nhiệt độ cần để tái chế nhôm.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Sắt hoặc nhôm đều được sử dụng với vai trò là kim loại cơ bản trong sản xuất các hợp kim nặng.

Đúng
Sai

b. Từ quặng bauxite sẽ tách được sắt bằng phương pháp nhiệt luyện, từ quặng hematite sẽ tách được nhôm bằng phương pháp điện phân.

Đúng
Sai

c. Khi tráng một lớp kẽm lên đinh thép sẽ hạn chế được sự ăn mòn sắt trong thép theo phương pháp điện hoá.

Đúng
Sai

d. Nhiệt độ cần để tái chế thép cao hơn nhiệt độ cần để tái chế nhôm.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào biện pháp tái chế kim loại.

Lời giải chi tiết :

a. sai, nhôm đóng vai trò kim loại cơ bản trong sản xuất các hợp kim siêu nhẹ.

b. sai, từ quặng bauxite sẽ tách được nhôm từ phương pháp điện phân nóng chảy, từ quặng hematite sẽ tác được sắt từ phương pháp nhiệt luyện.

c. đúng

d. đúng.

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cho kim loại sau: Ca; Zn; Na; Ba; Cu; Fe; Ag; Al; Mg. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với dung dịch HCl?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

Đáp số 7. Bao gồm các chất: Ca; Zn; Na; Ba; Fe; Al; Mg vì đây là các kim loại đứng trước Hydrogen.

Câu 2 :

Có các cặp chất sau đây:

(1) Ni và dung dịch MgSO4.   (2) Sn và dung dịch Pb(NO3)2.

(3) Ni và dung dịch CuSO4.    (4) Fe và dung dịch FeCl3.

(5) Cu và dung dịch Fe(NO3)3.           (6) Ag và dung dịch H2SO4 loãng.

Có bao nhiêu cặp chất phản ứng được với nhau?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

Bao gồm các cặp chất số (2); (3); (4); (5) vì các kim loại và ion Mn+ trong dung dịch của các cặp chất này thỏa quy tắc \(\alpha \).

Đáp số 4

Câu 3 :

Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là bao nhiêu?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm sự ăn mòn điện hóa

Lời giải chi tiết :

Bao gồm dung dịch CuCl2 và dung dịch HCl có lẫn CuCl2. Vì khi cho thanh Fe vào 2 dung dịch trên sẽ xảy ra phản ứng tạo Cu bám lên Fe, thỏa các điều kiện của ăn mòn điện hóa học.

            Fe + CuCl2 →  FeCl2 + Cu

Đáp số 2

Câu 4 :

Cho \(E_{N{i^{2 + }}/Ni}^o\)= -0,26V. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa Ni – Ag là +1,06V. Tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa khử Ag+/Ag (V, lấy 2 số sau dấu phẩy)?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

\(E_{pin}^0 = E_{A{g^ + }/Ag}^0 - E_{N{i^{2 + }}/Ni}^0\) →  1,06 = \(E_{A{g^ + }/Ag}^0\) – ( – 0,26) → \(E_{A{g^ + }/Ag}^0\) = 0,80 V

Đáp số 0,8

Câu 5 :

Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là một hỗn hợp amonium pechlorate (NH4ClO4) và bột aluminium. Khi được đốt đến trên 2000 , amonium pechlorate nổ: 

Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn ammonium pechlorate. Giả sử tất cả oxygen sinh ra ở phản ứng trên đều tác dụng với bột aluminum, hãy tính khối lượng aluminium (tấn) đủ để phản ứng với lượng oxygen trên? Làm tròn đến hàng đơn vị.

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Lời giải chi tiết :

n NH4ClO4 = \(\frac{{750}}{{117,5}}\)

2NH4ClO4  →  N2 + Cl2 + 2O2 + 4 H2O       

    \(\frac{{750}}{{117,5}}\)→                                    \(\frac{{750}}{{117,5}}\)

4Al       +   3O2   2Al2O3      

               ←\(\frac{{750}}{{117,5}}\)

 mAl = 27. \(\frac{4}{3}\). \(\frac{{750}}{{117,5}}\)= 229,79 tấn ≈ 229,8 tấn   Đáp án: 230

Câu 6 :

Đốt cháy hết 3,6 g một kim loại hóa trị II trong khí chlorine thu được 14,25 g muối khan của kim loại đó. Kim loại mang đốt là:  

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng : m kim loại + m Cl2 = m muối

→ m Cl2 = 14,25 – 3,6 = 10,65g

n Cl2 = 10,65 : 71 = 0,15 mol

n Cl2 = n X = 0,15

MX = 3,6 : 0,15 = 24 (Mg)

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

a. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở cathode.

b.  Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.

c.  Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.

d.  Dung dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.

e.  Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối

Số phát biểu đúng là?

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào sự ăn mòn điện hóa

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. đúng

c. sai, Fe bị ăn mòn điện hóa học

d. đúng

e. sai, khi cho Fe dư vào AgNO3 chỉ thu được muối Fe(NO3)2

Đáp án 3

Câu 8 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a. Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.

b. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.

c. Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.

d. Cho lá Zn vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là 

Đáp án:

Đáp án

Đáp án:

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc xảy ra ăn mòn hóa học

Lời giải chi tiết :

Chỉ có thí nghiệm a xảy ra ăn mòn điện hóa

Đáp án 1

Phần 4. Tự luận
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của hợp kim.

Lời giải chi tiết :

Giả sử số mol của Fe và C lần lượt là 3 mol và x mol

m chất rắn ban đầu = 56.3 + 12.x = 168 + 12x (g)

3Fe + 2O2 → Fe3O4

  3 →               1

 C + O2 → CO2

  x →           x

chất rắn sau phản ứng chỉ có Fe3O4 → m chất rắn sau = 232.1 = 232g

Do chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu nên ta có:

232 – (168 +12x) = (168 + 12x).28,89% → x = 1 → n Fe : n C = 3:1

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của phương pháp điện phân.

Lời giải chi tiết :

Thể tích thiếc cần mạ lên bề mặt theo lí thuyết là: 200.0,01.10-1 = 0,2 cm3

→ Khối lượng Sn cần mạ: 0,2.7,31 = 1,462g

→ n Sn = \(\frac{{1,462}}{{119}}mol\)→ n e trao đổi = \(2.\frac{{1,462}}{{119}} = \frac{{2,924}}{{119}}mol\)

Thời gian điện phân là: t = \(\frac{{{n_e}.F}}{I} = \frac{{2,924}}{{119}}.96500 = 2371s\)

Do hiệu suất điện phân đạt 80% nên thời gian điện phân thực tế là: 2371:80% = 2964s