Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 4

Phát biểu nào sau đây không đúng về ứng dụng của chất béo và các acid béo?

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về ứng dụng của chất béo và các acid béo?

  • A.

    Chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng ở người và động vật.     

  • B.

    Trong công nghiệp, chất béo dùng để chế biến thực phẩm, sản xuất xà phòng và glycerol, …

  • C.

    Acid béo omega – 3 và omega – 6 là các acid béo không no với liên kết đôi đầu tiên ở vị trí số 3 và số 6 khi đánh số từ nhóm COOH.      

  • D.

    Acid béo omega – 3 và omega – 6 đều có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều bệnh như bệnh về tim, động mạch vành, …

Câu 2 :

Chất nào sau đây là ester?

  • A.

    HCOOH.

  • B.

    CH3CHO.

  • C.

    CH3OH.

  • D.

    CH3COOC2H5

Câu 3 :

Ester X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là

  • A.

    HCOOC2H5.

  • B.

    CH3COOC2H5.

  • C.

    CH3COOCH3.

  • D.

    HCOOCH3

Câu 4 :

Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glycerol?

  • A.

    Benzyl acetate.

  • B.

    Tristearin.

  • C.

    Methyl formate.

  • D.

    Methyl acetate.

Câu 5 :

Ethyl acetate được viết tắt là EtOAc, được sản xuất ở quy mô khá lớn để làm dung môi, là một loại hoá chất được sử dụng rất nhiều trong nước hoa, trong các loại sơn móng tay, hóa chất này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ethyl acetate có công thức thu gọn nào sau đây?

  • A.

    CH3COOC2H5

  • B.

    CH3COOCH2CH2CH3           

  • C.

    CH3COOC6H5

  • D.

    CH3COOCH=CH2

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Thủy phân saccharose chỉ thu được glucose.

  • B.

    Glucose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 

  • C.

    Cellulose và tinh bột đều thuộc loại polysaccharide.     

  • D.

    Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh.

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

  • B.

    Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

  • C.

    Chất béo là triester của glycerol với các monocarboxylic acid có số chẵn nguyên tử carbon (12 – 24), mạch carbon dài, không phân nhánh.

  • D.

    Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường base là phản ứng một chiều.

Câu 8 :

Để tráng bạc (silver) một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccharose rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%?

  • A.

    27,65

  • B.

    43,90                        

  • C.

    54,4

  • D.

    56,34

Câu 9 :

Có các phát biểu sau đây:

(1) Tinh bột bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

(2) Cellulose có cấu trúc mạch phân nhánh.

(3) Saccharose làm mất màu nước bromine.

(4) Fructose có phản ứng tráng bạc.

(5) Glucose hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

(6) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    6

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    3

Câu 10 :

Carbohydrate có nhiều trong bông, đay, gỗ, làm nguyên liệu để sản xuất tơ acetate, chế tạo thuốc súng không khói là

  • A.

    saccharose  

  • B.

    tinh bột.         

  • C.

    glucose.

  • D.

    cellulose.

Câu 11 :

Trong công nghiệp, người ta dùng phản ứng hydrogen hoá để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản.  

Để hydrogen hoá hoàn toàn 1 tấn triolein, cần dùng V m3 H2 (đkc). Tính V biết hiệu suất phản ứng  tính theo H2 bằng 50%.

  • A.

    25,34.

  • B.

    168,26.

  • C.

    50,68.

  • D.

    113,12.

Câu 12 :

Nhỏ dung dịch iodine lên mặt cắt quả chuối xanh. Hiện tượng quan sát được là

  • A.

    xuất hiện màu xanh tím.

  • B.

    xuất hiện màu vàng.

  • C.

    xuất hiện màu đỏ.

  • D.

    xuất hiện màu cam.

Câu 13 :

Loại dầu nào sau đây không phải là chất béo?

  • A.

    Dầu lạc (đậu phộng).

  • B.

    Dầu vừng (mè).

  • C.

    Dầu dừa.

  • D.

    Dầu luyn.

Câu 14 :

Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?

  • A.

    CH3COONa.

  • B.

    CH3(CH2)12COONa.             

  • C.

    CH3(CH2)12COOCH3.

  • D.

    CH3(CH2)5O(CH2)5CH3.

Câu 15 :

Polysaccharide X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Y có tính chất của alcohol đa chức.

  • B.

    X có phản ứng tráng bạc.

  • C.

    Phân tử khối của Y bằng 342.

  • D.

    X dễ tan trong nước.

Câu 16 :

Dãy gồm các chất đều không bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens

  • A.

    formic acid, formic aldehyde, glucose.           

  • B.

    fructose, tinh bột, formic acid.

  • C.

    saccharose, tinh bột, cellulose

  • D.

    acetic aldehyde , fructose, cellulose.

Câu 17 :

Dung dịch saccarose tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do:

  • A.

    Đã có sự tạo thành aldehyde sau phản ứng.

  • B.

    Saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose và fructose.

  • C.

    Saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose.

  • D.

    Saccharose bị thuỷ phân tạo thành fructose.

Câu 18 :

Các gốc \(\alpha \)-glucose trong phân tử tinh bột tạo dạng mạch amylose không nhánh liên kết với nhau bởi liên kết

  • A.

    \(\alpha \)-1,4-glycoside.

  • B.

    \(\alpha \)-1,3-glycoside.

  • C.

    \(\alpha \)-1,6-glycoside.

  • D.

    \(\beta \)-1,2-glycoside

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch l2 trong KI (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 3 ml dung dịch hồ tinh bột (không màu) và để trong thời gian 3 phút ở nhiệt độ thường.

- Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 2 phút.

- Bước 3: Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nguội khoảng 8 phút.

Cho các phát biểu nào sau:

Khi thay hồ tinh bột bằng dung dịch glucose ta thu được kết quả tương tự.

Đúng
Sai

Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iodine bị thăng hoa hoàn toàn.

Đúng
Sai

Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím.

Đúng
Sai

Ở bước 1, sau khi để hỗn hợp trong thời gian 3 phút thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh tím.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Cho ester X có công thức phân tử C5H8O2 (mạch hở) dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ.

X có tên gọi là methyl methacrylate.

Đúng
Sai

X có khả năng làm mất màu nước bromine.

Đúng
Sai

X thuộc loại ester no, đơn chức, mạch hở.

Đúng
Sai

Có 1 tấn X sản xuất được 800kg thủy tinh hữu cơ, biết hiệu suất phản ứng trùng hợp đạt 80%.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ mạch hở E cho kết quả phần trăm khối lượng carbon, hydrogen, oxygen lần lượng là 40,68%; 5,08%; 54,24%. Phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) cho biết E có phân tử khối bằng 118. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

Biết: Z là alcohol đơn chức, F và T là các hợp chất hữu cơ; MF < MT.

Chất T thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

Đúng
Sai

Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Đúng
Sai

Trong Y, số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen.

Đúng
Sai

Nhiệt độ sôi của Z cao hơn nhiệt độ sôi của ethanol.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Carbohydrate là một thành phần quan trọng đối với con người cũng như là nguồn nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai ?

Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)n.

Đúng
Sai

Carbohydrate được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.

Đúng
Sai

Monosaccharide là nhóm carbohydrate đơn giản nhất không thể thủy phân được.

Đúng
Sai

Disaccharide là nhóm carbohydrate mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử  monosaccharide

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về ứng dụng của chất béo và các acid béo?

  • A.

    Chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng ở người và động vật.     

  • B.

    Trong công nghiệp, chất béo dùng để chế biến thực phẩm, sản xuất xà phòng và glycerol, …

  • C.

    Acid béo omega – 3 và omega – 6 là các acid béo không no với liên kết đôi đầu tiên ở vị trí số 3 và số 6 khi đánh số từ nhóm COOH.      

  • D.

    Acid béo omega – 3 và omega – 6 đều có vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều bệnh như bệnh về tim, động mạch vành, …

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của chất béo và các acid béo.

Lời giải chi tiết :

C sai, vì liên kết đôi đầu tiên ở vị trí số 3 và số 5 khi đánh số từ nhóm methyl.

Đáp án C

Câu 2 :

Chất nào sau đây là ester?

  • A.

    HCOOH.

  • B.

    CH3CHO.

  • C.

    CH3OH.

  • D.

    CH3COOC2H5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các ester có nhóm chức – COO –

Lời giải chi tiết :

CH3COOC2H5 thuộc loại ester.

Đáp án D

Câu 3 :

Ester X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là

  • A.

    HCOOC2H5.

  • B.

    CH3COOC2H5.

  • C.

    CH3COOCH3.

  • D.

    HCOOCH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng điều chế ester.

Lời giải chi tiết :

Ester X có công thức là: CH3COOCH3.

Đáp án C

Câu 4 :

Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glycerol?

  • A.

    Benzyl acetate.

  • B.

    Tristearin.

  • C.

    Methyl formate.

  • D.

    Methyl acetate.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Xà phòng hóa tristearin thu được glycerol theo phản ứng:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \( \to \)3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Đáp án B

Câu 5 :

Ethyl acetate được viết tắt là EtOAc, được sản xuất ở quy mô khá lớn để làm dung môi, là một loại hoá chất được sử dụng rất nhiều trong nước hoa, trong các loại sơn móng tay, hóa chất này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ethyl acetate có công thức thu gọn nào sau đây?

  • A.

    CH3COOC2H5

  • B.

    CH3COOCH2CH2CH3           

  • C.

    CH3COOC6H5

  • D.

    CH3COOCH=CH2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp của ester.

Lời giải chi tiết :

Ethyl acetate có công thức thu gọn là CH3COOC2H5.

Đáp án A

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Thủy phân saccharose chỉ thu được glucose.

  • B.

    Glucose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 

  • C.

    Cellulose và tinh bột đều thuộc loại polysaccharide.     

  • D.

    Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của cellulose.

Lời giải chi tiết :

A sai, thủy phân saccharose thu được glucose và fructose.

Đáp án A

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

  • B.

    Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

  • C.

    Chất béo là triester của glycerol với các monocarboxylic acid có số chẵn nguyên tử carbon (12 – 24), mạch carbon dài, không phân nhánh.

  • D.

    Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường base là phản ứng một chiều.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

B sai, vì mỡ bôi trơn là hợp chất thuộc hydrocarbon, dầu ăn thuộc dẫn xuất hydrocarbon.

Đáp án B

Câu 8 :

Để tráng bạc (silver) một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccharose rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%?

  • A.

    27,65

  • B.

    43,90                        

  • C.

    54,4

  • D.

    56,34

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải chi tiết :

n C12H22O11 = 34,2 : 342 = 0,1 mol

Câu 9 :

Có các phát biểu sau đây:

(1) Tinh bột bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

(2) Cellulose có cấu trúc mạch phân nhánh.

(3) Saccharose làm mất màu nước bromine.

(4) Fructose có phản ứng tráng bạc.

(5) Glucose hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

(6) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    6

  • B.

    4

  • C.

    5

  • D.

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

(1) sai, tinh bột không phản ứng với thuốc thử Tollens.

(2) sai, cellulose có cấu trúc mạch thẳng.

(3) sai, saccharose không làm mất màu nước bromine.

(4) đúng

(5) đúng

(6) đúng

Đáp án D

Câu 10 :

Carbohydrate có nhiều trong bông, đay, gỗ, làm nguyên liệu để sản xuất tơ acetate, chế tạo thuốc súng không khói là

  • A.

    saccharose  

  • B.

    tinh bột.         

  • C.

    glucose.

  • D.

    cellulose.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái tự nhiên của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Cellulose có nhiều trong bông, đay, gỗ, làm nguyên liệu để sản xuất tơ acetate, chế tạo thuốc súng không khói.

Đáp án D

Câu 11 :

Trong công nghiệp, người ta dùng phản ứng hydrogen hoá để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản.  

Để hydrogen hoá hoàn toàn 1 tấn triolein, cần dùng V m3 H2 (đkc). Tính V biết hiệu suất phản ứng  tính theo H2 bằng 50%.

  • A.

    25,34.

  • B.

    168,26.

  • C.

    50,68.

  • D.

    113,12.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

(C17H33COO)3C3H5 + 3 H2 \( \to \)  (   (C17H35COO)3C3H5

n triolein = \(\frac{{{{1.10}^6}}}{{884}}mol\)\( \to \)n H2 = 3. n triolein = 3.\(\frac{{{{1.10}^6}}}{{884}}mol\)

Theo hiệu suất phản ứng: n H2 thực tế = \(\frac{{{{1.10}^6}}}{{884}}:50\% \)

V H2 = \(\frac{{{{1.10}^6}}}{{884}}:50\% \).24,79 : 1000 = 168,26 m3

Câu 12 :

Nhỏ dung dịch iodine lên mặt cắt quả chuối xanh. Hiện tượng quan sát được là

  • A.

    xuất hiện màu xanh tím.

  • B.

    xuất hiện màu vàng.

  • C.

    xuất hiện màu đỏ.

  • D.

    xuất hiện màu cam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.

Lời giải chi tiết :

Trong quả chuối xanh có chứa hàm lượng tinh bột nên khi nhỏ dung dịch iodine lên mặt cắt tạo kết tủa màu xanh tím.

Đáp án A

Câu 13 :

Loại dầu nào sau đây không phải là chất béo?

  • A.

    Dầu lạc (đậu phộng).

  • B.

    Dầu vừng (mè).

  • C.

    Dầu dừa.

  • D.

    Dầu luyn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất béo có nguồn gốc từ thực vật, động vật.

Lời giải chi tiết :

Dầu luyn không phải là chất béo.

Đáp án D

Câu 14 :

Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?

  • A.

    CH3COONa.

  • B.

    CH3(CH2)12COONa.             

  • C.

    CH3(CH2)12COOCH3.

  • D.

    CH3(CH2)5O(CH2)5CH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xà phòng là muối sodium hoặc potassium của acid béo.

Lời giải chi tiết :

CH3(CH2)12COONa dùng để làm xà phòng.

Đáp án B

Câu 15 :

Polysaccharide X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Y có tính chất của alcohol đa chức.

  • B.

    X có phản ứng tráng bạc.

  • C.

    Phân tử khối của Y bằng 342.

  • D.

    X dễ tan trong nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái tự nhiên của polysaccharide.

Lời giải chi tiết :

Polysaccharide X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi, trong bông nõn có gần 98% chất X \( \to \)X là cellulose.

Thủy phân X thu được glucose (Y).

Đáp án A

Câu 16 :

Dãy gồm các chất đều không bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens

  • A.

    formic acid, formic aldehyde, glucose.           

  • B.

    fructose, tinh bột, formic acid.

  • C.

    saccharose, tinh bột, cellulose

  • D.

    acetic aldehyde , fructose, cellulose.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

A đúng

B, C sai vì tinh bột không phản ứng

D sai vì cellulose không phản ứng.

Câu 17 :

Dung dịch saccarose tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do:

  • A.

    Đã có sự tạo thành aldehyde sau phản ứng.

  • B.

    Saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose và fructose.

  • C.

    Saccharose bị thuỷ phân tạo thành glucose.

  • D.

    Saccharose bị thuỷ phân tạo thành fructose.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của saccharose.

Lời giải chi tiết :

Vì saccharose đã bị thủy phân trong môi trường acid tạo thành glucose và fructose.

Đáp án B

Câu 18 :

Các gốc \(\alpha \)-glucose trong phân tử tinh bột tạo dạng mạch amylose không nhánh liên kết với nhau bởi liên kết

  • A.

    \(\alpha \)-1,4-glycoside.

  • B.

    \(\alpha \)-1,3-glycoside.

  • C.

    \(\alpha \)-1,6-glycoside.

  • D.

    \(\beta \)-1,2-glycoside

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của tinh bột.

Lời giải chi tiết :

Amylose không phân nhánh bởi chứa liên kết \(\alpha \)-1,4-glycoside.

Đáp án A

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch l2 trong KI (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 3 ml dung dịch hồ tinh bột (không màu) và để trong thời gian 3 phút ở nhiệt độ thường.

- Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 2 phút.

- Bước 3: Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nguội khoảng 8 phút.

Cho các phát biểu nào sau:

Khi thay hồ tinh bột bằng dung dịch glucose ta thu được kết quả tương tự.

Đúng
Sai

Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iodine bị thăng hoa hoàn toàn.

Đúng
Sai

Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím.

Đúng
Sai

Ở bước 1, sau khi để hỗn hợp trong thời gian 3 phút thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh tím.

Đúng
Sai
Đáp án

Khi thay hồ tinh bột bằng dung dịch glucose ta thu được kết quả tương tự.

Đúng
Sai

Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iodine bị thăng hoa hoàn toàn.

Đúng
Sai

Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím.

Đúng
Sai

Ở bước 1, sau khi để hỗn hợp trong thời gian 3 phút thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh tím.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.

Lời giải chi tiết :

a. Sai. Vì glucose không có phản ứng màu với I2.

b. Sai. Vì iodine không bị thăng hoa.

c. Đúng.

d. Sai. Vì phản ứng có xuất hiện màu xanh tím ngay khi cho iodine vào hồ tinh bột.

Câu 2 :

Cho ester X có công thức phân tử C5H8O2 (mạch hở) dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ.

X có tên gọi là methyl methacrylate.

Đúng
Sai

X có khả năng làm mất màu nước bromine.

Đúng
Sai

X thuộc loại ester no, đơn chức, mạch hở.

Đúng
Sai

Có 1 tấn X sản xuất được 800kg thủy tinh hữu cơ, biết hiệu suất phản ứng trùng hợp đạt 80%.

Đúng
Sai
Đáp án

X có tên gọi là methyl methacrylate.

Đúng
Sai

X có khả năng làm mất màu nước bromine.

Đúng
Sai

X thuộc loại ester no, đơn chức, mạch hở.

Đúng
Sai

Có 1 tấn X sản xuất được 800kg thủy tinh hữu cơ, biết hiệu suất phản ứng trùng hợp đạt 80%.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của ester.

Lời giải chi tiết :

a. Đúng

b. Đúng

c. Sai vì X mạch hở có 1 nối đôi

d. Đúng. Bảo toàn khối lượng (nếu hiệu suất 100%) khối lượng thủy tinh hữu cơ thu được là 1 tấn, thực tế thu được 800kg. Vậy hiệu suất phản ứng đạt 80%.

Câu 3 :

Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ mạch hở E cho kết quả phần trăm khối lượng carbon, hydrogen, oxygen lần lượng là 40,68%; 5,08%; 54,24%. Phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) cho biết E có phân tử khối bằng 118. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

Biết: Z là alcohol đơn chức, F và T là các hợp chất hữu cơ; MF < MT.

Chất T thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

Đúng
Sai

Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Đúng
Sai

Trong Y, số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen.

Đúng
Sai

Nhiệt độ sôi của Z cao hơn nhiệt độ sôi của ethanol.

Đúng
Sai
Đáp án

Chất T thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

Đúng
Sai

Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Đúng
Sai

Trong Y, số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen.

Đúng
Sai

Nhiệt độ sôi của Z cao hơn nhiệt độ sôi của ethanol.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xác định công thức phân tử của E từ kết quả phân tích hàm lượng nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

E: CxHyOz =>\(\frac{{12x}}{{\% C}} = \frac{{1.y}}{{\% H}} = \frac{{16z}}{{\% O}} = \frac{{{M_E}}}{{100\% }}\)=> \(\frac{{12x}}{{40,68}} = \frac{{1.y}}{{5,08}} = \frac{{16z}}{{54,24}} = \frac{{118}}{{100}}\)

=>x = 4; y = 6; z =4 => E: C4H6O4

Do Z là alcohol đơn chức, F và T là các hợp chất hữu cơ => E: HCOOCH2COOCH3

a. Đúng vì T chứa -OH và -COOH

b. Đúng vì F có HCOO-

c. Sai vì Y:HO-CH2-COONa có 3O và 2C

d. Sai vì cùng là alcohol nhưng Z là CH3OH (M=32) và ethanol (M=46)

(cùng 1 loại chất thì chất nào có M nhỏ hơn sẽ có nhiệt độ sôi thấp hơn)

Câu 4 :

Carbohydrate là một thành phần quan trọng đối với con người cũng như là nguồn nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai ?

Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)n.

Đúng
Sai

Carbohydrate được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.

Đúng
Sai

Monosaccharide là nhóm carbohydrate đơn giản nhất không thể thủy phân được.

Đúng
Sai

Disaccharide là nhóm carbohydrate mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử  monosaccharide

Đúng
Sai
Đáp án

Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)n.

Đúng
Sai

Carbohydrate được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.

Đúng
Sai

Monosaccharide là nhóm carbohydrate đơn giản nhất không thể thủy phân được.

Đúng
Sai

Disaccharide là nhóm carbohydrate mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử  monosaccharide

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

a. sai, công thức chưng là Cn(H2O)m.

b. đúng

c. đúng

d. đúng

Phần 3. Trả lời ngắn
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của ester.

Lời giải chi tiết :

Đáp số: 4.

Phương pháp giải :

Dựa vào Phương pháp sản xuất xà phòng.

Lời giải chi tiết :

Đáp số: 8000

Khối lượng muối axit béo trong 1 bánh xà phòng = 0,7.90 = 63 (gam)

Gọi số mol của (C17H35COO)3C3H5: (C15H31COO)3C3H5: (C17H33COO)3C3H5) lần lượt là 2x, 3x, 5x

=> Muối C17H35COONa: 6x.0,9 = 5,4x (mol)

C15H31COONa: 9x.0,9 = 8,1x (mol)

C17H33COONa: 15x.0,9 = 13,5x (mol)

=> 306.5,4x + 278.8,1x + 304.13,5x = 63 => x = 7,87.10-3 (mol)

=> mMỡ = 890.2x + 806.3x + 884.5x = 67,797 (gam) => Tiền mỡ = 2034 đồng

Số mol Na = 5,4x + 8,1x + 13,5x = 0,212 (mol)

=> mdung dịch NaOH = 21,25 gam => tiền NaOH = 404 đồng

Tiền phụ gia và chất độn = 2700 đ

Tiền nhân công, máy móc = 2700 đ

Vậy tổng tiền 1 bánh xà phòng = 7.838 ≈ 8000 đ

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Năng lượng cung cấp bởi chất béo = 9120.20% = 1824 kJ

Lượng chất béo cần thiết để tạo ra năng lượng trên = 1824/38 = 48 gam

Phản ứng tổng hợp Glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:

6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 (cần 673 kcal)

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải chi tiết :

nC6H12O6 = 150.10%/180 = 1/12

nAg = 2nC6H12O6 = 1/6 mAg = 18 gam