40 bài tập lý thuyết về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch có lời giải (phần 1)
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết :
- A Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
- B Không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện ly
- C Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện ly
- D Những ion nào tồn tại trong dung dịch
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 2 :
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
- A các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
- B các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
- C một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
- D Phản ứng không phải là thuận nghịch.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 3 :
Phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
- A Cu(OH)2 + HNO3.
- B Mg(OH)2 + HCl.
- C Ba(OH)2 + H2SO4.
- D KOH + HCl.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp chuyển đổi từ phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn.
Lời giải chi tiết:
Phương trình ion rút gọn:
Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O
Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O
Ba2+ + SO42- + H+ + OH- → BaSO4 + H2O
H+ + OH- → H2O
Đáp án D
Câu hỏi 4 :
Bệnh đau dạ dày có nguyên nhân chính do nồng độ axit tăng cao. Để giảm nồng độ axit trong dạ dày người ta sử dụng loại thuốc có thành phần
- A NH4Cl
- B NH4HSO4
- C NaNO3
- D NaHCO3
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Một trong những thành phân của thuốc đau dạ dày là: NaHCO3
Đáp án D
Câu hỏi 5 :
Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu sau:
- A Dung dịch luôn trung hòa về điện
- B Trong một dung dịch tổng mol đơn vị điện tích âm bằng tổng mol đơn vị điện tích dương
- C Trong một dung dịch tổng của các thành phần mang điện tích dương và âm bằng 0.
- D Trong một dung dịch phải có mặt cả cation và anion
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Câu hỏi 6 :
Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d là:
- A a + 2b = c + 2d
- B a + 2b = c + d
- C a + b = c + d
- D 2a + b = 2c + d
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
$$\eqalign{ & {\rm{ }}\sum {{\rm{ }}{n_{{\rm{ t ( + )}}}}} {\rm{ }} = {\rm{ }}\sum {{\rm{ }}{n_{{\rm{ t ( - )}}}}} \cr & = > a.1 + b.2 = c.1 + d.2 \cr} $$
Câu hỏi 7 :
Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
- A FeCl2 +NaOH.
- B HCl + KOH.
- C CaCO3 + H2SO4 (loãng).
- D KCl + NaOH
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phản ứng A xảy ra tạo Fe(OH)2 và NaCl
Phản ứng B xảy ra tạo KCl và H2O
Phản ứng C xảy ra tạo CaSO4, H2O và CO2
Phản ứng D không xảy ra
Đáp án D
Câu hỏi 8 :
Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?
- A H2SO4 H+ + HSO4-
- B H2CO3 H+ + HCO3-
- C H2SO3 2H+ + SO32-
- D Na2S 2Na+ + S2-
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
- A NaClO và AlCl3.
- B NaOH và KCl.
- C KNO3 và HCl.
- D Ba(OH)2 và AlCl3.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Điều kiện để các chất cùng tồn tại trong một dung dịch là chúng không được phản ứng với nhau.
Lời giải chi tiết:
Ba(OH)2 và AlCl3 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
Đáp án D
Câu hỏi 10 :
Phương trình ion rút gọn 2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?
- A HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.
- B 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
- C H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O
- D 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn:
+ Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.
+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.
Lời giải chi tiết:
A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
=> PT ion rút gọn: H+ + HCO3- → H2O + CO2
B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O
=> PT ion rút gọn: H+ + HCO3- → H2O + CO2
C. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O
=> PT ion rút gọn: 2H+ + CO32- + Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ + H2O + CO2↑
D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
=> PT ion rút gọn: 2H+ + CO32- → H2O + CO2
Đáp án D
Câu hỏi 11 :
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại được trong một dung dịch?
- A NaOH và ZnCl2.
- B HCl và NaOH.
- C FeCl2 và KOH.
- D NaOH và KCl.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Điều kiện để các chất cùng tồn tại trong một dung dịch là chúng không được phản ứng với nhau.
Lời giải chi tiết:
NaOH không phản ứng với KCl nên có thể tồn tại trong cùng một dung dịch. Các cặp chất khác phản ứng với nhau theo các PTHH:
2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2 + 2NaCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl
Đáp án D
Câu hỏi 12 :
Phản ứng nào sau đây là không là phản ứng trao đổi trong dung dịch?
- A Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + NaCl.
- B HCl + KOH → KCl + H2O.
- C H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S↑.
- D Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là phản ứng giữa các ion để tạo kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.
Lời giải chi tiết:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ không phải là phản ứng giữa các ion nên không là phản ứng trao đổi ion.
Đáp án D
Câu hỏi 13 :
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)2 ?
- A FeCl3 + NaOH.
- B FeO + NaOH.
- C FeCl2 + Ba(OH)2.
- D FeCl2 + KMnO4 + H2SO4.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 ↓ + BaCl2
Đáp án C
Câu hỏi 14 :
Những ion nào sau đây cùng có mặt trong một dung dịch?
- A Mg2+, Na+, Cl-, OH-.
- B Cu2+, Fe2+, Cl-, OH-.
- C K+, Na+, Cu2+, Cl–.
- D Mg2+, Ag+, Cl-, OH-.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Những ion không phản ứng với nhau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
Lời giải chi tiết:
Loại A vì Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
Loại B vì Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓
Loại D vì Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
Ag+ + Cl- → AgCl↓
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
- A Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
- B Nồng độ của những ion nào tồn tại trong dung dịch lớn nhất.
- C Bản chất của các phản ứng trong dung dịch chất điện li.
- D Không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
Câu hỏi 16 :
Tìm phản ứng trao đổi ion trong dung dịch trong các phản ứng sau:
- A 2 Fe(NO3)3 + Cu →2 Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2
- B Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
- C \(Ba{(OH)_2} + N{a_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaOH\)
- D Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:
+ Chất kết tủa.
+ Chất điện li yếu.
+ Chất khí.
Đáp án: C
Câu hỏi 17 :
Nhận biết phản ứng trao đổi ion trong các phản ứng xảy ra sau:
- A NH3 + H2SO4 → NH4 HSO4
- B NH3 + HCl → NH4Cl
- C CaO + H2O → Ca(OH)2
- D \(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} + {H_2}O\)
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:
+ Chất kết tủa.
+ Chất điện li yếu.
+ Chất khí.
Đáp án: D
Câu hỏi 18 :
Dãy chất ion nào sau không cùng tồn tại trong một dung dịch ?
- A Mg2+, Cu2+, Cl-, NO3-
- B Ba2+, HCO3-, NO3-, Mg2+
- C Ba2+, HSO42-, Cu2+, NO3-
- D Ag+, F+, Na+, K+
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
HSO4- → SO4 2- + H+
Ba2+ + SO4- → BaSO4↓
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?
- A NaHSO4 và NaHCO3
- B NaAlO2 và HCl
- C AgNO3 và HCl
- D CuSO4 và AlCl3
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + H2O + CO2
NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Đáp án D
Câu hỏi 20 :
Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là:
- A Cl2 và O2
- B H2 và F2
- C H2S và O2
- D HI và O3
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
H2 + F2 → 2HF
H2S + O2 → S + H2O
2HI + O3 → H2O + I2 + O2
Đáp án A
Câu hỏi 21 :
Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
- A Na+, Ca2+, Cl-, PO43-
- B Ba2+, Cu2+, NO3-, SO42-
- C Zn2+, K+, Cl-, S2-
- D Al3+, Mg2+, SO42-, NO3-
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A. Ca2+ + PO43- → Ca3(PO4)2
B. Ba2+ + SO42- → BaSO4
C. Zn2+ + S2- → ZnS
Đáp án D
Câu hỏi 22 :
Dãy gồm các ion (không kể sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là
- A Ag+, Na+, NO3-, Cl-
- B Mg2+, K+, SO42-, PO43-
- C H+, Fe3+, NO3-, SO42-
- D Al3+, NH4+, Br-, OH-
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A. Ag+ + Cl- → AgCl
B. Mg2+ + PO43- → Mg3(PO4)2
D. Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Đáp án C
Câu hỏi 23 :
Muối (NH4)2CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch của hóa chất nào sau đây ?
- A Ca(OH)2.
- B MgCl2.
- C FeSO4.
- D NaOH.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 24 :
Trong dung dịch, ion OH- không tác dụng được với ion
- A K+.
- B H+.
- C HCO3-.
- D Fe3+.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 25 :
Những ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?
- A Ag+, H+, Cl-, SO42-
- B OH-, Na+, Ba2+, Cl-
- C Na+, Mg2+, OH-, NO3-
- D HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 26 :
Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
- A BaCl2.
- B Al(OH)3.
- C Al(NO3)3.
- D MgCl2.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:
1. Tạo chất khí
2. Tạo kết tủa
3. Tạo chất điện li yếu
Đáp án B
Câu hỏi 27 :
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?
- A FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O.
- B NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O.
- C Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.
- D 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, tạo ra các sản phẩm mới.
Lời giải chi tiết:
Phản ứng: 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O là phản ứng oxi hóa khử, không phải pư trao đổi, vì số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi
Đáp án D
Câu hỏi 28 :
Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong 1 dung dịch là:
- A H+, Fe3+, NO3-, SO42-.
- B Al3+, NH4+, Br-, OH-.
- C Mg2+, K+, SO42-, CO32-.
- D Ag+, Na+, NO3-, Cl-.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Điều kiện để các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là các ion không phản ứng với nhau.
Lời giải chi tiết:
B sai. Vì: Al + 3OH- → Al(OH)3↓; NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
C sai. Vì: Mg2+ + CO32- → MgCO3↓
D sai. Vì: Ag+ + Cl- → AgCl↓
Đáp án A
Câu hỏi 29 :
Để nhận biết ion PO43- người ta thường dùng dung dịch AgNO3 vì sản phẩm có
- A khí không màu hóa nâu trong không khí
- B kết tủa màu vàng.
- C dung dịch màu vàng
- D khí màu nâu đỏ
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp nhận biết ion PO43- trong dung dịch.
Lời giải chi tiết:
Để nhận biết ion PO43- người ta thường dùng dung dịch AgNO3 vì sản phẩm có kết tủa màu vàng.
PT ion: 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 (kết tủa vàng)
Đáp án B
Câu hỏi 30 :
Phương trình ion thu gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây ?
- A H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.
- B 3HCl + Fe(OH)3 → 3FeCl3 + 3H2O.
- C H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.
- D NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn:
+ Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.
+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.
Lời giải chi tiết:
A có PT ion thu gọn là SO42- + Ba2+ → BaSO4 → loại
B có PT ion thu gọn là 3H+ + Fe(OH)3 → Fe3++ 3H2O → loại
C có PT ion thu gọn là H+ + OH- → H2O → thỏa mãn
D có PT ion thu gọn là OH- + HCO3- → CO32- + H2O → loại
Đáp án C
Câu hỏi 31 :
Viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng sau
Câu 1: BaCl2 + K2SO4 →
Đáp án - Lời giảiCâu 2: Na2CO3 + … → CO2 + … + …
Đáp án - Lời giảiCâu hỏi 32 :
Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion?
- A 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2
- B HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
- C Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
- D MgSO4 + BaCl2→ MgCl2 + BaSO4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phản ứng Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag thuộc loại phản ứng thế, không phải phản ứng trao đổi ion.
Đáp án C
Câu hỏi 33 :
Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A Z là dung dịch NH4NO3.
- B X là dung dịch NaNO3.
- C T là dung dịch (NH4)2CO3.
- D Y là dung dịch NaHCO3.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào chất sản phẩm khi cho 4 chất trên vào dung dịch Ba(OH)2
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O
Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 ↓ + NaOH + H2O
Ba(OH)2 + NaNO3 → không phản ứng
Ba(OH)2 + NH4NO3 → Ba(NO3)2 + NH3 ↑ +H2O
Lời giải chi tiết:
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O
Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 ↓ + NaOH + H2O
Ba(OH)2 + NaNO3 → không phản ứng
Ba(OH)2 + NH4NO3 → Ba(NO3)2 + NH3 ↑ +H2O
Qua 4 phương trình trên ta thấy
X tạo kết tủa trắng với Ba(OH)2 nên X là NaHCO3 → B sai
Y tạo khí mùi khai với Ba(OH)2 nên Y là NH4NO3 → D sai
Z không hiện tượng khi phản ứng với Ba(OH)2 nên Z là NaNO3 → A sai
T tạo cả kết tủa trắng và khí mùi khai với Ba(OH)2 nên T là (NH4)2CO3 → C đúng
Đáp án C
Câu hỏi 34 :
Viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của mỗi phản ứng sau:
a) FeCl3 + NaOH
b) Ba(HCO3)2 + HCl
Lời giải chi tiết:
a) FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓
→ Phương trình ion rút gọn: Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
b) Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O + 2CO2↑
→ Phương trình ion rút gọn: HCO3- + H+ → H2O + CO2↑
Câu hỏi 35 :
Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2SO4 thu được kết tủa màu
- A đỏ
- B trắng
- C xanh
- D vàng
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Viết PTHH nhận định màu kết tủa.
Lời giải chi tiết:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl → kết tủa BaSO4 là kết tủa trắng
Đáp án B
Câu hỏi 36 :
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của phản ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
Câu 1: Cho dung dịch Na2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
Đáp án - Lời giảiCâu 2: Cho dung dịch KHCO3 tác dụng với dung dịch KOH.
Đáp án - Lời giảiCâu hỏi 37 :
Nhận biết ion photphat trong dung dịch muối, người ta sử dụng thuốc thử nào sau đây ?
- A dung dịch AgNO3
- B dung dịch Na2CO3
- C dung dịch Na2SO4
- D dung dịch BaCl2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Để nhận ion photphat trong muối người ta sử dụng AgNO3 vì:
Ag+ + PO43- → Ag3PO4 (kết tủa vàng)
Đáp án A
Câu hỏi 38 :
Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
- A H2SO4 và Cu(NO3)2.
- B FeCl3 và KNO3.
- C NaOH và NaNO3.
- D CuCl2 và NaOH.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Chất không cùng tồn tại trong một dung dịch khi chúng phản ứng với nhau.
Lời giải chi tiết:
A có H2SO4 không phản ứng với Cu(NO3)2 nên cùng tồn tại
B có FeCl3 không phản ứng với KNO3 nên cùng tồn tại
C có NaOH không phản ứng với NaNO3 nên cùng tồn tại
D không cùng tồn tại trong một dung dịch do có phản ứng: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 ↓
Đáp án D
Câu hỏi 39 :
Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là
- A Ba(NO3)2.
- B AlCl3.
- C NaHCO3.
- D CaCO3.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Từ đáp án lựa chọn chất Z phù hợp
Z + HCl được nên Z không thể là Ba(NO3)2 và AlCl3
Z + Ca(OH)2 → ↓ nên Z không thể là CaCO3
Lời giải chi tiết:
Z + HCl được nên Z không thể là Ba(NO3)2 và AlCl3
Z + Ca(OH)2 → ↓ nên Z không thể là CaCO3
→ Z là NaHCO3
Đáp án C
Câu hỏi 40 :
Cặp chất sau đây tồn tại trong cùng một dung dịch:
- A Fe2O3 + HNO3
- B MgCO3 + HCl
- C MgSO4 + KOH
- D CuCl2 + Na2SO4
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Hai chất không có phản ứng với nhau sẽ tồn tại được trong 1 dung dịch.
Lời giải chi tiết:
A. Loại vì: Fe2O3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
B. Loại vì: MgCO3 + HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O
C. Thỏa mãn vì không có phản ứng
D. Loại vì: CuCl2 + Na2SO4 → CuSO4 + 2NaCl
Đáp án C
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập vận dụng về cracking ankan có lời giải
- 30 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải
- 20 câu hỏi lý thuyết về mở đầu hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 15 câu hỏi lý thuyết về phản ứng hữu cơ có lời giải
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 30 bài tập vận dụng về cracking ankan có lời giải
- 15 câu hỏi lý thuyết về phản ứng hữu cơ có lời giải
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 2)
- 30 câu hỏi ôn tập về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải (phần 1)
- 10 bài tập vận dụng cao về công thức phân tử hợp chất hữu cơ có lời giải