30 bài tập luyện tập về về H2S, SO2, SO3 có lời giải
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (D= 1,28). Nồng độ % muối trong dung dịch là
- A 47, 92%
- B 42, 96%
- C 42,69%
- D 24,97%
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Khi đốt H2S ta có phản ứng sau: H2S + 1,5O2 → SO2 + H2O
Từ lượng H2S ban đầu xác định được lượng SO2.
Khi dẫn SO2 vào dung dịch kiềm tương tự như bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Đặt nOH-/nSO2 = (*)
Nếu (*) ≤ 1 thì phản ứng chỉ tạo muối HSO3-
Nếu 1 < (*) < 2 thì phản ứng sinh ra HSO3- và SO32-
Nếu (*) ≥ 2 thì phản ứng chỉ sinh ra SO32-
Lời giải chi tiết:
n H2S = 0,4 mol ; m dd NaOH = 64g => n NaOH = 0,4 mol
H2S + 1,5O2 → SO2 + H2O
=> n SO2 = 0,4 mol
Ta thấy: nOH- / nSO2 = 0,4 : 0,4 = 1 => Tạo muối axit: NaOH + SO2 → NaHSO3
Theo PTHH: n NaHSO3 = nSO2 = 0,4 mol
=> m dd sau = 64 + 0,4.64 + 0,4.18 = 96,8g
=> %m NaHSO3 = 42,98%
Đáp án B
Câu hỏi 2 :
Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là:
- A 250 ml
- B 500 ml
- C 125 ml
- D 175 ml
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vì NaOH tối thiểu cần dùng nên chỉ xảy ra phản ứng tạo NaHSO3 (tỉ lệ NaOH : SO2 =1:1)
NaOH + SO2 → NaHSO3
Lời giải chi tiết:
Vì NaOH tối thiểu cần dùng nên chỉ xảy ra phản ứng tạo NaHSO3 (tỉ lệ NaOH : SO2 =1:1)
NaOH + SO2 → NaHSO3
nNaOH = nSO2 = 5,6/22,4 = 0,25 (mol)
Vdd NaOH = n/CM = 0,25/2 = 0,125 (lít) = 125 (ml)
Đáp án C
Câu hỏi 3 :
Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
- A 10,85 gam
- B 16,725 gam
- C 21,7 gam
- D 32,55 gam
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tính được lượng SO2 từ lượng S ban đầu. Bài toán trở về dạng toán cho SO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
Lời giải chi tiết:
nS = 4,8/32= 0,15 (mol)
nBa(OH)2 = 0,2 . 0,5 = 0,1 (mol)
S + O2 → SO2
Theo PTHH: nSO2 = nS = 0,15 (mol)
Ta có tỉ lệ: 1 < nSO2 /nBa(OH)2 = 0,15/0,1 = 1,5 < 2
=> Thu được 2 muối: BaSO3 và Ba(HSO3)2
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
x → x → x (mol)
2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2
2y → y → y (mol)
Ta có hệ phương trình gồm: nSO2 = x + 2y = 0,15 (1) và nBa(OH)2 = x+y = 0,1 (2)
Giải hệ phương trình => nBaSO3 = x = 0,05 (mol)
Vậy khối lượng kết tủa = mBaSO3 = 0,05.217 = 10,85 (gam)
Đáp án A
Câu hỏi 4 :
Cho sản phẩm khí thu được khi đốt cháy 17,92 lít khí H2S (đktc) sục vào 200 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml). Tính nồng độ phần trăm muối trong dung dịch ?
- A 32,81%
- B 23,81%
- C 18,23%
- D 18,32%
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Tính được lượng SO2 từ lượng H2S ban đầu. Bài toán trở về dạng sục khí SO2 vào dung dịch kiềm.
Lời giải chi tiết:
BTNT “S”: nSO2 = nH2S = 0,8 mol
m dd NaOH = 200.1,28 = 256 gam
=> mNaOH = 256.25% = 64 gam
=> nNaOH = 1,6 mol
nNaOH : nSO2 = 1,6 : 0,8 = 2
=> Muối sinh ra là Na2SO3
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Theo PTHH: nNa2SO3 = nSO2 = 0,8 mol => mNa2SO3 = 100,8 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng : m dd sau pư = 256 + 0,8.64 = 307,2 gam
Vậy C%(Na2SO3) = (100,8/307,2).100% = 32,81%
Đáp án A
Câu hỏi 5 :
Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí SO2(đktc) + 2,5 lít Ba(OH)2 nồng độ a M. Thu được 17, 36 gam kết tủa. Giá trị của a?
- A 0,04.
- B 0,03.
- C 0,048.
- D 0,43.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Bảo toàn nguyên tố S: nSO2 = nBaSO3 +2nBa(HSO3)2
Bảo toàn nguyên tố Ba: nBa(OH)2 = nBaSO3 +nBa(HSO3)2
Lời giải chi tiết:
nSO2 = 0,12 mol ; nBaSO3 =0,08
Bảo toàn nguyên tố S: nSO2 = nBaSO3 +2nBa(HSO3)2
=> nBa(HSO3)2 = 0,02 mol
Bảo toàn nguyên tố Ba: nBa(OH)2 = nBaSO3 +nBa(HSO3)2 = 0,1 mol
=> CM Ba(OH)2 = n : V = 0,1 : 2,5 = 0,04M
Đáp án A
Câu hỏi 6 :
V lít SO2 (đktc) + 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M tạo thành 12 gam kết tủa.Tìm Vmax?
- A 2,24.
- B 3,36.
- C 4,48.
- D 8,96.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Giá trị Vmax sinh ra hỗn hợp muối CaSO3 và Ca(HSO3)2
Lời giải chi tiết:
Ta có: nCa(OH)2 = 0,25 mol ; nCaSO3 = 0,1 mol
Giá trị Vmax sinh ra hỗn hợp muối CaSO3 và Ca(HSO3)2
Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCaSO3 + nCa(HSO3)2
=> nCa(HSO3)2 = 0,25-0,1 = 0,15 mol
Bảo toàn nguyên tố S: nSO2 = nCaSO3 + 2nCa(HSO3)2 = 0,4 mol
=> VSO2 = 8,96 lít
Đáp án D
Câu hỏi 7 :
Sục 2,24 lít khí H2S (đktc) vào dung dịch 0,2 mol Ba(OH)2 thì khối lượng muối tan thu được là:
- A
40,6 g
- B
33,8 g
- C
16,9 g
- D
Kết quả khác
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp :
Dựa vào tỉ lệ : \(\frac{{{n_{{H_2}S}}}}{{{n_{Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}}}} = x\)
Nếu X \( \le \) 1 => tạo 1 muối BaS
Nếu 1 < X < 2 => tạo 2 muối BaS và Ba(HS)2
Nếu 2 \( \le \) X => tạo 1 muối Ba(HS)2
Lời giải chi tiết:
n H2S = 0,1 mol , n Ba(OH)2 = 0,2 mol
=> tỉ lệ : \(\frac{{{n_{{H_2}S}}}}{{{n_{Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}}}} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5\) < 1 => tạo muối BaS
H2S + Ba(OH)2 → BaS + H2O
0,1 0,2 => 0,1
=> m BaS = 0,1 . 169 = 16,9 g
Đáp án C
Câu hỏi 8 :
Dẫn 5,6 lít SO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
- A 54,250 gam.
- B 65,100 gam.
- C 27,125 gam.
- D 25,000 gam.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 9 :
Dẫn V lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 21,7 gam kết tủa. Giá trị của V là:
- A 4,48 hoặc 6,72.
- B 2,24 hoặc 6,72.
- C 4,48 hoặc 8,96.
- D 2,24 hoặc 4,48.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 10 :
Cho 6,72 lít khí SO2(đkc) tác dụng với 180 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.
Phương pháp giải:
Bài toán SO2 tác dụng với dung dịch kiềm tương tự như bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: \(\frac{{{n}_{NaOH}}}{{{n}_{S{{O}_{2}}}}}(*)\)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối Na2SO3
+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối Na2SO3 và NaHSO3
+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối NaHSO3
Lời giải chi tiết:
nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol; nNaOH = 0,18.2 = 0,36 mol
1 < nNaOH : nSO2 = 0,36 : 0,3 = 1,2 < 2
=> Tạo 2 muối Na2SO3 và NaHSO3
Đặt nNa2SO3 = x mol và nNaHSO3 = y mol
BTNT “Na”: nNaOH = 2nNa2SO3 + nNaHSO3 => 2x + y = 0,36 (1)
BTNT “S”: nSO2 = nNa2SO3 + nNaHSO3 => x + y = 0,3 (2)
Giải hệ (1) và (2) thu được x = 0,06 và y = 0,24
=> m muối = mNa2SO3 + mNaHSO3 = 0,06.126 + 0,24.104 = 32,52 gam
Câu hỏi 11 :
Cho 5,6 lit SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 4M, muối được tạo thành và số mol tương ứng là:
- A Na2SO3: 0,15mol; NaHSO3: 0,1mol
- B Na2SO3: 0,2mol; Na2SO3: 0,2mol.
- C Na2SO3: 0,2mol
- D Na2SO3: 0,1mol; Na2SO3: 0,2mol
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Lập tỉ lệ nNaOH/nSO2 (*) để xác định sản phẩm thu được.
+ Nếu (*) ≤ 1 thì chỉ tạo muối NaHSO3
+ Nếu 1 < (*) < 2 thì tạo hỗn hợp muối NaHSO3 và Na2SO3
+ Nếu (*) ≥ 2 thì tạo muối Na2SO3
Lời giải chi tiết:
Ta có: nSO2 = 0,25 mol; nNaOH = 0,4 mol
Lập tỉ lệ k = nNaOH/nSO2 = 0,4 : 0,25 = 1,6.
Ta có: 1 < k < 2 nên SO2 tác dụng với NaOH theo 2 PTHH sau:
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Đặt nNaHSO3 = x mol và nNa2SO3 = y mol
Ta có: nSO2 = x + y = 0,25 mol và nNaOH = x + 2y = 0,4
Giải hệ trên có x = 0,1 và y = 0,15
Vậy sản phẩm thu được có 0,1 mol NaHSO3 và 0,15 mol Na2SO3.
Đáp án A
Câu hỏi 12 :
Cho 6,72 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1,875M. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Phương pháp giải:
Lập tỉ lệ số mol KOH và số mol SO2 để viết phương trình hóa học xảy ra. Từ đó tính được nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Ta có: nSO2 = 0,3 mol; nKOH = 0,4.1,875 = 0,75 mol
Ta có : k = nKOH : nSO2 = 2,5 > 2
Do đó KOH tác dụng với SO2 theo phương trình:
2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
0,75 0,3 → 0,3 mol
Dung dịch sau phản ứng thu được có: nK2SO3 = 0,3 mol; nKOH dư = 0,75 - 0,3.2 = 0,15 mol
Vậy CM K2SO3 = 0,3: 0,4 = 0,75M và CM KOH dư = 0,15 : 0,4 = 0,375M
Câu hỏi 13 :
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Muối khan thu được là:
- A NaHSO3
- B NaHSO3 và Na2SO3
- C Na2SO3
- D Na2SO4 và Na2SO3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tỉ lệ nNaOH/nSO2 để xác định muối tạo thành.
Lời giải chi tiết:
Ta có: nSO2 = 0,15 mol; nNaOH = 0,15 mol
Ta có: nNaOH/nSO2 = 1. Do đó SO2 tác dụng với NaOH theo PTHH:
SO2 + NaOH → NaHSO3
Vậy muối tạo thành là NaHSO3.
Đáp án A
Câu hỏi 14 :
Cho 5,6 lít (đktc) khí H2S hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch KOH 1M, sản phẩm thu được là:
- A 0,05 mol K2S và 0,2 mol KHS
- B 0,3 mol KHS
- C 0,25 mol K2S
- D 0,25 mol K2S và 0,2 mol KHS
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Ta tính được tỉ lệ: k = nKOH/ nH2S = 1,2 mol → 1 < k < 2
Do đó H2S tác dụng với dung dịch KOH theo 2 phương trình sau:
H2S + KOH → KHS + H2O
H2S + 2KOH → K2S + 2H2O
Lập hệ phương trình để tìm số mol của mỗi muối thu được sau phản ứng
Lời giải chi tiết:
Ta có: nH2S = 0,25 mol; nKOH = 0,3 mol
Ta có tỉ lệ: k = nKOH/ nH2S = 1,2 mol → 1 < k < 2
Do đó H2S tác dụng với dung dịch KOH theo 2 phương trình sau:
H2S + KOH → KHS + H2O
H2S + 2KOH → K2S + 2H2O
Đặt nKHS = x mol; nK2S = y mol
Ta có: nH2S = x + y = 0,25 mol; nKOH = x + 2y = 0,3 mol
Giải hệ trên ta có: x = 0,2 và y = 0,05
Vậy sau phản ứng thu được 0,2 mol KHS và 0,05 mol K2S.
Đáp án A
Câu hỏi 15 :
(Phần chung)
Hòa tan hoàn toàn 0,672 lít H2S (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,18M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào tỉ lệ số mol giữa NaOH và H2S để xác định sản phẩm thu được.
Lời giải chi tiết:
Ta có nH2S = 0,03 mol; nNaOH = 0,25.0,18 = 0,045 mol
Ta có: k = nNaOH/nH2S = 0,045 : 0,03= 1,5
Do 1 < k < 2 nên H2S tác dụng với NaOH theo phương trình:
H2S + NaOH → NaHS + H2O (1)
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O (2)
Đặt nNaHS = x mol; nNa2S = y mol
Ta có: nH2S = x + y = 0,03 mol; nNaOH = x + 2y = 0,045 mol
Giải hệ trên ta có : x = 0,015 mol và y = 0,015 mol
Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là :
mmuối = mNaHS + mNa2S = 0,015.56 + 0,015.78 = 2,01 gam
Câu hỏi 16 :
Cho 0,2 mol SO2 tác dụng với 0,3 mol NaOH. Sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m?
- A 24,8.
- B 18,9.
- C 23,0.
- D 20,8.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
*Cho SO2 tác dụng với NaOH (làm tương tự với KOH):
(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(2) SO2 + NaOH → NaHSO3
Lập tỉ lệ (*) = nNaOH/nSO2
+ (*) ≥ 2 thì SO2 hết, NaOH dư hoặc vừa đủ => tạo muối Na2SO3
PTHH: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
+ (*) ≤ 1 thì NaOH hết, SO2 dư hoặc vừa đủ => phản ứng tạo muối NaHSO3
PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3
+ 1 < (*) < 2 thì tạo 2 muối Na2SO3 và NaHSO3
PTHH:
(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(2) SO2 + NaOH → NaHSO3
Lời giải chi tiết:
Ta có: k = nNaOH/nSO2 = 0,3 : 0,2 = 1,5 → 1 < k < 2
Do đó SO2 tác dụng với NaOH theo 2 PTHH sau:
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Đặt nNaHSO3 = x mol; nNa2SO3 = y mol
Ta có: nSO2 = x + y = 0,2 mol; nNaOH = x + 2y = 0,3 mol
Giải hệ trên ta có x = 0,1 và y = 0,1
Vậy m = mNaHSO3 + mNa2SO3 = 0,1.104 + 0,1.126 = 23,0 gam
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Hòa tan hoàn toàn 51,3 gam hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO vào nước thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
- A 60
- B 54
- C 72
- D 48
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Quy đổi hỗn hợp X thành x mol Ca; 0,7 mol Na và y mol O.
Dùng bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng để tìm được giá trị x và y.
Từ đó ta tính được số mol OH-. Từ đó xác định sản phẩm tạo thành và tính số mol SO32-.
Ca2+ + SO32- → CaSO3
Tính toán theo phương trình trên để tìm số mol CaSO3. Từ đó tính được khối lượng kết tủa và giá trị m.
Lời giải chi tiết:
Ta có: nNa = nNaOH = 0,7 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành x mol Ca; 0,7 mol Na và y mol O.
+ Bảo toàn electron ta có: 2nCa + nNa = 2nO + 2nH2 => 2x + 0,7 = 2y + 2.0,25 (1)
+ Ta có: m hỗn hợp = 40x + 0,7.23 + 16y = 51,3 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: x = 0,6 và y = 0,7
BTĐT dd Y: nOH- = 2.nCa(OH)2 + nNaOH = 1,9 mol > 2.nSO2
Do đó muối thu được được là SO32-
PTHH:
2OH- + SO2 → SO32- + H2O
1,6 ← 0,8 → 0,8 mol
Ca2+ + SO32- → CaSO3
0,6 → 0,6 mol → 0,6 mol
Vậy mCaSO3 = 0,6.120 = 72 (gam)
Đáp án C
Câu hỏi 18 :
Dẫn 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch sau phản ứng là (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
- A 1M.
- B 1,5M.
- C 2M.
- D 0,5M.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}}\)để xác định loại muối tạo thành
- Tính nồng độ CM của muối thu được với Vdd = 0,1 (l)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{n_{S{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\\{n_{NaOH}} = {V_{NaOH \times }}{C_M} = 0,1 \times 3 = 0,3\,(mol)\end{array}\)
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,3}}{{0,1}} = 3\), phản ứng tạo thành hai muối: Na2SO3, NaOH dư
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(mol) 0.1 → 0,1
→ \({C_{{M_{N{a_2}S{O_3}}}}} = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1M\)
Đáp án A
Câu hỏi 19 :
Hòa tan hoàn toàn 6,72 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3,5M, muối tạo thành sau phản ứng là
- A KHS
- B KHSO3
- C K2SO3 và KHSO3
- D K2S và KHS
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Lập tỉ lệ \)T = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}}\)để xác định loại muối tạo thành
Lời giải chi tiết:
\)\begin{array}{l}{n_{S{O_2}}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3\,(mol)\\{n_{KOH}} = {V_{KOH \times }}{C_M} = 0,1 \times 3,5 = 0,35\,(mol)\end{array}\)
Xét tỉ lệ ta thấy:
\)1 < T = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,35}}{{0,3}} < 2\) →phản ứng tạo thành hai muối: KHSO3 và K2SO3
Đáp án C
Câu hỏi 20 :
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít H2S vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M, muối tạo thành sau phản ứng là
- A Na2SO3
- B Na2SO3 và NaHSO3
- C Na2S và NaHS
- D Na2S
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}}\)để xác định loại muối tạo thành
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,(mol)\\{n_{NaOH}} = {V_{NaOH \times }}{C_M} = 0,2 \times 1,5 = 0,3\,(mol)\end{array}\)
Xét tỉ lệ ta thấy:
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,3}}{{0,15}} = 2\), phản ứng tạo thành hai muối Na2S
Đáp án D
Câu hỏi 21 :
Đốt cháy hoàn toàn 12,8g lưu huỳnh thu được khí A. Lượng khí A được hấp thu hết bởi 88,8 gam dung dịch Ca(OH)2 25%. Tìm C% của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
- A CaSO3: 26,55% và Ca(HSO3)2: 22,35%.
- B Ca(HSO3)2: 22,35%
- C CaSO3: 22,35% và Ca(HSO3)2: 26,55%.
- D Ca(HSO3)2: 26,55%
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- S cháy trong O2 tạo thành SO2, tính số mol của SO2 theo S.
- Lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}}\)để xác định loại muối tạo thành.
- Dựa vào dữ kiện tính số mol và khối lượng cách chất sau phản ứng.
- Tính \({m_{ddsau}} = {m_{S{O_3}}} + {m_{ddCa{{(OH)}_2}}} - {m_{CaS{O_3}}}\)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{n_S} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\{m_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{88,8 \times 25\% }}{{100\% }} = 22,2\,(g) \Rightarrow {n_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{22,2}}{{74}} = 0,3\,(mol)\end{array}\)
S + O2 → SO2
(mol) 0,4 → 0,4
\({m_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{88,8.25}}{{100}} = 22,2(g)\)
\(1 < T = \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}} = \frac{{0,4}}{{0,3}} < 2\), phản ứng tạo thành hai muối
Đặt số mol của CaSO3 và Ca(HSO3)2 lần lượt là x và y
Ta có
\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,3\\x + 2y = 0,4\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,2\\y = 0,1\end{array} \right.\)
\({m_{CaS{O_3}}} = 0,2.120 = 24(g)\)
mdd sau= 0,4.64 + 88,8 – 24 = 90,4(g)
\(C{\% _{Ca{{(HS{O_3})}_2}}} = \frac{{0,1.202}}{{90,4}}.100\% = 22,35\% \)
Đáp án B
Câu hỏi 22 :
Cho 11,2 lít SO2 ở đktc tác dụng với 200ml dung dịch NaOH thu được 56,4g hỗn hợp 2 muối. Tính CM của dung dịch NaOH ban đầu.
- A 3M.
- B 2M.
- C 3,5M.
- D 2,5M.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Do sản phẩm tạo thành gồm hai muối nên không cần biện luận theo tỉ lệ T.
- Lập hệ phương trình với ẩn là số mol của hai muối.
Lời giải chi tiết:
\({n_{S{O_2}(dktc)}} = {{11,2} \over {22,4}} = 0,5\,(mol)\)
Đặt số mol của NaHSO3 và Na2SO3 lần lượt là x và y
PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}BTNT{\rm{ S: x + y = 0,5}}\\{{\rm{m}}_{{\rm{NaHS}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}}{\rm{ + }}{{\rm{m}}_{{\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}}{\rm{ = 104x + 126y = 56,4}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,3\\y = 0,2\end{array} \right.\)
BTNT Na: nNaOH = nNaHSO3 + 2nNa2SO3 = 0,3 + 0,2.2 = 0,7 (mol) → \({C_{{M_{NaOH}}}} = \frac{{0,7}}{{0,2}} = 3,5M\)
Đáp án C
Câu hỏi 23 :
Cho 6,4 gam lưu huỳnh tác dụng hết với oxi thu được khí A. Dẫn toàn bộ khí A vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
- A 44,3 gam.
- B 33,8 gam.
- C 43,4 gam
- D 38,3 gam.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- S cháy trong O2 tạo thành SO2, tính số mol của SO2 theo S.
- SO2 tác dụng với Ba(OH)2 chỉ thu được 1 muối BaSO3.
Lời giải chi tiết:
\({n_S} = \frac{{6,4}}{{32}} = 0,2(mol)\)
S + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) SO2
(mol) 0,2 → 0,2
SO2 tác dụng với dd Ba(OH)2 dư chỉ tạo muối trung hòa.
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O
(mol) 0,2 → 0,2
→ m↓ = mBaSO3 = 0,2.217 = 43,4 (g)
Đáp án C
Câu hỏi 24 :
Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam lưu huỳnh trong H2 dư, dẫn khí thoát ra vào 50ml dung dịch NaOH 25% (d=1,28g/ml) thu được muối gì và có nồng độ % là bao nhiêu?
- A Na2S: 11,57%
- B NaHS: 46,29%
- C Na2S: 12,19%
- D Na2S: 11,5% và NaHS: 46,29%
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- S tác dụng với H2 tạo thành H2S.
- Lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}}\)để xác định loại muối tạo thành.
- Dựa vào dữ kiện tính số mol và khối lượng cách chất sau phản ứng.
- Tính \({m_{ddsau}} = {m_{{H_2}S}} + {m_{ddKOH}}\)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{n_S} = \frac{{3,2}}{{32}} = 0,1\,(mol)\\{m_{{\rm{dd}}NaOH}} = 50.1,28 = 64(g) \Rightarrow {m_{NaOH}} = \frac{{64.25}}{{100}} = 16(g) \Rightarrow {n_{NaOH}} = \frac{{16}}{{40}} = 0,4\,(mol)\end{array}\)
H2+ S \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) H2S
(mol) 0,1 → 0,1
\(T = \frac{{0,4}}{{0,1}} = 4 > 2\), phản ứng tạo thành muối Na2S, NaOH dư. Mọi tính toán theo số mol H2S
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O
(mol) 0,2 ← 0,1 → 0,1
mddsau = mH2S + m dd NaOH = 0,1.34 + 16 = 67,4 (g)
\(C{\% _{N{a_2}S}} = \frac{{{m_{N{a_2}S}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}} = \frac{{0,1.78}}{{67,4}}.100\% = 11,57\% \)
Đáp án A
Câu hỏi 25 :
Dẫn 11,2 lít khí hỗn hợp gồm H2S và H2 (đo ở đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tìm CM các chất trong dung dịch sau phản ứng nếu khí duy nhất thoát ra có thể tích là 5,6 lít (ở đktc).
- A NaHS: 1M
- B Na2S: 1M
- C Na2S: 1M và NaOH dư: 1M
- D NaOH: 2M và NaHS: 1M
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Chỉ có H2S tác dụng với dung dịch NaOH, nên khí thoát ra lúc sau là H2
- Lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}}\)để xác định loại muối tạo thành.
- Tính CM với Vdd sau = 0,25 (l)
Lời giải chi tiết:
Cho hh H2S và H2 vào dd NaOH chỉ có H2S bị hấp thụ, khí thoát ra là H2
→ VH2S hấp thụ = 11,2 – 5,6 = 5,6 (lít)
\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S(dktc)}} = \frac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25(mol)\\{n_{NaOH}} = 0,25.1 = 0,25\,(mol)\end{array}\)
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,25}}{{0,25}} = 1\), phản ứng tạo thành NaHS. Cả H2S và NaOH cùng phản ứng hết.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
(mol) 0,25 → 0,25
Ta có: \({C_{{M_{NaHS}}}} = \frac{{0,25}}{{0,25}} = 1M\)
Đáp án A
Câu hỏi 26 :
Hòa tan V lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M thì thu được 10,02 gam hỗn hợp hai muối. Tìm giá trị của V
- A 2,016 lít.
- B 1,344 lít.
- C 0,672 lít.
- D 2,24 lít.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Do sản phẩm tạo thành gồm hai muối nên không cần biện luận theo tỉ lệ T.
- Lập hệ phương trình với ẩn là số mol của hai muối.
Lời giải chi tiết:
nNaOH = 0,1.1,2 = 0,12 (mol)
Đặt số mol của NaHSO3 và Na2SO3 lần lượt là x và y
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}BTNT{\rm{ Na: x + 2y = 0,12}}\\{\rm{m}}{\,_{muoi}}\, = {\rm{104x + 126y = 10,02}}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,06\\y = 0,03\end{array} \right.\)
BTNT S: \({n_{S{O_2}}} = n{\,_{NaHS{O_3}}} + \,n{\,_{N{a_2}S{O_3}}} = 0,06 + 0,03 = 0,09(mol)\)→ VSO2(đktc) = 0,09×22,4 = 2,016 (l)
Đáp án A
Câu hỏi 27 :
Hấp thụ hết 6,72 lít khí sunfurơ vào V ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thu được 24 gam kết tủa. Tìm giá trị của V.
- A 400ml.
- B 200 ml.
- C 300ml.
- D 500ml.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- Nhận xét: \({n_{S{O_2}}} = 0,3mol > {n_{CaS{O_3}}} = 0,2mol\)nên phản ứng còn sinh ra Ca(HSO3)2
- Viết 2 PTHH, tính số mol Ca(OH)2 và tìm V
Lời giải chi tiết:
Vì \({n_{S{O_2}}} = 0,3mol > {n_{CaS{O_3}}} = 0,2mol\)nên phản ứng còn sinh ra Ca(HSO3)2
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
(mol) 0,2 ← 0,2 ← 0,2
2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2
(mol) 0,1 → 0,05
∑nCa(OH)2 pư = 0,2 + 0,05 = 0,25 (mol)
→ VCa(OH)2 = ∑nCa(OH)2 pư : CM = 0,25 : 0,5 = 0,5 (l) = 500ml
Đáp án D
Câu hỏi 28 :
Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất và không có khí thoát ra. Thêm tiếp NaOH dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Tìm giá trị của V và m.
- A V = 2,24 lít và m = 21,7 gam.
- B V = 2,24 lít và m = 10,85 gam
- C V = 1,12 lít và m = 21,7 gam.
- D V = 1,12 lít và m = 10,85 gam.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Vì SO2 tác dụng với Ba(OH)2 thu được một chất tan duy nhất và tạo kết tủa khi thêm NaOH nên A chứa Ba(HSO3)2. Không thấy có khí thoát ra nên SO2 hết. Ba(HSO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được kết tủa là BaSO3.
- Viết PTHH và tính theo số mol của Ba(OH)2.
Lời giải chi tiết:
100 ml = 0,1 (lít)
nBa(OH)2 = 0,1×0,5 = 0,05 (mol)
2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2
(mol) 0,1 ← 0,05 → 0,05
→ VSO2(đktc) = nSO2 × 22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Ba(HSO3)2 + 2NaOH → BaSO3 + Na2SO3 + 2H2O
(mol) 0,1 → 0,1
→ m↓ = mBaSO3 = nBaSO3 × MBaSO3 = 0,05.217 = 10,85 (gam)
Đáp án B
Câu hỏi 29 :
Dẫn V lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM, thu được 21,7 gam kết tủa và dung dịch A. Lọc kết tủa, đun nóng dung dịch A thu được 4,34 gam kết tủa nữa. Tìm giá trị của V và a.
- A V = 3,136 lít và a = 0,6M
- B V = 2,24 lít và a = 0,6 M.
- C V = 3,136 lít và a = 0,5M.
- D V = 2,24 lít và a = 0,5 M.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Vì đun nóng dung dịch A thu được kết tủa nên A chứa Ba(HSO3)2.
→ SO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thu được hai muối.
- Viết PTHH và tính toán dựa vào số mol kết tủa
Lời giải chi tiết:
nBaSO3(lần 1) = 21,7 : 217 = 0,1 (mol)
nBaSO3(lần 2) = 4,34 : 217 = 0,02 (mol)
Ba(HSO3)2\(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \) BaSO3 + H2O + SO2
(mol) 0,02 ← 0,02
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
(mol) 0,1 ← 0,1 ← 0,1
2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2
(mol) 0,04 ← 0,02 ← 0,02
→ ∑nSO2 = 0,1 + 0,04 = 0,14 (mol)
→ VSO2(đktc) = 0,14×22,4 = 3,136 lít
∑nBa(OH)2 = 0,1 + 0,02 = 0,12 (mol)
→ CM Ba(OH)2 = nBa(OH)2 : VBa(OH)2 = 0,12 : 0,2 = 0,6 (M)
Đáp án A
Câu hỏi 30 :
Dẫn V lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,4M, thu được 3,6 gam kết tủa. Tìm giá trị của V.
- A 0,672 lít hoặc 1,12 lít.
- B 0,672 lít.
- C 1,12 lít.
- D 0,896 lít.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Nhận xét: \({n_{Ca{{(OH)}_3}}} = 0,04mol > {n_{CaS{O_3}}} = 0,03mol\)nên có hai trường hợp
+ Trường hợp 1, chỉ tạo thành CaSO3 và Ca(OH)2 dư
+ Trường hợp 2: tạo thành hai muối, cả SO2 và Ca(OH)2 đều hết
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét: \({n_{Ca{{(OH)}_3}}} = 0,04mol > {n_{CaS{O_3}}} = 0,03mol\)nên có hai trường hợp
Trường hợp 1: phản ứng tạo thành CaSO3 và Ca(OH)2 dư
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
(mol) 0,03 ← 0,03 ← 0,03
→ VSO2(đktc) = 0,03×22,4 = 0,672 (lít)
Trường hợp 2: phản ứng tạo thành hai muối, cả SO2 và Ca(OH)2 đều hết
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
(mol) 0,03 ← 0,03 ← 0,03
Dư 0,01
2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2
(mol) 0,02 → 0,01
→ ∑nSO2 pư = 0,03 + 0,02 = 0,05 (mol)
→ VSO2(đktc) = ∑nSO2 pư × 22,4 = 0,05×22,4 = 1,12 (lít)
Đáp án A
10 bài tập về phản ứng H2S, SO2, SO3 phản ứng với dung dịch kiềm có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận
30 câu hỏi lý thuyết về hidro sunfua, lưu huỳnh dioxit và lưu huỳnh trioxit có đáp án và lời giải chi tiết từ cơ bản tới nâng cao, từ bài dễ tới bài khó đầy đủ các dạng đầy đủ từ trắc nghiệm tới tự luận
Các bài khác cùng chuyên mục
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải
- 20 câu hỏi cân bằng phản ứng OXH - Khử mức độ vận dụng, vận dụng cao có lời giải
- 50 câu hỏi ôn tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố và định luật tuần hoàn có lời giải
- 40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)
- 30 bài tập thông hiểu về cấu hình electron có lời giải (phần 1)
- 20 bài tập vận dụng về cấu hình electron có lời giải