40 bài tập lý thuyết về sự điện li có lời giải (phần 1)
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Điều kiện để trở thành chất điện li là:
- A Tan trong nước.
- B Phân li thành ion.
- C Kết tủa trong nước.
- D Cả A và B.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về chất điện li.
Lời giải chi tiết:
Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành ion.
Đáp án D
Câu hỏi 2 :
Cho các chất: CH3COOH, H2O, HCl, NaCl. Số chất điện li mạnh là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chất điện li mạnh là chất điện li khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Lời giải chi tiết:
Chất điện li mạnh là chất điện li khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Do đó các chất điện li mạnh trong dãy chất đề bài cho là: HCl, NaCl
Đáp án B
Câu hỏi 3 :
Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dd có chứa:
- A Các electron chuyển động tự do.
- B Các cation và anion chuyển động tự do.
- C Các ion H+ và OH- chuyển động tự do.
- D Các ion được gắn cố định tại các nút mạng.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 4 :
Dung dịch nào dưới đây không dẫn điện được?
- A HCl trong benzen.
- B CH3COONa trong nước.
- C Ca(OH)2 trong nước.
- D NaHSO4 trong nước.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dung dịch mà có sự phân li ra ion có khả năng dẫn điện và ngược lại
Lời giải chi tiết:
HCl trong benzen không có khả năng phân li ra ion nên không có khả năng dẫn điện
Đáp án A
Câu hỏi 5 :
Chất nào sau đây không dẫn điện?
- A KCl rắn, khan.
- B CaCl2 nóng chảy.
- C NaOH nóng chảy.
- D HBr hòa tan trong nước.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 6 :
Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
- A Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
- B Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
- C Sự điện li là sự phân li một chất thành ion khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
- D Sự điện li là quá trình oxi hoá - khử.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 7 :
Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), SO2, CH3COOH, N2O5, CuO, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
- A 3
- B 4
- C 5
- D 2
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Chất điện li gồm các muối, axit và bazo: KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4.
Đáp án B
Câu hỏi 8 :
Cho các mệnh đề sau:
1. Chất điện li mạnh có độ điện li α > 1. 2. Chất điện li mạnh có độ điện li α = 1.
3. Chất không điện li có độ điện li α = 0. 4. Chất điện li yếu có độ điện li α = 1.
5. Chất điện li yếu có độ điện li 0 < α <1.
Chọn đáp án đúng.
- A (1), (3), (5).
- B (2), (3), (5).
- C (1), (2), (4).
- D (2), (4), (5).
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì
- A độ điện li tăng.
- B độ điện li giảm.
- C độ điện li không đổi .
- D Không xác định được.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi pha loãng thì độ điện li luôn tăng.
Cách chứng minh:
Đáp án A
Câu hỏi 10 :
Chọn câu đúng:
- A Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước.
- B Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li.
- C Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1.
- D Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 11 :
Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng:
- A Hằng số phân li của axit (Ka) giảm.
- B Ka tăng.
- C Ka không đổi.
- D Không xác định được.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ka là hằng số phân ly axit. Giá trị Ka chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ.
Nhiệt độ không đổi và vẫn axit đó nên ka không thay đổi
Đáp án C
Câu hỏi 12 :
Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+.
Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd HCl vào dd CH3COOH?
- A tăng.
- B giảm.
- C không thay đổi.
- D không xác định được
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trường hợp cho thêm HCl vào cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm nồng độ H+ hay làm giảm độ điện ly
Đáp án B
Câu hỏi 13 :
Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+. Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd CH3COOH?
- A tăng.
- B giảm.
- C không thay đổi.
- D không xác định được
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trường hợp cho thêm NaOH vào thì nồng độ của H+ giảm do OH- phản ứng với H+ do đó cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm tăng nồng độ H+ hay làm tăng độ điện ly
Đáp án A
Câu hỏi 14 :
Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH) có những phần tử nào sau đây:
- A H+, CH3COO- .
- B CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
- C H+, CH3COO-, H2O.
- D CH3COOH, CH3COO-, H+.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Vì CH3COOH trong nước là một chất điện li yếu:
CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+
Vậy nên dung dịch CH3COOH gồm có các phần tử:
CH3COOH; CH3COO-; H+; H2O
Đáp án B
Câu hỏi 15 :
Chọn dãy các chất điện ly mạnh trong số các chất sau :
a. NaCl. b. Ba(OH)2. c. HNO3.
d. HClO. e. Cu(OH)2. f. MgSO4.
- A a, b, c, f.
- B a, d, e, f.
- C b, c, d, e.
- D a, b, c, e.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Chất điên li mạnh là chất điện li trong dung dịch phân li thành các ion gần như hoàn toàn
Đáp án A
Câu hỏi 16 :
Cho 2 dung dịch axit là HNO3 và HClO có cùng nồng độ. Vậy sự so sánh nào sau đây là đúng?
- A \(\left[ {{\rm{HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right] > \left[ {{\rm{HClO}}} \right]\).
- B \({\left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right]_{\,HN{O_3}}} > {\left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right]_{{\rm{HClO}}}}\).
- C \(\left[ {{\rm{NO}}_{\rm{3}}^ - } \right] < \left[ {{\rm{Cl}}{{\rm{O}}^ - }} \right]\).
- D \({\left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right]_{\,HN{O_3}}} = {\left[ {{{\rm{H}}^ + }} \right]_{{\rm{HClO}}}}\).
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Giả sử nồng độ ban đầu của mỗi axit CM HNO3 = CM HClO = 1M
- HNO3 là chất điện li mạnh, khi hòa tan trong nước điện li hoàn toàn thành ion:
HNO3 → H+ + NO3-
⟹ [H+] = [NO3-] = CM HNO3 và [HNO3] = 0
- HClO là chất điện li yếu, khi hòa tan trong nước điện li không hoàn toàn:
HClO ⇄ H+ + ClO-
⟹ [H+] = [ClO-] < CM HClO và 0 < [HClO] < 1
Đáp án B
Câu hỏi 17 :
Dãy chất nào sau đây là các chất điện li mạnh?
- A NaCl, CuSO4, Fe(OH)3, HBr
- B KNO3, H2SO4, CH3COOH, NaOH.
- C CuSO4, HNO3, NaOH, MgCl2
- D KNO3, NaOH, C2H5OH, HCl.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Chất điên li mạnh là chất điện li trong dung dịch phân li thành các ion gần như hoàn toàn
Đáp án C
Câu hỏi 18 :
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
- A [H+] < [CH3COO-].
- B [H+] = 0,10M.
- C [H+] < 0,10M.
- D [H+] > [CH3COO-].
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
Chất nào sau đây là chất không điện li ?
- A Saccarozơ
- B Axit axetic
- C HCl
- D NaCl
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 20 :
Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được:
- A Dung dịch saccarozơ.
- B Dung dịch muối ăn.
- C Dung dịch natri hiđroxit..
- D Dung dịch axit clohiđric.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Saccarozo là chất không điện li nên dung dịch saccarozo không dẫn điện.
Đáp án A
Câu hỏi 21 :
Dãy chỉ gồm các chất điện li mạnh là:
- A HCl, Ba(OH)2, KNO3, H3PO4.
- B KNO3, H3PO4, CH3COOH, NaOH.
- C NaOH, HNO3, HClO4, KNO3.
- D CH3COOH, HI, HNO3, HClO4.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Khái niệm: Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước, phần tan điện li hoàn toàn thành ion.
- Chất điện li mạnh gồm:
+ Axit mạnh
+ Bazo mạnh
+ Hầu hết các muối
Lời giải chi tiết:
A loại H3PO4
B loại H3PO4, CH3COOH
C đúng
D loại CH3COOH
Đáp án C
Câu hỏi 22 :
Dãy chỉ gồm các chất điện li mạnh là
- A HBr, (NH4)2SO4, KNO3.
- B HNO3, Na2CO3, HF.
- C HCl, Ba(OH)2, CH3COOH.
- D NaCl, HClO, H2SO4.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Khái niệm: Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước, phần tan điện li hoàn toàn thành ion.
- Chất điện li mạnh gồm:
+ Axit mạnh
+ Bazo mạnh
+ Hầu hết các muối
Lời giải chi tiết:
A đúng
B loại HF
C loại CH3COOH
D loại HClO
Đáp án A
Câu hỏi 23 :
Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là:
- A 6
- B 7
- C 8
- D 9
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Khái niệm: Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước, phần tan điện li hoàn toàn thành ion.
- Chất điện li mạnh gồm:
+ Axit mạnh
+ Bazo mạnh
+ Hầu hết các muối
Lời giải chi tiết:
Các chất điện li mạnh gồm: HCl, H2SO4, NaOH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2.
Đáp án B
Câu hỏi 24 :
Cho dãy chất sau: HCl, H2O, NaNO3, NaOH, Al(OH)3, HF. Số chất điện li mạnh là:
- A 2.
- B 3.
- C 4.
- D 5.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước phần tan điện li hoàn toàn thành ion.
- Chất điện li mạnh gồm:
+ Axit mạnh
+ Bazo mạnh
+ Hầu hết các muối
Lời giải chi tiết:
Có 3 chất điện li mạnh là: HCl, NaNO3, NaOH.
Đáp án B
Câu hỏi 25 :
Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
- A Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
- B Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
- C Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
- D Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 26 :
Câu nào sau đây nói không đúng về độ điện li α (alpha)?
- A Là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion và tổng số phân tử hòa tan.
- B Độ điện li của các chất khác nhau là giống nhau.
- C Độ điện li của các chất khác nhau là khác nhau.
- D Độ điện li của các chất điện li nằm trong khoảng 0<α ≤ 1.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 27 :
Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?
- A Môi trường điện li.
- B Dung môi không phân cực.
- C Dung môi phân cực.
- D Tạo liên kết hiđro với các chất tan.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Trong phân tử H2O , liên kết O−H là liên kết cộng hóa trị có cực,cặp e chung lệch về phía oxi
=> oxi tích điện âm, ở H tích điện dương.
Khi quá trình điện li xảy ra tương tác giữa các phân tử nước có cực và các ion chuyển động không ngừng làm cho các chất điện li dễ dàng tan trong nước
=> nước đóng vai trò dung môi phân cực.
Câu hỏi 28 :
Saccarozơ là chất không điện li vì :
- A Phân tử saccarozơ không có tính dẫn điện.
- B Phân tử saccarozơ không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch.
- C Phân tử saccrozơ không có khả năng hiđrat hoá với dung môi nước.
- D Tất cả các lí do
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Câu hỏi 29 :
Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
- A MgCl2.
- B HClO3.
- C Ba(OH)2.
- D C6H12O6 (glucozơ).
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Axit, bazo, muối là chất điện li
Câu hỏi 30 :
Natri florua( NaF) trong trường hợp nào dưới đây không dẫn được điện?
- A NaF nóng chảy
- B Dung dịch NaF trong nước
- C NaF rắn, khan
- D Dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Câu hỏi 31 :
Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
- A HCl.
- B HF.
- C HI.
- D HBr.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
HF là axit yếu nhất vì vậy độ phân li ra ion là kém nhất, do vậy tính dẫn điện là kém nhất.
Câu hỏi 32 :
Trong số những chất sau : H2S; FeCl3; Cl2; CO2; Ba(OH)2 chất nào khi tan trong nước là chất điện li?
- A H2S; Cl2
- B H2S; CO2
- C FeCl3; Ba(OH)2
- D H2S; FeCl3; Ba(OH)2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Cl2; CO2 tan trong nước tạo thành HCl, HClO và H2CO3 là chất điện li nhưng không phải là Cl2 và CO2 ban đầu do đó không phải là chất điện li.
Câu hỏi 33 :
Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và NO3- là
- A Fe(NO3)2.
- B Fe(NO3)3.
- C Fe(NO2)2.
- D Fe(NO2)3.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
A. \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2}\buildrel {} \over \longrightarrow F{e^{2 + }} + 2N{O_3}^ -\)
B. \(Fe{(N{O_3})_3}\buildrel {} \over \longrightarrow F{e^{3 + }} + 3N{O_3}^ - \)
C.\(Fe{(N{O_2})_2}\buildrel {} \over \longrightarrow F{e^{2 + }} + 2N{O_2}^ - \)
D. \(Fe{\left( {N{O_2}} \right)_3}\buildrel {} \over \longrightarrow F{e^{2 + }} + 2N{O_3}^ - \)
Câu hỏi 34 :
Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
- A H+, CH3COO-.
- B H+, CH3COO-, H2O.
- C CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
- D CH3COOH, CH3COO-, H+.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
CH3COOH là chất điện li yếu: CH3COOHH+ + CH3COO−
Do vậy phần tử thu được gồm: . CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
Câu hỏi 35 :
Phương trình điện li viết đúng là
- A $NaCl \to N{a^{2 + }} + C{l^{2 - }}.$
- B $Ca{(OH)_2} \to C{a^{2 + }} + 2O{H^ - }.$
- C ${C_2}{H_5}OH \to {C_2}{H_5}^ + + O{H^ - }.$
- D $C{H_3}COOH \to C{H_3}CO{O^ - } + {H^ + }.$
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
A. sửa \(NaCl \to N{a^ + } + C{l^ - }.\)
C. sửa: C2H5OH là chất không điện li
D.sửa: \(C{H_3}COOH \leftrightarrow C{H_3}CO{O^ - } + {H^ + }.\)
Câu hỏi 36 :
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH \( \rightleftharpoons \) H+ + CH3COO-
Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi khi ta pha loãng dung dịch là:
- A Giảm
- B Tăng
- C Không thay đổi
- D Tăng sau đó giảm
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất đều tăng.
Câu hỏi 37 :
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li a của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào ?
- A tăng.
- B giảm.
- C không đổi.
- D lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
\(C{H_3}COOH \leftrightarrow C{H_3}CO{O^ - } + {H^ + }\)
NaOH → Na+ + OH-
Cho OH- do NaOH phân li ra sẽ kết hợp với H+ làm cho nồng độ H+ giảm cân bằng (1) chuyển dịch
về chiều thuận, làm tăng khả năng phân li của CH3COOH=>chọn A
Câu hỏi 38 :
Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
- A H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.
- B HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
- C HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.
- D H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Chất điện li mạnh gồm có:
+ Axit mạnh
+ Bazo mạnh
+ Hầu hết các muối (trừ HgCl2, Hg(CN)2,...)
Lời giải chi tiết:
A. SAI vì H2S là chất điện li yếu
B. SAI vì H3PO4 là chất điện li yếu
C. SAI vì CH3COOH là chất điện li yếu
Đáp án D
Câu hỏi 39 :
Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
- A H2S, H2SO3, H2SO4.
- B H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
- C H2S, CH3COOH, HClO.
- D H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
A.SAI vì H2SO4 Là axit mạnh, nên là chất điện li mạnh
B. Ba(OH)2 là bazo mạnh, nên là chất điện li mạnh
D.SAI vì Al2(SO4)3 là muối nên là chất điện li mạnh
Câu hỏi 40 :
Thực hiện thí nghiệm độ dẫn điện các dung dịch cùng nồng độ 0,1M, dung dịch cho bóng đèn sáng nhất:
- A HClO4.
- B HNO2.
- C HF.
- D CH3COOH.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dung dịch có nồng độ ion càng cao thì dẫn điện càng tốt.
Lời giải chi tiết:
Dung dịch có nồng độ ion càng cao thì dẫn điện càng tốt. Vậy trong 4 dung dịch đề bài cho thì dung dịch HClO4 dẫn điện tốt nhất.
Đáp án A
40 bài tập lý thuyết về sự điện li có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận
20 bài tập về sự điện li có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận.
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập vận dụng về cracking ankan có lời giải
- 30 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải
- 20 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 15 câu hỏi lý thuyết về phản ứng hữu cơ có lời giải
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 30 bài tập vận dụng về cracking ankan có lời giải
- 15 câu hỏi lý thuyết về phản ứng hữu cơ có lời giải
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 1)
- 10 bài tập vận dụng cao về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải