50 bài tập định nghĩa đạo hàm
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng?
- A Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trái tại \({x_0}\) thì nó liên tục tại điểm đó
- B Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm phải tại \({x_0}\) thì nó liên tục tại điểm đó
- C Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại \({x_0}\) thì nó liên tục tại điểm \( - {x_0}\)
- D Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại \({x_0}\) thì nó liên tục tại điểm đó
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương pháp:
Định nghĩa đạo hàm: Nếu hàm số \(f\left( x \right)\) xác định tại \({x_0}\) và tồn tại giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) thì hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm tại \({x_0}\).
Định nghĩa hàm số liên tục tại một điểm: Nếu hàm số \(f\left( x \right)\) xác định tại \({x_0}\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)\) thì hàm số liên tục tại \({x_0}\).
Lời giải chi tiết:
Cách giải:
Dựa vào định nghĩa đạo hàm, ta có kết quả:
Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại \({x_0}\) thì tồn tại giới hạn \(L = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\).
Do đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)\) vì nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) \ne f\left( {{x_0}} \right)\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}} = \pm \infty \)
Do đó hàm số liên tục tại điểm \(x = {x_0}\).
Chọn đáp án D
Câu hỏi 2 :
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=\left\{ \begin{align}& {{x}^{2}}+1,\,\,x\ge 1 \\& 2x,\,\,\,\,\,\,\,\,x<1.\, \\\end{align} \right.\) Mệnh đề sai là
- A \(f'\left( 1 \right)=2.\)
- B \(f\) không có đạo hàm tại \({{x}_{0}}=1.\)
- C \(f'\left( 0 \right)=2.\)
- D \(f'\left( 2 \right)=4.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp. Sử dụng định nghĩa, công thức đạo hàm cơ bản để tính trực tiếp đạo hàm và kết luận.
Lời giải chi tiết:
Lời giải chi tiết.
Ta có \(x>1\) thì \(f\left( x \right)={{x}^{2}}+1\) nên \(f'\left( x \right)=2x\Rightarrow f'\left( 2 \right)=2.2=4.\)
Đáp án D đúng.
Tương tự ta có \(f'\left( 0 \right)=2\)
đáp án C đúng.
Ta kiểm tra xem \(f\) có đạo hàm tại \({{x}_{0}}=1\) hay không?
Ta có \(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{\left( {{x}^{2}}+1 \right)-2}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{{{x}^{2}}-1}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\left( x+1 \right)=2.\)
Tương tự ta có \(\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-2}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2\left( x-1 \right)}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,2=2.\)
Như vậy \(\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=2.\)
Do đó \(f'\left( 1 \right)=2.\)
Đáp án A đúng.
Chọn đáp án B.
Câu hỏi 3 :
Cho hàm số \(f\left( x \right)=\sqrt{x+1}\). Tính đạo hàm của hàm số tại điểm \({{x}_{0}}=1\)
- A \(\frac{\sqrt{2}}{4}\)
- B \(\frac{\sqrt{2}}{2}\)
- C \(2\sqrt{2}\)
- D \(\frac{\sqrt{2}}{3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
TXĐ: \(D=\left[ -1;+\infty \right)\)
\(f'\left( 1 \right)=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{x+1}-\sqrt{2}}{x-1}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{x+1-2}{\left( x-1 \right)\left( \sqrt{x+1}+\sqrt{2} \right)}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\sqrt{x+1}+\sqrt{2}}=\frac{1}{2\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{2}}{4}\)
Chọn A.
Câu hỏi 4 :
Khi tính đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{2}}+5x-3\) tại điểm \({{x}_{0}}=2\), một học sinh đã tính theo các bước sau:
Bước 1: \(f\left( x \right)-f\left( 2 \right)=f\left( x \right)-11\)
Bước 2: \(\frac{f\left( x \right)-f\left( 2 \right)}{x-2}=\frac{{{x}^{2}}+5x-3-11}{x-2}=\frac{\left( x-2 \right)\left( x+7 \right)}{x-2}=x+7\)
Bước 3: \(\underset{x\to 2}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 2 \right)}{x-2}=\underset{x\to 2}{\mathop{\lim }}\,\left( x+7 \right)=9\Rightarrow f'\left( 2 \right)=9\)
Tính toán trên nếu sai thì sai ở bước nào?
- A Bước 1
- B Bước 2
- C Bước 3
- D Tính toán đúng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xét tính đúng sai ở từng bước.
Lời giải chi tiết:
Bài giải trên hoàn toàn đúng.
Chọn D.
Câu hỏi 5 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}3 - \sqrt {4 - x} \,\,\,khi\,\,x \ne 0\\1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\) . Khi đó \(f'\left( 0 \right)\) là kết quả nào sau đây?
- A \(\frac{1}{4}\)
- B \(\frac{1}{16}\)
- C \(\frac{1}{2}\)
- D 2
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(f'\left( 0 \right)=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{3-\sqrt{4-x}-1}{x}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{2-\sqrt{4-x}}{x}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{4-4+x}{x\left( 2+\sqrt{4-x} \right)}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{2+\sqrt{4-x}}=\frac{1}{4}\)
Chọn A.
Câu hỏi 6 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\sqrt x \,\,\,khi\,\,x > 1\\{x^2}\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\). Tính \(f'\left( 1 \right)\) ?
- A \(\frac{1}{2}\)
- B 1
- C 2
- D không tồn tại.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\sqrt x - 1}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{1}{{\sqrt x + 1}} = \frac{1}{2}\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {x + 1} \right) = 2\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\end{array}\)
Vậy không tồn tại đạo hàm của hàm số tại x = 1.
Chọn D.
Câu hỏi 7 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{\sqrt x }}{x}\,\,khi\,\,x \ne 0\\0\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\). Xét hai mệnh đề sau:
(I) \(f'\left( 0 \right)=1\)
(II) Hàm số không có đạo hàm tại \({{x}_{0}}=0\)
Mệnh đề nào đúng?
- A Chỉ (I)
- B Chỉ (II)
- C Cả 2 đều đúng
- D Cả 2 đều sai.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{x}}{{{x}^{2}}}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{x\sqrt{x}}=+\infty \Rightarrow \) Hàm số không có đạo hàm tại x = 0.
Chọn B.
Câu hỏi 8 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 1\\\frac{{{x^3} + 2{x^2} - 7x + 4}}{{x - 1}}\,\, \, \, khi\,\,x < 1\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 1 \right)\) bằng:
- A 0
- B 4
- C 5
- D Không tồn tại
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2x + 3 - 5}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2x - 2}}{{x - 1}} = 2\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{\frac{{{x^3} + 2{x^2} - 7x + 4}}{{x - 1}} - 5}}{{x - 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{{x^3} + 2{x^2} - 12x + 9}}{({x - 1})^2} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 3x - 9} \right)}}{({x - 1})^2}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} {{ {{x^2} + 3x - 9} }\over{x-1} }= +\infty.\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\end{array}\)
Vậy hàm số không tồn tại đạo hàm tại x = 1.
Chọn D.
Câu hỏi 9 :
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định: \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{\sqrt {{x^2} + 1} - 1}}{x}\,\,khi\,\,x \ne 0\\0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 0 \right)\) bằng:
- A \(\frac{1}{2}\)
- B \(-\frac{1}{2}\)
- C \(-2\)
- D không tồn tại.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại)
Lời giải chi tiết:
\(f'\left( 0 \right)=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\frac{\sqrt{{{x}^{2}}+1}-1}{x}}{x}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{{{x}^{2}}+1}-1}{{{x}^{2}}}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{{{x}^{2}}+1-1}{{{x}^{2}}\left( \sqrt{{{x}^{2}}+1}+1 \right)}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{1}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}+1}=\frac{1}{2}\)
Chọn A.
Câu hỏi 10 :
Xét hai mệnh đề:
(I) f(x) có đạo hàm tại x0 thì f(x) liên tục tại x0 (II) f(x) liên tục tại x0 thì f(x) có đạo hàm tại x0
Mệnh đề nào đúng?
- A Chỉ (I)
- B Chỉ (II)
- C Cả hai đều sai
- D Cả 2 đều đúng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Suy luận từ công thức tính đạo hàm của hàm số tại một điểm bằng định nghĩa.
Lời giải chi tiết:
(I) hiển nhiên đúng.
(II) sai.
Ví dụ: Xét hàm số \(f\left( x \right)=\left| x \right|\) ta có
\(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,=\left| {{x}_{0}} \right|=f\left( {{x}_{0}} \right)\Rightarrow \) Hàm số liên tục tại trên R. Tuy nhiên hàm số không có đạo hàm tại x = 0
\(\begin{array}{l}f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\left| x \right| - 0}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\left| x \right|}}{x}\\\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\left| x \right|}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{x}{x} = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{\left| x \right|}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{ - x}}{x} = - 1\end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\left| x \right|}}{x} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{\left| x \right|}}{x}\end{array}\)
Không tồn tại đạo hàm của hàm số tại x = 0.
Chọn A.
Câu hỏi 11 :
Xét ba hàm số: \(\left( I \right):f\left( x \right)=\left| x \right|x,\,\,\left( II \right):g\left( x \right)=\sqrt{x}\) . Hàm số có đạo hàm tại x = 0 là:
- A Chỉ (I)
- B Chỉ II
- C Chỉ I và II
- D Cả I và II
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{{x^2}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} x = 0\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{ - {x^2}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( { - x} \right) = 0\end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = 0 \Rightarrow \) Hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm tại x = 0.
\(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{g\left( x \right)-g\left( 0 \right)}{x-0}=\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sqrt{x}}{x}=+\infty \Rightarrow \) Hàm số \(y=g\left( x \right)\) không có đạo hàm tại x = 0.
Chọn A.
Câu hỏi 12 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} - \sqrt {8{x^2} + 4} }}{x^2}\,\,\,khi\,x \ne 0\\0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,x = 0\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 0 \right)\) bằng:
- A \(\frac{1}{3}\)
- B \(-\frac{5}{3}\)
- C \(\frac{3}{4}\)
- D không tồn tại.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
Để hàm số có đạo hàm tại x = 0, trước hết hàm số phải liên tục tại x = 0.
Ta có :
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} - \sqrt {8{x^2} + 4} }}{{{x^2}}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} - 2}}{{{x^2}}} - \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {8{x^2} + 4} - 2}}{{{x^2}}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{4{x^2}}}{{{x^2}\left( {{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}}}^2} + 2\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} + 4} \right)}} - \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{8{x^2}}}{{{x^2}\left( {\sqrt {8{x^2} + 4} + 2} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{4}{{{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}}}^2} + 2\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} + 4}} - \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{8}{{\sqrt {8{x^2} + 4} + 2}} = \frac{1}{3} - 2 = - \frac{5}{3}\end{array}\)
\(f\left( 0 \right) = 0\)
\( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f\left( x \right) \ne f\left( 0 \right)\), do đó hàm số không liên tục tại \(x = 0\).
Vậy hàm số không có đạo hàm tại \(x = 0\).
Chọn D.
Câu hỏi 13 :
Cho đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây sai?
- A Hàm số có tại hàm tại x = 0
- B Hàm số có tại hàm tại x = 1
- C Hàm số có tại hàm tại x = 2
- D Hàm số có tại hàm tại x = 3
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy \(\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=1,\,\,\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=0\Rightarrow \underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)\ne \underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)\Rightarrow \) Không tồn tại \(\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)\), hàm số không liên tục tại x = 1.
Vậy hàm số không có tại hàm tại x = 1
Chọn B.
Câu hỏi 14 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^3} - 4{x^2} + 3x}}{{{x^2} - 3x + 2}}\,\,\,khi\,\,x \ne 1\\0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 1\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 1 \right)\) bằng:
- A \(\frac{3}{2}\)
- B 1
- C 0
- D không tồn tại.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(f'\left( 1 \right)=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\frac{{{x}^{3}}-4{{x}^{2}}+3x}{{{x}^{2}}-3x+2}}{x-1}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{x\left( x-3 \right)\left( x-1 \right)}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}\left( x-2 \right)}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{x\left( x-3 \right)}{\left( x-1 \right)\left( x-2 \right)}=-\infty \)
Vậy hàm số không có đạo hàm tại x = 1.
Chọn D.
Câu hỏi 15 :
Cho hàm số \(f\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+\left| x+1 \right|}{x}\). Tính đạo hàm của hàm số tại \({{x}_{0}}=-1\).
- A 2
- B 1
- C 0
- D Không tồn tại
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(f'\left( -1 \right)=\underset{x\to \left( -1 \right)}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( -1 \right)}{x+1}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{\frac{{{x^2} + x + 1}}{x} + 1}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{{x^2} + 2x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{x + 1}}{x} = 0\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{\frac{{{x^2} - x - 1}}{x} + 1}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{{x^2} - 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{x - 1}}{x} = 2\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}}\end{array}\)
Do đó không tồn tại \(\underset{x\to \left( -1 \right)}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( -1 \right)}{x+1}\), vậy không tồn tại đạo hàm của hàm số tại \({{x}_{0}}=-1\).
Chọn D.
Câu hỏi 16 :
Xét hai câu sau:
(1) Hàm số \(y=\frac{\left| x \right|}{x+1}\) liên tục tại x = 0.
(2) Hàm số \(y=\frac{\left| x \right|}{x+1}\) có đạo hàm tại x = 0.
Trong 2 câu trên:
- A (2) đúng
- B (1) đúng
- C Cả (1), (2) đều đúng
- D Cả (1), (2) đều sai.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Hàm số liên tục tại \(x={{x}_{0}}\Leftrightarrow \underset{x\to x_{0}^{+}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to x_{0}^{-}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 0 \right)\)
+) Hàm số có đạo hàm tại \(x={{x}_{0}}\Leftrightarrow f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to x_{0}^{+}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}=\underset{x\to x_{0}^{-}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(y = \frac{{\left| x \right|}}{{x + 1}} = \left\{ \begin{array}{l}\frac{x}{{x + 1}}\,\,\,khi\,x \ge 0\\\frac{{ - x}}{{x + 1}}\,\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\)
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{x}{{x + 1}} = 0 = f\left( 0 \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{ - x}}{{x + 1}} = 0\end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = f\left( 0 \right) = 0 \Rightarrow \) Hàm số liên tục tại x = 0.
\(f'\left( 0 \right)=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}\)
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\frac{x}{{x + 1}} - 0}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{1}{{x + 1}} = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{\frac{{ - x}}{{x + 1}} - 0}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{ - 1}}{{x + 1}} = - 1\end{array} \right. \Rightarrow x = {x_0} \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}} \Rightarrow \) Hàm số không tồn tại đạo hàm tại x = 0.
Chọn B.
Câu hỏi 17 :
Tìm a để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}}\,\,khi\,\,x \ne 1\\a\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 1\end{array} \right.\) có đạo hàm tại x = 1.
- A \(a=-2\)
- B a = 2
- C a = 1
- D \(a=\frac{1}{2}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Để hàm số có đạo hàm tại x = 1 thì hàm số phải liên tục tại x = 1.
+) Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
Để hàm số có đạo hàm của hàm số tại điểm x = 1 thì trước hết hàm số phải liên tục tại x = 1, tức là \(\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 1 \right)\Leftrightarrow \underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{{{x}^{2}}-1}{x+1}=a\Leftrightarrow \underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\left( x+1 \right)=a\Leftrightarrow 2=a\)
Khi đó hàm số có dạng: \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} - 1}}{{x - 1}}\,\,khi\,\,x \ne 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 1\end{array} \right.\)
\(\Rightarrow f'\left( 1 \right)=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\frac{{{x}^{2}}-1}{x-1}-2}{x-1}\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{\left( x+1 \right)\left( x-1 \right)-2\left( x-1 \right)}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{x+1-2}{x-1}=1\)
Vậy a = 2.
Chọn B.
Câu hỏi 18 :
Tìm a, b để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} + 1}}{{x + 1}}\,\,khi\,\,x \ge 0\\ax + b\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\) có đạo hàm tại điểm x = 0.
- A \(a=-11,b=11\)
- B \(a=-10,b=10\)
- C \(a=-12,b=12\)
- D \(a=-1,b=1\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+) Trước hết hàm số liên tục tại x = 0.
+) Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là
\(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\Leftrightarrow f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x}=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x}\)
Lời giải chi tiết:
Trước tiên hàm số phải liên tục tại x = 0.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{{x^2} + 1}}{{x + 1}} = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {ax + b} \right) = b = f\left( 0 \right)\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại x = 0 thì \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 0 \right)\Leftrightarrow b=1\)
Khi đó ta có \(f'\left( 0 \right)=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x}\)
Ta có
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\frac{{{x^2} + 1}}{{x + 1}} - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{{x^2} - x}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{x - 1}}{{x + 1}} = - 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\left( {ax + 1} \right) - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} a = a\end{array}\)
Để hàm số có đạo hàm tại x = 0 thì \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x}=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x}\Leftrightarrow a=-1\)
Vậy \(a=-1,b=1\).
Chọn D.
Câu hỏi 19 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx\,\,khi\,\,x \ge 1\\2x - 1\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\). Tìm a, b để hàm số có đạo hàm tại x = 1.
- A \(a=-1,b=0\)
- B \(a=-1,b=1\)
- C \(a=1,b=0\)
- D \(a=1,b=1\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+) Tìm điều kiện để hàm số liên tục tại x = 1: \(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 1 \right)\)
+) Tìm điều kiện để hàm số có đạo hàm tại x = 1: \(f'\left( 1 \right)=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}\)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {a{x^2} + bx} \right) = a + b = f\left( 1 \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {2x - 1} \right) = 1\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại x = 1 thì \(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 1 \right)\Leftrightarrow a+b=1\,\,\,\left( 1 \right)\)
Khi đó ta có: \(f'\left( 1 \right)=\underset{x\to 1}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}\)
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{a{x^2} + bx - \left( {a + b} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{a\left( {{x^2} - 1} \right) + b\left( {x - 1} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left[ {a\left( {x + 1} \right) + b} \right] = 2a + b\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{2x - 1 - \left( {a + b} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{2x - 2}}{{x - 1}} = 2\end{array}\)
Để hàm số có đạo hàm tại x = 1 thì \(f'\left( 1 \right)=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}=\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 1 \right)}{x-1}\Leftrightarrow 2a+b=2\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 1\\2a + b = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 0\end{array} \right.\)
Chọn C.
Câu hỏi 20 :
Với hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}x\sin \frac{\pi }{x}\,\,khi\,\,x \ne 0\\0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\) . Để tìm đạo hàm \(f'\left( 0 \right)\) một học sinh lập luận qua các bước sau:
Bước 1: \(\left| f\left( x \right) \right|=\left| x \right|\left| \sin \frac{\pi }{x} \right|\le \left| x \right|\)
Bước 2: Khi \(x\to 0\) thì \(\left| x \right|\to 0\) nên \(\left| f\left( x \right) \right|\to 0\Rightarrow f\left( x \right)\to 0\)
Bước 3: Do \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 0 \right)=0\) nên hàm số liên tục tại x = 0.
Bước 4: Từ f(x) liên tục tại \(x=0\Rightarrow f\left( x \right)\) có đạo hàm tại x = 0.
Lập luận trên nếu sai thì bắt đầu từ bước nào?
- A Bước 1
- B Bước 2
- C Bước 3
- D Bước 4.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Để hàm số có đạo hàm tại x0 thì hàm số liên tục tại x0, điều ngược lại chưa chắc đúng.
Lời giải chi tiết:
Một hàm số liên tục tại x0 chưa chắc có đạo hàm tại điểm đó, hơn nữa
\(\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{x\sin \frac{\pi }{x}-0}{x}=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\sin \frac{\pi }{x}=+\infty \Rightarrow \) Hàm số không có đạo hàm tại x = 0. Lập luận trên sai từ bước 4.
Chọn D.
Câu hỏi 21 :
Cho hàm số \(f\left( x \right)=x\left( x-1 \right)\left( x-2 \right)...\left( x-1000 \right)\). Tính \(f'\left( 0 \right)\) ?
- A 10000!
- B 1000!
- C 1100!
- D 1110!
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y=f\left( x \right)\) tại điểm \(x={{x}_{0}}\) là \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{x\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 1000} \right) - 0}}{x}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)...\left( {x - 1000} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( { - 1} \right)\left( { - 2} \right)\left( { - 3} \right)...\left( { - 1000} \right) = {\left( { - 1} \right)^{1000}}.1000! = 1000!\end{array}\)
Chọn B.
Câu hỏi 22 :
Tìm a, b để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\a\sin x + b\cos x\,\,\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\) có đạo hàm tại điểm \({{x}_{0}}=0\).
- A \(a=1,b=1\)
- B \(a=-1,b=1\)
- C \(a=-1,b=-1\)
- D \(a=0,b=1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Trước hết, tìm điều kiện để hàm số liên tục tại x = 0.
+) Sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa.
+) Hàm số có đạo hàm tại x = 0 \(\Leftrightarrow \underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}\Leftrightarrow a=1.\) Sử dụng công thức \(\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{\sin x}{x}=1\) .
Lời giải chi tiết:
Để hàm số có đạo hàm tại x = 1 thì trước hết hàm số phải liên tục tại x = 1.
Ta có: \(f\left( 0 \right)=1\)
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {a{x^2} + bx + 1} \right) = 1 = f\left( 0 \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {a\sin x + b\cos x} \right) = b\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại x = 1 thì \(\underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=f\left( 0 \right)\Leftrightarrow b=1\)
Khi đó ta có: \(f'\left( 0 \right)=\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}\)
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{a{x^2} + x + 1 - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {ax + 1} \right) = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{a\sin x + \cos x - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{2a\sin \frac{x}{2}\cos \frac{x}{2} - 2{{\sin }^2}\frac{x}{2}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{\sin \frac{x}{2}}}{{\frac{x}{2}}}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {a\cos \frac{x}{2} - 2\sin \frac{x}{2}} \right) = a\end{array}\)Để tồn tại \(f'\left( 0 \right)\Leftrightarrow \underset{x\to {{0}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}=\underset{x\to {{0}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 0 \right)}{x-0}\Leftrightarrow a=1.\)
Chọn A.
Câu hỏi 23 :
Cho hàm số \(f\left( x \right)=\sqrt{{{x}^{2}}}\). Giá trị \(f'\left( 0 \right)\) bằng:
- A 0
- B 2
- C 1
- D Không tồn tại
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức đạo hàm của hàm số hợp \(\left( \sqrt{u} \right)'=\frac{u'}{2\sqrt{u}}\)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}f\left( x \right) = \left| x \right|\\\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \frac{x}{x} = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \frac{{ - x}}{x} = - 1\end{array} \right. \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\end{array}\)
Do đó không tồn tại \(f'\left( 0 \right)\) của hàm số trên.
Chọn D.
Câu hỏi 24 :
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên tập số thực R thỏa mãn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {{f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \over {x - 2}} = 3\). Kết quả nào sau đây là đúng?
- A \(f'\left( x \right) = 2\)
- B \(f'\left( 2 \right) = 3\)
- C \(f'\left( x \right) = 3\)
- D \(f'\left( 3 \right) = 2\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)} \over {x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {{f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \over {x - 2}} = 3 \Rightarrow f'\left( 2 \right) = 3\)
Chọn B.
Câu hỏi 25 :
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên tập số thực R, có đạo hàm tại \(x = - 1\). Định nghĩa về đạo hàm nào sau đây là đúng?
- A \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} {{f\left( x \right) + f\left( { - 1} \right)} \over {x + 1}} = f'\left( { - 1} \right)\)
- B \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} {{f\left( x \right) + f\left( 1 \right)} \over {x + 1}} = f'\left( { - 1} \right)\)
- C \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} {{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)} \over {x + 1}} = f'\left( { - 1} \right)\)
- D \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} {{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)} \over {x - 1}} = f'\left( x \right)\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)} \over {x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} {{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)} \over {x + 1}} = f'\left( { - 1} \right)\).
Chọn C.
Câu hỏi 26 :
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm thỏa mãn \(f'\left( 6 \right)=2\). Giá trị biểu thức \(\underset{x\to 6}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 6 \right)}{x-6}\) bằng:
- A 2
- B \(\frac{1}{3}\)
- C \(\frac{1}{2}\)
- D \(12\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa: \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( {{x}_{0}} \right)}{x-{{x}_{0}}}\) (nếu tồn tại giới hạn).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(f'\left( 6 \right)=\underset{x\to 6}{\mathop{\lim }}\,\frac{f\left( x \right)-f\left( 6 \right)}{x-6}=2\)
Chọn A.
Câu hỏi 27 :
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại điểm \({x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right)\). Khẳng định nào sau đây sai?
- A \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( {{x_0} + h} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{h}\)
- B \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( {x + {x_0}} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)
- C \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \dfrac{{f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{\Delta x}}\)
- D \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa tính đạo hàm của một hàm số.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu hỏi 28 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{\sqrt {3x + 1} - 2x}}{{x - 1}}\,\,khi\,\,x \ne 1\\ - \dfrac{5}{4}\,\,\,\,khi\,x = 1\end{array} \right.\). Tính \(f'\left( 1 \right)\).
- A \(0\)
- B \( - \dfrac{7}{{50}}\)
- C \( - \dfrac{9}{{64}}\)
- D không tồn tại
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+) Kiểm tra tính liên tục của hàm số tại \(x = 1\).
+) Nếu hàm số liên tục tại \(x = 1\), sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa: \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\).
Lời giải chi tiết:
Trước hết ta xét tính liên tục của hàm số tại \(x = 1\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{\sqrt {3x + 1} - 2x}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{\left( {\sqrt {3x + 1} - 2x} \right)\left( {\sqrt {3x + 1} + 2x} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt {3x + 1} + 2x} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{3x + 1 - 4{x^2}}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt {3x + 1} + 2x} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{ - \left( {x - 1} \right)\left( {4x + 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt {3x + 1} + 2x} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{ - 4x - 1}}{{\sqrt {3x + 1} + 2x}} = \dfrac{{ - 4 - 1}}{{\sqrt 4 + 2}} = \dfrac{{ - 5}}{4} = f\left( 1 \right)\end{array}\)
\( \Rightarrow \) Hàm số liên tục tại \(x = 1\).
Tính \(f'\left( 1 \right)\).
\(\begin{array}{l} \Rightarrow f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \dfrac{{\dfrac{{\sqrt {3x + 1} - 2x}}{{x - 1}} + \dfrac{5}{4}}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{4\sqrt {3x + 1} - 8x + 5x - 5}}{{4{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{4\sqrt {3x + 1} - 3x - 5}}{{4{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{\left( {4\sqrt {3x + 1} - 3x - 5} \right)\left( {4\sqrt {3x + 1} + 3x + 5} \right)}}{{4{{\left( {x - 1} \right)}^2}\left( {4\sqrt {3x + 1} + 3x + 5} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{16\left( {3x + 1} \right) - \left( {9{x^2} + 30x + 25} \right)}}{{4{{\left( {x - 1} \right)}^2}\left( {4\sqrt {3x + 1} + 3x + 5} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{ - 9{x^2} + 18x - 9}}{{4{{\left( {x - 1} \right)}^2}\left( {4\sqrt {3x + 1} + 3x + 5} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{ - 9{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}{{4{{\left( {x - 1} \right)}^2}\left( {4\sqrt {3x + 1} + 3x + 5} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{ - 9}}{{4\left( {4\sqrt {3x + 1} + 3x + 5} \right)}} = \dfrac{{ - 9}}{{64}}\end{array}\)
Chọn C.
Câu hỏi 29 :
Xét 2 mệnh đề sau:
(I): Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại điểm \(x = {x_0}\) thì \(y = f\left( x \right)\) liên tục tại điểm đó.
(II): Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục tại điểm \(x = {x_0}\) thì \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại điểm đó.
(III): Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) gián đoạn tại điểm \(x = {x_0}\) thì chắc chắn \(y = f\left( x \right)\) không có đạo hàm tại điểm đó.
- A Cả 3 đều sai
- B Có 2 câu đúng 1 câu sai
- C Có 1 câu đúng 2 câu sai
- D Cả 3 câu đều đúng
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm tại điểm \(x = {x_0}\) thì \(y = f\left( x \right)\) liên tục tại điểm đó và nếu hàm số \(y = f\left( x \right)\) gián đoạn tại điểm \(x = {x_0}\) thì chắc chắn \(y = f\left( x \right)\) không có đạo hàm tại điểm đó là 2 mệnh đề đúng.
Chọn B.
Câu hỏi 30 :
Cho hàm \(f\left( x \right)\) liên tục trên khoảng \(\left( {a;b} \right)\), \({x_0} \in \left( {a;b} \right)\). Tính\(f'\left( {{x_0}} \right)\) bằng định nghĩa ta cần tính :
- A \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\).
- B \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \frac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\).
- C \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \frac{{\Delta x}}{{\Delta y}}\).
- D \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\Delta y}}{x}\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Tính\(f'\left( {{x_0}} \right)\) bằng định nghĩa ta cần tính \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \frac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\).
Chọn B.
Câu hỏi 31 :
Tìm số gia \(\Delta y\) của hàm số \(y = {x^2}\) biết \({x_0} = 3\) và \(\Delta x = - 1.\)
- A \(\Delta y = 13\).
- B \(\Delta y = 7\).
- C \(\Delta y = - 5\).
- D \(\Delta y = 16\) .
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Số gia \(\Delta y\) của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) ứng với số gia \(\Delta x\) là \(\Delta y = f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right)\).
Lời giải chi tiết:
Đặt \(y = {x^2} = f\left( x \right)\) ta có:
\(\begin{array}{l}\Delta y = f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right) = f\left( {3 - 1} \right) - f\left( 3 \right)\\\,\,\,\,\,\,\, = f\left( 2 \right) - f\left( 3 \right) = {2^2} - {3^2} = - 5\end{array}\)
Chọn C.
Câu hỏi 32 :
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trên tập số thực. Tìm hệ thức đúng?
- A \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}.\)
- B \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{f\left( x \right)}}{{x - 1}}.\)
- C \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{f\left( x \right)}}{x}.\)
- D \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}.\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hệ thức đúng là: \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}.\)
Chọn A.
Câu hỏi 33 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {x + 1} \). Tính đạo hàm của hàm số tại điểm \({x_0} = 1\).
- A \(\frac{{\sqrt 2 }}{4}\)
- B \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
- C \(2\sqrt 2 \)
- D \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
TXĐ: \(D = \left[ { - 1; + \infty } \right)\)
\(\begin{array}{l}f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {x + 1} - \sqrt 2 }}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{x + 1 - 2}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {\sqrt {x + 1} + \sqrt 2 } \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{1}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt 2 }} = \frac{1}{{2\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 2 }}{4}\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 34 :
Khi tính đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^2} + 5x - 3\) tại điểm \({x_0} = 2\), một học sinh đã tính theo các bước sau:
Bước 1: \(f\left( x \right) - f\left( 2 \right) = f\left( x \right) - 11\)
Bước 2: \(\frac{{f\left( x \right) - f\left( 2 \right)}}{{x - 2}} = \frac{{{x^2} + 5x - 3 - 11}}{{x - 2}} = \frac{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 7} \right)}}{{x - 2}} = x + 7\)
Bước 3: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 2 \right)}}{{x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left( {x + 7} \right) = 9 \Rightarrow f'\left( 2 \right) = 9\)
Tính toán trên nếu sai thì sai ở bước nào?
- A Bước 1
- B Bước 2
- C Bước 3
- D Tính toán đúng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xét tính đúng sai ở từng bước.
Lời giải chi tiết:
Bài giải trên hoàn toàn đúng.
Chọn D.
Câu hỏi 35 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}3 - \sqrt {4 - x} \,\,\,khi\,\,x \ne 0\\1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\) . Khi đó \(f'\left( 0 \right)\) là kết quả nào sau đây?
- A \(\frac{1}{4}\)
- B \(\frac{1}{{16}}\)
- C \(\frac{1}{2}\)
- D \(2\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{3 - \sqrt {4 - x} - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{2 - \sqrt {4 - x} }}{x}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{4 - 4 + x}}{{x\left( {2 + \sqrt {4 - x} } \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{1}{{2 + \sqrt {4 - x} }} = \frac{1}{4}\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 36 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x + 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 1\\\frac{{{x^3} + 2{x^2} - 7x + 4}}{{x - 1}}\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 1 \right)\) bằng:
- A \(0\)
- B \(4\)
- C \(5\)
- D không tồn tại
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2x + 3 - 5}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2x - 2}}{{x - 1}} = 2\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{\frac{{{x^3} + 2{x^2} - 7x + 4}}{{x - 1}} - 5}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{{x^3} + 2{x^2} - 12x + 9}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 3x - 9} \right)}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{{x^2} + 3x - 9}}{{x - 1}} = + \infty \\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\end{array}\)
Vậy hàm số không tồn tại đạo hàm tại x = 1.
Chọn D.
Câu hỏi 37 :
Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định: \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{\sqrt {{x^2} + 1} - 1}}{x}\,\,khi\,\,x \ne 0\\0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 0 \right)\) bằng:
- A \(\frac{1}{2}\)
- B \( - \frac{1}{2}\)
- C \( - 2\)
- D không tồn tại.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\frac{{\sqrt {{x^2} + 1} - 1}}{x}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} - 1}}{{{x^2}}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{x^2} + 1 - 1}}{{{x^2}\left( {\sqrt {{x^2} + 1} + 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{1}{{\sqrt {{x^2} + 1} + 1}} = \frac{1}{2}\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 38 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} - \sqrt {8{x^2} + 4} }}{{{x^2}}}\,\,\,khi\,x \ne 0\\0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,x = 0\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 0 \right)\) bằng:
- A \(\frac{1}{3}\)
- B \( - \frac{5}{3}\)
- C \(\frac{3}{4}\)
- D không tồn tại.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
Để hàm số có đạo hàm tại x = 0, trước hết hàm số phải liên tục tại x = 0.
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} - \sqrt {8{x^2} + 4} }}{{{x^2}}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} - 2}}{{{x^2}}} - \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {8{x^2} + 4} - 2}}{{{x^2}}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{4{x^2}}}{{{x^2}\left( {{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}}}^2} + 2\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} + 4} \right)}} - \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{8{x^2}}}{{{x^2}\left( {\sqrt {8{x^2} + 4} + 2} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{4}{{{{\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}}}^2} + 2\sqrt[3]{{4{x^2} + 8}} + 4}} - \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{8}{{\sqrt {8{x^2} + 4} + 2}} = \frac{1}{3} - 2 = - \frac{5}{3}\end{array}\)
Chọn B.
Câu hỏi 39 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^3} - 4{x^2} + 3x}}{{{x^2} - 3x + 2}}\,\,\,khi\,\,x \ne 1\\0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 1\end{array} \right.\). Giá trị của \(f'\left( 1 \right)\) bằng:
- A \(\frac{3}{2}\)
- B \(1\)
- C \(0\)
- D không tồn tại.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là \(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\) (nếu tồn tại).
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\frac{{{x^3} - 4{x^2} + 3x}}{{{x^2} - 3x + 2}}}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{x\left( {x - 3} \right)\left( {x - 1} \right)}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}\left( {x - 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{x\left( {x - 3} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} = - \infty \)
Vậy hàm số không có đạo hàm tại x = 1.
Chọn D.
Câu hỏi 40 :
Tìm a, b để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{x^2} + 1}}{{x + 1}}\,\,khi\,\,x \ge 0\\ax + b\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\) có đạo hàm tại điểm \(x = 0.\)
- A \(a = - 11,b = 11\)
- B \(a = - 10,b = 10\)
- C \(a = - 12,b = 12\)
- D \(a = - 1,b = 1\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+) Trước hết hàm số liên tục tại x = 0.
+) Đạo hàm của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là
\(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}} \Leftrightarrow f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x}\)
Lời giải chi tiết:
Trước tiên hàm số phải liên tục tại x = 0.
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{{x^2} + 1}}{{x + 1}} = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {ax + b} \right) = b = f\left( 0 \right)\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại x = 0 thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = f\left( 0 \right) \Leftrightarrow b = 1\)
Khi đó ta có \(f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x}\)
Ta có
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\frac{{{x^2} + 1}}{{x + 1}} - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{{x^2} - x}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{x - 1}}{{x + 1}} = - 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\left( {ax + 1} \right) - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} a = a\end{array}\)
Để hàm số có đạo hàm tại x = 0 thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{x} \Leftrightarrow a = - 1\)
Vậy \(a = - 1,b = 1\).
Chọn D.
Câu hỏi 41 :
Tìm a, b để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\a\sin x + b\cos x\,\,\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\) có đạo hàm tại điểm \({x_0} = 0\).
- A \(a = 1,b = 1\)
- B \(a = - 1,b = 1\)
- C \(a = - 1,b = - 1\)
- D \(a = 0,b = 1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Trước hết, tìm điều kiện để hàm số liên tục tại x = 0.
+) Sử dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa.
+) Hàm số có đạo hàm tại \(x = 0 \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} \Leftrightarrow a = 1.\)
Sử dụng công thức \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin x}}{x} = 1\) .
Lời giải chi tiết:
Để hàm số có đạo hàm tại x = 1 thì trước hết hàm số phải liên tục tại x = 1.
Ta có: \(f\left( 0 \right) = 1\)
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {a{x^2} + bx + 1} \right) = 1 = f\left( 0 \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {a\sin x + b\cos x} \right) = b\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại x = 1 thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = f\left( 0 \right) \Leftrightarrow b = 1\)
Khi đó ta có: \(f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\)
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{a{x^2} + x + 1 - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {ax + 1} \right) = 1\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{a\sin x + \cos x - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{2a\sin \frac{x}{2}\cos \frac{x}{2} - 2{{\sin }^2}\frac{x}{2}}}{x}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{\sin \frac{x}{2}}}{{\frac{x}{2}}}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {a\cos \frac{x}{2} - 2\sin \frac{x}{2}} \right) = a\end{array}\)
Để tồn tại \(f'\left( 0 \right) \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} \Leftrightarrow a = 1.\)
Chọn A.
Câu hỏi 42 :
Tính đạo hàm của hàm số sau: \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 3x + 1\,\,\,\,khi\,\,x > 1\\2x + 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\) ta được:
- A \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\)
- B \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\)
- C Không tồn tại đạo hàm
- D \(f'\left( x \right) = 2x - 3\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Tính đạo hàm của hàm số khi \(x > 1\)
+) Tính đạo hàm của hàm số khi \(x < 1\)
+) Sử dụng định nghĩa đạo hàm, xét sự tồn tại của đạo hàm của hàm số tại x = 1.
Lời giải chi tiết:
Với \(x > 1\) ta có: \(f\left( x \right) = {x^2} - 3x + 1 \Rightarrow f'\left( x \right) = 2x - 3\)
Với \(x < 1\) ta có : \(f\left( x \right) = 2x + 2 \Leftrightarrow f'\left( x \right) = 2\)
Với x = 1 ta có : \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {{x^2} - 3x + 1} \right) = - 1 \ne f\left( 1 \right) = 4 \Rightarrow \) Hàm số không liên tục tại \(x = 1,\) do đó không có đạo hàm tại \(x = 1.\)
Vậy \(f'\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}2x - 3\,\,\,khi\,\,x > 1\\2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 1\end{array} \right.\)
Chọn B.
Câu hỏi 43 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{\sqrt {1 - x} - 1}}{x}\,\,khi\,\,x \ne 0,\,\,x \le 1\\\,\,\,\,\,\,\,\,a\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\) . Tìm \(a\) để hàm số có đạo hàm tại \(x = 0\) và tính đạo hàm tại điểm đó.
- A \(a = - \frac{1}{2} \,\,;\,\,y'\left ( 0 \right ) = - \frac{1}{8}\)
- B \(a = \frac{1}{2} \,\,;\,\,y'\left ( 0 \right ) = \frac{1}{16}\)
- C \(a = - 1 \,\,;\,\,y'\left ( 0 \right ) = - \frac{1}{8}\)
- D \(a = 1 \,\,;\,\,y'\left ( 0 \right ) = \frac{1}{8}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Tìm \(a\) để hàm số liên tục tại \(x = 0\).
- Với giá trị \(a\) vừa tìm được, tính \(f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\), xét xem đạo hàm có tồn tại hay không (giới hạn có hữu hạn hay không).
Lời giải chi tiết:
TXĐ: \(D = \left( { - \infty ;1} \right],\,\,x = 0 \in D\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {1 - x} - 1}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{ - x}}{{x\left( {\sqrt {1 - x} + 1} \right)}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{ - 1}}{{\sqrt {1 - x} + 1}} = \frac{{ - 1}}{2}\\f\left( 0 \right) = a\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại \(x = 0\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f\left( x \right) = f\left( 0 \right) \Leftrightarrow a = - \frac{1}{2}\).
Khi đó ta có: \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{\sqrt {1 - x} - 1}}{x}\,\,khi\,\,x \ne 0,\,\,x \le 1\\\,\,\,\,\,\, - \frac{1}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\).
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\frac{{\sqrt {1 - x} - 1}}{x} + \frac{1}{2}}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{2\sqrt {1 - x} - 2 + x}}{{2{x^2}}}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{4\left( {1 - x} \right) - {{\left( {2 - x} \right)}^2}}}{{2{x^2}\left( {2\sqrt {1 - x} + 2 - x} \right)}}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{ - {x^2}}}{{2{x^2}\left( {2\sqrt {1 - x} + 2 - x} \right)}}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{ - 1}}{{2\left( {2\sqrt {1 - x} + 2 - x} \right)}} = \frac{{ - 1}}{8}
\end{array}\)
Vậy để hàm số có đạo hàm tại \(x = 0\) thì \(a = - \frac{1}{2}\).
Chọn A.
Câu hỏi 44 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} - {x^2} + a\,\,\,khi\,\,x \ge - 1\\{x^2} + bx\,\,\,\,khi\,\,x < - 1\end{array} \right.\). Tìm \(a,\,\,b\) để hàm số có đạo hàm tại \(x = - 1\).
- A \(a = 1\,\,;\,\,b = 2\)
- B \(a = -2\,\,;\,\,b = 4\)
- C \(a = 0\,\,;\,\,b = 1\)
- D \(a = 1\,\,;\,\,b = 0\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Tìm \(a\) để hàm số liên tục tại \(x = - 1\), từ đó rút \(b\) theo \(a\).
- Tính \(f'\left( { - {1^ + }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}}\), \(f'\left( { - {1^ - }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \frac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}}\) .
- Để hàm số tồn tại đạo hàm tại \(x = - 1\) thì \(f'\left( { - {1^ + }} \right) = f'\left( { - {1^ - }} \right)\).
Lời giải chi tiết:
TXĐ: \(D = \mathbb{R},\,\,x = - 1 \in D\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \left( { - {x^2} + a} \right) = a - 1 = f\left( { - 1} \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \left( {{x^2} + bx} \right) = 1 - b\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại \(x = - 1\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} f\left( x \right) = f\left( { - 1} \right)\)\( \Leftrightarrow a - 1 = 1 - b \Leftrightarrow a + b = 2\).
Tính đạo hàm tại điểm \(x = - 1\):
\(\begin{array}{l}f'\left( { - {1^ + }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{{ - {x^2} + a - \left( { - 1 + a} \right)}}{{x + 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{{ - {x^2} + 1}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \left( { - x + 1} \right) = 2\\f'\left( { - {1^ - }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \frac{{{x^2} + bx - \left( { - 1 + a} \right)}}{{x + 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \frac{{{x^2} + bx + 1 - a}}{{x + 1}}\end{array}\)
Thay \(a = 2 - b\) ta có:
\(\begin{array}{l}f'\left( { - {1^ - }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \frac{{{x^2} + bx - 1 + b}}{{x + 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) + b\left( {x + 1} \right)}}{{x + 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} \left( {x - 1 + b} \right) = b - 2\end{array}\).
Để hàm số có đạo hàm tại \(x = - 1\) thì \(f'\left( { - {1^ + }} \right) = f'\left( { - {1^ - }} \right)\)\( \Leftrightarrow b - 2 = 2 \Leftrightarrow b = 4\)\( \Rightarrow a = -2\).
Vậy \(a = -2,\,\,b = 4\).
Chọn B.
Câu hỏi 45 :
Điện lượng trong một dây dẫn biểu diễn theo phương trình \(Q = 2{t^2} + t\) (\(t\): giây, \(Q\): culông). Tính cường độ dòng điện tại thời điểm \(t = 4s\).
- A \(15A\)
- B \(16A\)
- C \(17A\)
- D \(18A\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
\(I\left( 4 \right) = Q'\left( 4 \right) = \mathop {\lim }\limits_{t \to 4} \frac{{Q\left( t \right) - Q\left( 4 \right)}}{{t - 4}}\)
Lời giải chi tiết:
\(I\left( 4 \right) = Q'\left( 4 \right) = \mathop {\lim }\limits_{t \to 4} \frac{{Q\left( t \right) - Q\left( 4 \right)}}{{t - 4}}\).
\( = \mathop {\lim }\limits_{t \to 4} \frac{{2{t^2} + t - 36}}{{t - 4}} = \mathop {\lim }\limits_{t \to 4} \frac{{\left( {t - 4} \right)\left( {2t + 9} \right)}}{{t - 4}} = \mathop {\lim }\limits_{t \to 4} \left( {2t + 9} \right) = 17\,\,\left( A \right)\).
Chọn C.
Câu hỏi 46 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^2} + bx + 1\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\ax - b - 1\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x < 0\end{array} \right.\). Khi hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm tại \({x_0} = 0\). Hãy tính \(T = a - 2b\).
- A \(T = - 4\)
- B \(T = 4\)
- C \(T = 2\)
- D \(T = - 6\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Tìm điều kiện để hàm số liên tục tại \(x = 0\): \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = f\left( 0 \right)\).
- Tìm điều kiện để hàm số có đạo hàm tại \(x = 0\): \(f'\left( {{0^ + }} \right) = f'\left( {{0^ - }} \right)\), với \(f\left( {{0^ \pm }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ \pm }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\).
Lời giải chi tiết:
TXĐ: \(D = \mathbb{R},\,\,x = 0 \in D\).
Để hàm số có đạo hàm tại \({x_0} = 0\), trước hết hàm số phải liên tục tại \(x = 0\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {a{x^2} + bx + 1} \right) = 1 = f\left( 0 \right)\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \left( {ax - b - 1} \right) = - b - 1\end{array}\)
Để hàm số liên tục tại \(x = 0\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = f\left( 0 \right)\) \( \Leftrightarrow - b - 1 = 1 \Leftrightarrow b = - 2\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}f'\left( {{0^ + }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \dfrac{{a{x^2} + bx + 1 - 1}}{x}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {ax + b} \right) = b = - 2\\f'\left( {{0^ - }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{ax - b - 1 - 1}}{x}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \dfrac{{ax}}{x} = a\end{array}\)
Để hàm số có đạo hàm tại \(x = 0\) thì \(f'\left( {{0^ + }} \right) = f'\left( {{0^ - }} \right)\) \( \Leftrightarrow a = - 2\).
Vậy \(T = a - 2b = - 2 - 2.\left( { - 2} \right) = 2\).
Chọn C.
Câu hỏi 47 :
Số gia \(\Delta y\) của hàm số \(y = {x^2} + 2x\) tại điểm \({x_0} = 1\) là:
- A \({\Delta ^2}x - 4\Delta x\)
- B \({\Delta ^2}x + 4\Delta x\)
- C \({\Delta ^2}x - 2\Delta x\)
- D \({\Delta ^2}x + 2\Delta x - 3\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính số gia của hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm \(x = {x_0}\) là: \(\Delta y = f\left( {{x_0} + \Delta x} \right) - f\left( {{x_0}} \right)\).
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\Delta y = f\left( {1 + \Delta x} \right) - f\left( 1 \right)\\\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {1 + \Delta x} \right)^2} + 2\left( {1 + \Delta x} \right) - {1^2} - 2.1\\\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {\Delta x} \right)^2} + 2\Delta x + 1 + 2 + 2\Delta x - 3\\\,\,\,\,\,\,\, = {\Delta ^2}x + 4\Delta x\end{array}\)
Chọn B.
Câu hỏi 48 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}a{x^3} + 2{x^2} + 3bx + 2\,\,\,khi\,\,x > 1\\\sqrt {5 - 4x} - 2x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 1\end{array} \right.\). Hàm số có đạo hàm tại \(x = 1\) thì giá trị \(ab\) bằng:
- A \( - \dfrac{{21}}{{12}}\)
- B \(\dfrac{{ - 9}}{7}\)
- C \( \dfrac{7}{4}\)
- D \(\dfrac{7}{6}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Tìm điều kiện để hàm số liên tục tại \(x = 1\).
- Tính \(f'\left( {{1^ \pm }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ \pm }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\).
- Để hàm số có đạo hàm tại \(x = 1\) thì \(f'\left( {{1^ + }} \right) = f'\left( {{1^ - }} \right)\).
Lời giải chi tiết:
TXĐ: \(D = \mathbb{R}\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {a{x^3} + 2{x^2} + 3bx + 2} \right) = a + 3b + 4\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \left( {\sqrt {5 - 4x} - 2x} \right) = - 1 = f\left( 1 \right)\end{array}\)
Để hàm số có đại hàm tại \(x = 1\) thì hàm số phải liên tục tại \(x = 1\)\( \Rightarrow a + 3b + 4 = - 1 \Leftrightarrow a + 3b = - 5\,\,\,\left( 1 \right)\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}f'\left( {{1^ - }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{\sqrt {5 - 4x} - 2x + 1}}{{x - 1}} = - 4\\f'\left( {{1^ + }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 1 \right)}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{a{x^3} + 2{x^2} + 3bx + 2 + 1}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{\left( { - 5 - 3b} \right){x^3} + 2{x^2} + 3bx + 3}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{\left( { - 5 - 3b} \right){x^3} + 2{x^2} - 2 + 3bx - 3b + 3b + 5}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{\left( { - 5 - 3b} \right)\left( {{x^3} - 1} \right) + 2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) + 3b\left( {x - 1} \right)}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left[ {\left( { - 5 - 3b} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right) + 2\left( {x + 1} \right) + 3b} \right]\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 3\left( { - 5 - 3b} \right) + 4 + 3b = - 6b - 11\end{array}\)
Để hàm số có đạo hàm tại \(x = 1\) thì \(f'\left( {{1^ + }} \right) = f'\left( {{1^ - }} \right)\)\( \Leftrightarrow - 6b - 11 = - 4 \Leftrightarrow b = \dfrac{{ - 7}}{6}\).
Thay vào (1) ta có: \(a + 3.\dfrac{{ - 7}}{6} = - 5 \Leftrightarrow a = - \dfrac{3}{2}\)
Vậy \(ab = - \dfrac{3}{2}.\dfrac{{ - 7}}{6} = \dfrac{7}{4}\).
Chọn C.
Câu hỏi 49 :
Đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} - 2}}{{x + 1}}\,\,\,khi\,\,x \ne - 1\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = - 1\end{array} \right.\) tại \(x = - 1\) là:
- A \( - \dfrac{1}{4}\)
- B \(0\)
- C \(\dfrac{1}{2}\)
- D 1
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Xét tính liên tục của hàm số tại \(x = - 1\).
- Tính \(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} {\rm{\;}} - 2}}{{x + 1}}\).
\(\begin{array}{l} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{{x^3} + 2{x^2} + x + 4 - 4}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} + 2} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{x{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} + 2} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{x\left( {x + 1} \right)}}{{\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} + 2}} = 0 = f\left( { - 1} \right)\end{array}\)
\( \Rightarrow \) Hàm số đã cho liên tục tại \(x = - 1\).
Ta có:
\(f'\left( 1 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( { - 1} \right)}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} {\rm{\;}} - 2}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}\)
\(\begin{array}{l} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{{x^3} + 2{x^2} + x + 4 - 4}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}\left( {\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} + 2} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{{x{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}\left( {\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} + 2} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \dfrac{x}{{\sqrt {{x^3} + 2{x^2} + x + 4} + 2}} = \dfrac{{ - 1}}{4}\end{array}\)
Chọn A.
Câu hỏi 50 :
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{2 - \sqrt {4 - x} }}{x}\,\,khi\,\,x \ne 0\\\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{1}{4}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 0\end{array} \right.\). Khi đó \(f'\left( 0 \right)\) là kết quả nào trong các kết quả sau:
- A không tồn tại \(f'\left( 0 \right)\).
- B \(\dfrac{1}{{32}}.\)
- C \(\dfrac{1}{{64}}.\)
- D \(\dfrac{1}{4}.\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Xét tính liên tục của hàm số tại \(x = 0\).
- Tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\). Nếu giới hạn này tồn tại thì \(f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{2 - \sqrt {4 - x} }}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{4 - 4 + x}}{{x\left( {2 + \sqrt {4 - x} } \right)}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{1}{{2 + \sqrt {4 - x} }} = \dfrac{1}{{2 + 2}} = \dfrac{1}{4}\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f\left( x \right) = f\left( 0 \right)\end{array}\)
\( \Rightarrow \) Hàm số đã cho liên tục tại \(x = 0\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\dfrac{{2 - \sqrt {4 - x} }}{x} - \dfrac{1}{4}}}{x}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{8 - 4\sqrt {4 - x} - x}}{{4{x^2}}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{{{\left( {8 - x} \right)}^2} - 16\left( {4 - x} \right)}}{{4{x^2}\left( {8 - x + 4\sqrt {4 - x} } \right)}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{{x^2} - 16x + 64 - 64 + 16x}}{{4{x^2}\left( {8 - x + 4\sqrt {4 - x} } \right)}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{1}{{4\left( {8 - x + 4\sqrt {4 - x} } \right)}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{1}{{4\left( {8 - 0 + 4.2} \right)}} = \dfrac{1}{{64}}\end{array}\)
Vậy \(f'\left( 0 \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( 0 \right)}}{{x - 0}} = \dfrac{1}{{64}}\).
Chọn C.
Tổng hợp các bài tập tính đạo hàm bằng các quy tắc đạo hàm mức độ nhận biết, thông hiểu có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập tính đạo hàm bằng các quy tắc đạo hàm mức độ vận dụng, vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết
Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm đạo hàm của hàm số lượng giác mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết