40 bài tập lý thuyết về axit - bazo - muối có lời giải (phần 2)

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Chất nào sau đây là chất lưỡng tính:    

  • A Al.       
  • B Al2O3.
  • C AlCl3.   
  • D NaOH.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi sang màu xanh

  • A  NaNO3                                               
  • B NaOH                              
  • C HNO3                                  
  • D HCl

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi sang màu xanh NaOH     

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chất nào sau đây là chất điện li yếu:

  • A . HCl.
  • B H2SO4.
  • C HNO3.
  • D H3PO4.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chất nào sau đây không phải chất điện li mạnh:

  • A HCl
  • B NaCl
  • C CH3COOH
  • D CH3COONa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chất không có tính lưỡng tính là:

  • A Al(OH)3.                     
  • B NaHCO3.        
  • C Al2O3
  • D AlCl3.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chất nào sau đây là muối axit?

  • A \(NaN{O_3}\)
  • B \(CuS{O_4}\)
  • C \(N{a_2}C{O_3}\)
  • D \(Na{H_2}P{O_4}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ghi nhớ: muối axit là muối trong phân tử có chứa nguyên tử H có khả năng phân li cho ra H+

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chất nào sau đây là  muối axit?

  • A KHSO4.   
  • B KNO3.          
  • C  Na2SO4.  
  • D NaCl.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ghi nhớ: muối axit là muối trong phân tử có nguyên tử H còn khả năng phân li cho ra H+

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chất nào sau đây là muối trung hòa?

 

  • A  NaHSO4.  
  • B KCl.       
  • C K2HPO4.        
  • D NaHCO3

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chất nào sau đây là muối axit?

 

  • A CaCO3.         
  • B NaHS.  
  • C NaNO3.            
  • D KCl.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Muối axit là muối mà trong phân tử còn ion H+ có thể phân li ra ion H+

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính:

  • A Cr(OH)3.         
  • B Al(OH)3 .
  • C Zn(OH)2.
  • D Ba(OH)2.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch HCl 0,10M thì quỳ tím đổi sang màu:

  • A vàng.
  • B xanh.
  • C trắng.
  • D đỏ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Dung dịch nào sau đây làm quì tím chuyển sang màu đỏ?

  • A NH4Cl
  • B NaOH
  • C NaCl
  • D Na2CO3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dung dịch có môi trường axit làm quỳ tím chuyển đỏ.

Cách đánh giá môi trường của một dung dịch muối:

- Muối được tạo từ axit mạnh + bazo mạnh => Môi trường trung tính

- Muối được tạo bởi axit mạnh + bazo yếu => Môi trường axit

- Muối được tạo bởi axit yếu + bazo mạnh => Mối trường bazo

Chú ý: Không có môi trường lưỡng tính

Lời giải chi tiết:

NH4Cl được tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh HCl nên có môi trường axit => làm quỳ tím chuyển đỏ.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chất nào sau đây lưỡng tính?

  • A Fe(OH)3.         
  • B Mg(OH)2.        
  • C NaCl.
  • D Al(OH)3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ một số hidroxit có tính lưỡng tính thường gặp như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Pb(OH)2, ...

Lời giải chi tiết:

Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

  • A NaCl. 
  • B HNO3.             
  • C NH3
  • D HCl.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dd nào có tính bazo sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Lời giải chi tiết:

Dd NH3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

  • A Dung dịch BaCl2.        
  • B Dung dịch CuSO4.      
  • C Dung dịch Na2CO3
  • D Dung dịch NH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Những dung dịch có môi trường axit làm quỳ tím chuyển thành đỏ.

Lời giải chi tiết:

A. Dung dịch BaCl2 tạo bởi axit mạnh HCl và bazo mạnh Ba(OH)2 => môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím

B. Dung dịch CuSO4 tạo bởi axit mạnh H2SO4 và bazo yếu Cu(OH)2 => môi trường axit => làm quỳ tím chuyển đỏ

C. Dung dịch Na2CO3 tạo bởi axit yếu H2CO3 và bazo mạnh NaOH => môi trường bazo => làm quỳ tím chuyển xanh

D. Dung dịch NH3 có môi trường bazo => làm quỳ tím chuyển xanh

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong các hidroxit sau đây: (I) Al(OH)3; (II) Ca(OH)2; (III) NaOH; (IV) Zn(OH)2. Những hidroxit nào là chất lưỡng tính?

  • A I, II và III.        
  • B I.
  • C I và IV. 
  • D III.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

HS ghi nhớ một số hidroxit lưỡng tính thường gặp như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2, …

Lời giải chi tiết:

Các hidroxit lưỡng tính là: (I) Al(OH)3; (IV) Zn(OH)2.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho các axit sau:

(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3)                                                       

(2) HOCl (Ka = 5.10-8)

(3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5)                                               

(4) H2SO4 (Ka = 10-2)

Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần?

  • A (1) < (2) < (3) < (4)
  • B (4) < (2) < (3) < (1) 
  • C (2) < (3) < (1) < (4)
  • D (3) < (2) < (1) < (4)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ka càng lớn tính axit càng mạnh.

Lời giải chi tiết:

Ka càng lớn tính axit càng mạnh nên ta có sự sắp xếp tính axit như sau:

(2) HOCl < (3) CH3COOH < (1) H3PO4 < (4) H2SO4

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Chất nào sau đây là muối axit

  • A NaHSO4.         
  • B NaCl.   
  • C KNO3
  • D Na2SO4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa của muối axit: là muối mà trong phân tử còn nguyên tử H co khả năng phân li cho ra H+

Lời giải chi tiết:

NaHSO4 là muối axit

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Dung dịch axit nào dưới đây là axit yếu?

  • A HCl.
  • B H3PO4.
  • C H2SO4.
  • D HNO3.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

  • A Na2CO3
  • B NaHCO3
  • C AlCl3
  • D NaNO3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Chất chất lưỡng tính là chất vừa tác dụng với dd bazơ, vừa tác dụng với dd axit.

Lời giải chi tiết:

NaHCO3 có tính chất lưỡng tính vì vừa tác dụng với dd bazơ, vừa tác dụng với dd axit.

PTHH minh họa:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Chất nào sau đây là muối axit?

  • A NaCl.
  • B NaHCO3.
  • C Na2SO4.
  • D NaNO3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Muối axit là muối có chứa nguyên tử H có khả năng phân li ra ion H+.

Lời giải chi tiết:

Muối NaHCO3 là muối axit.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Chất nào sau đây là bazơ mạnh?

  • A NaOH.
  • B H2O.
  • C Al(OH)3.
  • D Cu(OH)2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Chất điện li mạnh là những chất phân li hoàn toàn thành ion gồm axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối.

Lời giải chi tiết:

A. NaOH là bazơ mạnh (chọn)

B, C là chất lưỡng tính (loại)

D là bazơ yếu (loại)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Chất nào sau đây là axit yếu?

  • A HClO4.
  • B HCl.CH3COOH.
  • C CH3COOH.
  • D HNO3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chất điện li yếu là những chất phân li một phần ra ion gồm axit yếu và bazơ yếu.

Lời giải chi tiết:

A, B, D có HClO4, HCl và HNO3 là axit mạnh (loại)

C. CH3COOH là axit yếu (chọn)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Muối nào sau đây là muối axit?

  • A NaCl.
  • B Na2CO3.
  • C NaHCO3
  • D AgCl.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Muối axit là các muối mà gốc axit còn H

Lời giải chi tiết:

A, B, D muối trung hòa (loại)

NaHCO3 là muối axit do H trong HCO3- có khả năng phân li ra H+

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Axit nào sau đây là axit điện li hoàn toàn nấc 1 ?

  • A H2SO4.
  • B H2CO3.
  • C CH3COOH.
  • D H3PO4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

axit 1 nấc là axit phân li hoàn toàn, tức axit mạnh.

Lời giải chi tiết:

H2SO4 là axit mạnh nên coi như phân li hoàn toàn nấc 1: H2SO4 → 2H+ + SO42-

H2CO3 là axit 2 nấc

CH3COOH là axit yếu

H3PO4 là axit trung bình, phân li 3 nấc.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Theo thuyết A-re-ni-ut chất nào sau đây là hidroxit lưỡng tính?

  • A KOH.
  • B Al(OH)3.
  • C Fe(OH)3.
  • D Cu(OH)2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Theo thuyết a-re-ni-ut, chất lưỡng tính là những chất khi tan trong nước vừa có khả năng phân li ra ion H+ và ion OH-.

Lời giải chi tiết:

A, C, D là bazơ

B. Al(OH)3 là chất lưỡng tính

Al(OH)3  \( \rightleftarrows \) Al3+ + 3OH- ; Al(OH)3 + H2O \( \rightleftarrows \) H+ +  Al(OH)4-

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Axit nào sau đây là axit 2 nấc?

  • A HNO3.
  • B HCl.
  • C CH3COOH.
  • D H2SO4.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Axit 2 nấc trong phân tử thường có 2 nguyên tử H do phân li 2 nấc, mỗi nấc phân li ra 1 ion H+⟹ D thỏa mãn.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng

  • A dung dịch NaCl.
  • B dung dịch Ca(OH)2.
  • C dung dịch HCl.
  • D dung dịch đường.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Môi trường ba zơ phenolphtalein chuyển sang màu hồng

Môi trường axit và trung tính không chuyển màu

Lời giải chi tiết:

Phenolphtalein chuyển đỏ khi vào dung dịch có tính bazơ

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Theo thuyết Areniut, kết luận nào sau đây đúng?

  • A Bazơ là chất khi tan trong nước phân li cho anion OH-.
  • B Bazơ là những chất có khả năng phản ứng với axit.
  • C Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử. 
  • D Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Theo định nghĩa Bazơ của Areniut.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Theo thuyết Areniut kết luận nào sau đây không đúng?

  • A Muối là những hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
  • B Muối axit là muối mà anion gốc axit còn hidro có khả năng phân li ra ion H+.
  • C Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra H+.
  • D Hidroxit lưỡng tính khi tan vào nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Theo định nghĩa muối của Areniut.

Lời giải chi tiết:

A sai vì còn có thể phân li ra ion NH4+

B,C,D đúng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Dãy các chất và ion nào sau đây là bazơ?

  • A CO32-, CH3COO-, NH3.
  • B CO32-, CH3COO-, ZnO.
  • C HCO3-, CH3COO-, HSO4-.      
  • D Zn(OH)2, CO32-, AlO2-.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A. Thỏa mãn

B. Loại có ZnO là chất lưỡng tính

C. Loại có HSO4- là ion có tính axit

D. Loại có Zn(OH)2 là chất lưỡng tính

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Dãy bao gồm chất và ion đều là axit 

  • A HSO4-, NH4+, CH3COOH.
  • B NH4+, CH3COOH, Al2O3.
  • C HSO4-, NH4+, CO32-.
  • D Al(OH)3, HCO3-, NH4+.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A. Thỏa mãn

B. Loại có Al2O3 là chất lưỡng tính

C. ion CO32- là ion có tính bazơ

D. Loại có Al(OH)3 là chất lưỡng tính

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Các chất nào trong dãy các chất sau đây vừa tác dụng với dung dịch kiềm mạnh vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh? 

  • A Al(OH)3; (NH2)2 CO; NH4Cl.
  • B Ba(OH)2; AlCl3; ZnO.
  • C Mg(HCO3)2; FeO; KOH.
  • D NaHCO3; Zn(OH)2; CH3COONH4.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Chất vừa tác dụng với bazơ mạnh và vừa tác dụng axit mạnh là chất lưỡng tính.

Lời giải chi tiết:

Chất vừa tác dụng với bazơ mạnh và vừa tác dụng axit mạnh là chất lưỡng tính.

A. loại NH4Cl

B. loại Ba(OH)2

C. loại FeO

D. thỏa mãn

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Dãy các chất và ion có tính lưỡng tính là

  • A Al2O3, HCO3-, Zn(OH)2.
  • B PO43-, CO32-, AlO2-.
  • C HSO4-, HCO3-, H2O. 
  • D Zn(OH)2, CO32-, AlO2-.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

chất và ion có tính lưỡng tính là vừa có thể cho và nhận H+ ⟹ thường là các oxit lưỡng tính, hidroxit lưỡng tính, muối axit…

Lời giải chi tiết:

A. Thỏa mãn

B. Loại vì toàn chứa ion có tính bazơ

C. Loại HSO4- có tính axit

D. Loại CO32-; AlO2-  là bazơ

Loại B, D do có CO32- là ion có tính bazơ

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Theo Areniut, chất nào sau đây là axit?

  • A NH4+.
  • B HCl.
  • C H3O+.
  • D NaOH.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Theo định nghĩa của Areniut thì axit phải là các chất có chứa H trong phân tử và khi tan trong nước phân li ra ion H+

Lời giải chi tiết:

A. Loại vì H trong NH4+ không có khả năng phân li ra H+ trong nước.

B. Thỏa mãn: HCl → H+ + Cl-

C. Loại vì H3O+không phân li ra H+ được, ion này là axit chỉ theo của Bronsted mới đúng

D. Loại vì NaOH là bazơ: NaOH → Na+ + OH-

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Cho các muối sau: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO3, NaHSO3, (NH4)2CO3, Na2HPO4. Số muối axit là

  • A 3.
  • B 5.
  • C 4.
  • D 6.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào sự phân loại muối

+ Muối trung hòa: muối mà anion gốc axit không còn hi đro có khả năng phân li ra ion H+

+ Muối axit: muối mà anion gốc axit vẫn còn hi đro có khả năng phân li cho ra ion H+

Lời giải chi tiết:

Muối axit là NaHCO3, NaHSO3, NaHSO4, Na2HPO4.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Dung dịch nào sau đây có môi trường kiềm

  • A Na2SO4.
  • B NaCl.
  • C HCl.
  • D Na2CO3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Định lượng như sau:

Các dd bazo và các muối tạo bởi kim loại mạnh với gốc axit yếu thì có môi trường ba zơ (kiềm)

+ Các dd axit và các muối tạo bởi catin kim loại yếu với gốc axit mạnh thì có môi trường axit

+ Các muối tạo bởi cation kim loại mạnh và gốc axit mạnh thì có môi trường trung tính

Lời giải chi tiết:

A, B Loại vì là muối trung hòa tạo bởi cation kim loại mạnh và gốc axit mạnh nên có môi trường trung tính

C. Loại vì HCl là axit nên có môi trường axit

D. Na2CO3 tạo bởi cation kim loại mạnh Na với gốc axit yếu CO32- (H2CO3) ⟹ có môi trường bazơ (kiềm)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

  • A NaHCO3.
  • B Na3PO4.
  • C Al(OH)3.
  • D (NH4)2CO3.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trong các chất trên, chất không có tính lưỡng tính là Na3PO4.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Hidroxit sau đây không có tính lưỡng tính là:

  • A Pb(OH)2
  • B Al(OH)3
  • C Cr(OH)2
  • D Zn(OH)2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Hidroxit có tính lưỡng tính là khi tan trong nước vừa phân li theo kiểu axit hoặc bazơ

Lời giải chi tiết:

Pb(OH)2; Al(OH)3 và Zn(OH)2 là các hidroxit lưỡng tính

Phân li theo kiểu axit: Pb(OH)2 $\overset {} \leftrightarrows $ PbO22- + 2H+

                                   Al(OH)3 $\overset {} \leftrightarrows $ AlO2- + H3O+

                                   Zn(OH)2 $\overset {} \leftrightarrows $ ZnO22- + 2H+

Phân li theo kiểu bazơ: Pb(OH)2 $\overset {} \leftrightarrows $ Pb2+ + 2OH-

                                      Al(OH)3 $\overset {} \leftrightarrows $ Al3+ + 3OH-

                                     Zn(OH)2 $\overset {} \leftrightarrows $ Zn2+ + 2OH-

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) có chứa bao nhiêu anion âm?

  • A 2.
  • B 3.
  • C 4.
  • D 5.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

H3PO4 là axit 3 nấc, viết các quá trình phân li lần lượt của H3PO4 trong nước, từ đó xác định được sự có mặt của các ion âm. 

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}{H_3}P{O_4} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + {H_2}P{O_4}^ - \\{H_2}P{O_4}^ -  \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + HP{O_4}^{2 - }\\HP{O_4}^{2 - } \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + P{O_4}^{3 - }\end{array}\)

⟹ có 3 ion âm: HPO4-; HPO42-; PO43-

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.