20 câu hỏi bài tập về cân bằng hóa học có lời giải

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Cho phản ứng  2SO2   + O2 \(\overset {} \leftrightarrows \) 2SO3

Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/L và 2 mol/L. Khi cân bằng, có 80% SO2 đã phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là

  • A 40
  • B 30
  • C 20
  • D 10

Đáp án: A

Phương pháp giải:

2SO2   + O2 \(\overset {} \leftrightarrows \) 2SO3

Công thức tính hằng số CB: Kc = [SO3]2 / ([SO2]2.[O2])

Lời giải chi tiết:

Xét cân bằng: 2SO2   + O2 \(\overset {} \leftrightarrows \) 2SO3

        Ban đầu     4          2

      Phản ứng    3,2       1,6

      Cân bằng     0,8      0,4         3,2

=> Kc = [SO3]2 / ([SO2]2.[O2]) = 40

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:

  • A 2,500  
  • B 3,125  
  • C 0,609   
  • D 0,500.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: 3H3 + N2 \(\overset {} \leftrightarrows \) 2NH3 (1). Gọi a là [N2] phản ứng.

Vậy theo phản ứng (1): [H2] phản ứng là 3a; [NH3] phản ứng là 2a.

Khi đạt đến trạng thái cân bằng: [N2] = 0,3 – a, [H2] = 0,7 – 3a

Để đơn giản ta xét 1 lít hỗn hợp.

Sau  khi phản ứng đạt cân bằng: 0,3 – a + 0,7 – 3a + 2a = 1 – 2a

Mặt khác \(\% {H_2} = \frac{{0,7 - 3a}}{{1 - 2a}}.100\%  = 50\%  \Rightarrow a = 0,1.\)

Khi đạt cân bằng    [N2] = 0,3 – 0,1 = 0,2 (M)

                           [H2] = 0,7 – 0,3 = 0,4 (M)

                           [NH3] = 0,2 (M).

\( \to {K_C} = \frac{{{{\left[ {N{H_3}} \right]}^2}}}{{\left[ {{N_2}} \right]{{\left[ {{H_2}} \right]}^3}}} = \frac{{0,{2^2}}}{{0,2{{\left[ {0,4} \right]}^3}}} = 3,125\)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho phản ứng:

H2 (k) + I2 (k) \( \rightleftarrows \) 2HI (k)

Ở nhiệt độ 4300C hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 4300C, nồng độ của HI là:

  • A 0,151 M     
  • B 0,320 M  
  • C 0, 275 M  
  • D 0,225M.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Từ phản ứng: H(k) + I(k) \( \rightleftarrows \) 2HI (k)

Ta có hằng số cân bằng 

Gọi a là nồng độ của I2 đã phản ứng, theo (1) ta có:

[I2] khi đạt tới cân bằng là: KC = \(\frac{{406,4}}{{254.10}} - a = 0,16 - a\)

[H2] khi đạt tới cân bằng là: KC = \(\frac{4}{{2.10}} - a = 0,2 - a\)

[HI] sinh ra là 2a

Vậy ta có \({K_C} = \frac{{4{a^2}}}{{\left( {0,16 - a} \right)\left( {0,2 - a} \right)}} = 53,8 \Leftrightarrow a = 0,1375\)

Suy ra [HI] = 2a = 0,275

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong một bình kín dung tích V lít không đổi có chứa 1,3a mol O2 và 2,5a mol SO2 ở 100oC, 2 atm (có mặt xúc tác V2O5), nung nóng bình một thời gian sau đó làm nguội tới 100oC, áp suất trong bình lúc đó là p; hiệu suất phản ứng tương ứng là h. Mối liên hệ giữa p và h được biểu thị bằng biểu thức

  • A \(\;p = {\text{2}}{\text{.}}\left( {{\text{1 - }}\frac{{{\text{1,25h}}}}{{{\text{3,8}}}}} \right)\)
  • B \(\;p = {\text{2}}{\text{.}}\left( {{\text{1 - }}\frac{{{\text{2,5h}}}}{{{\text{3,8}}}}} \right)\)
  • C \(\;p = {\text{2}}{\text{.}}\left( {{\text{1 - }}\frac{{{\text{0,65h}}}}{{{\text{3,8}}}}} \right)\)
  • D \(\;p = {\text{2}}{\text{.}}\left( {{\text{1 - }}\frac{{{\text{1,3h}}}}{{{\text{3,8}}}}} \right)\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hỗn hợp đầu có : V = nhh đầu RT/pđ

           2SO2         +        O2         →   2SO3

Bđ       2,5a                   1,3a

Pứ        2,5ah                 1,25ah           2,5ah

Sau      2,5a(1-h)      a(1,3 – 1,25h)      2,5ah

Sau phản ứng : nhh sau = 3,8a – 1,25ah

=> p = nhh sau.RT/V = nhh sau.pđ/nđ => \(p = {\text{2}}{\text{.}}\left( {{\text{1 - }}\frac{{{\text{1,25h}}}}{{{\text{3,8}}}}} \right)\)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho cân bằng hóa học : nX (k) + mY (k) \( \rightleftarrows \) pZ (k) + qT (k). Ở 50oC, số mol chất Z là x; Ở 100oC số mol chất Z là y. Biết x > y và (n+m) > (p+q), kết luận nào sau đây đúng?

  • A Phản ứng thuận thu nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.
  • B Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.
  • C Phản ứng thuận thu nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.
  • D Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:

+ Tăng áp suất => CB chuyển dịch theo chiều giảm số mol khí (ngược lại)

+ Tăng nhiệt độ => CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (ngược lại)

Lời giải chi tiết:

Tăng nhiệt độ (50oC đến 100oC) làm giảm số mol của Z tức là chiều nghịch

=> Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt, tăng áp suất của hệ

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2  theo phản ứng cân bằng PCl5(k) \( \rightleftarrows \) PCl3(k) + Cl2(k). Ở 2730C và dưới áp suất 1atm, hỗn hợp lúc cân bằng có khối lượng riêng là 2,48 gam/lít. Lúc cân bằng nồng độ mol của PCl5 có giá trị gần nhất với ? 

  • A 0,75.10-3 
  • B 1,39.10-3   
  • C 1,45.10-3   
  • D 1,98.10-3 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính theo cân bằng hóa học: PCl5 \( \rightleftarrows \) PCl3 + Cl2

Lời giải chi tiết:

Xét 1 lit hỗn hợp khí => nhh = 0,0223 mol

PCl5 \( \rightleftarrows \) PCl3 + Cl2

x              y         y   (mol)

=> mhh = 208,5(x + y) = 2,48g => x + y = 0,0119 mol

nhh khí = x + 2y = 0,0223 mol

=> x =  1,5.10-3 ; y = 0,0104 mol

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho cân bằng: C(r) + CO2(k)  \( \rightleftarrows \) 2CO(k). Ở 550oC, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 2.10-3. Người ta cho 0,2 mol C và 1 mol CO2 vào bình kín dung tích 22,4 lít (không chứa không khí). Nâng dần nhiệt độ trong bình lên đến 550oC và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Số mol CO trong bình là 

  • A 0,01.   
  • B 0,02. 
  • C 0,1.   
  • D 0,2. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tính theo cân bằng: C(r) + CO2(k) \( \rightleftarrows \) 2CO(k)

 \({K_c} = \frac{{{{\left[ {CO} \right]}^2}}}{{\left[ {C{O_2}} \right]}}\)

Lời giải chi tiết:

           C(r) + CO2(k) \( \rightleftarrows \) 2CO(k)

Bđ       0,2     1/22,4           0         M

Pứ                    x                2x        M

CB              1/22,4 - x         2x       M

 \( \to {K_c} = \frac{{{{\left[ {CO} \right]}^2}}}{{\left[ {C{O_2}} \right]}} = \frac{{{{(2x)}^2}}}{{(\frac{1}{{22,4}} - x)}} = {2.10^{ - 3}}\)

=> x = 4,45.10-3 M

=> nCO = 2x.22,4 = 0,2 mol

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là

  • A 25,00%.   
  • B 18,75%.   
  • C 20,00%.   
  • D 10,00%. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp đường chéo tính được tỉ lệ H2 và N2 ban đầu.

Chọn số mol mỗi khí ban đầu.

N2 + 3H2 ® 2NH3

x ® 3x   ®   2x

=> nY = 5 – 2x mol

Bảo toàn khối lượng : mX = mY => nX.MX = nY.MY => x

Tính hiệu suất của phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Có MX = 7,2 Áp dụng qui tắc đường chéo : nH2 : nN2 = 4 : 1

Đặt nH2 = 4 mol ; nN2 = 1 mol

N2 + 3H2 ® 2NH3

x ® 3x   ®   2x

=> nY = 5 – 2x mol

Bảo toàn khối lượng : mX = mY = 4.2 + 1.28 = 36g

=> MY= 4.2 = \(\frac{{36}}{{5 - 2x}}\) => x = 0,25 mol

Tính H theo N2 (hiệu suất cao hơn) => H = 25%

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2

  • A

     tăng 9 lần.                                                                                                  

  • B

    giảm 3 lần.                         

  • C tăng 4,5 lần.                                                                                   
  • D  tăng 3 lần

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết biểu thức tính tốc độ của phản ứng thuận và nghịch:

Vt = k. [N2O4]

Vn = k. [NO2]2

Khi chuyển sang trạng thái cân bằng mới Vt = Vn => sự thay đổi nồng độ của NO2 khi tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần

Lời giải chi tiết:

Vt = k. [N2O4]

Vn = k. [NO2]2

Khi tăng nồng độ của N2O4 tăng lên 9 => V thuận sẽ tăng lên 9 lần

=> V nghịch cũng tăng lên 9 lần  => nồng độ của NO2 chỉ cần tăng lên 3 lần (32 = 9 )

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2

  • A

     tăng 9 lần.                                                                                                 

  • B

    giảm 3 lần.                         

  • C tăng 4,5 lần.                                                                                   
  • D tăng 3 lần.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết biểu thức tính tốc độ của phản ứng thuận và nghịch:

Vt = k. [N2O4]

Vn = k. [NO2]2

Khi chuyển sang trạng thái cân bằng mới Vt = Vn => sự thay đổi nồng độ của NO2 khi tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần

Lời giải chi tiết:

Vt = k. [N2O4]

Vn = k. [NO2]2

Khi tăng nồng độ của N2O4 tăng lên 9 => V thuận sẽ tăng lên 9 lần

=> V nghịch cũng tăng lên 9 lần  => nồng độ của NO2 chỉ cần tăng lên 3 lần (32 = 9 )

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong bình định mức 2,00 lít ban đầu chỉ chứa 0,777 mol SO3 (k) tại 1100K. Tính giá trị KC của phản ứng dưới đây, biết tại trạng thái cân bằng có 0,52 mol SO3:

2SO3 (k) \( \rightleftarrows \) 2SO2 (k) + O2 (k)

  • A 1,569.10-2.       
  • B 3,139.10-2.       
  • C 3,175.10-2.       
  • D 6,351.10-2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tính theo CB hóa học.

Lời giải chi tiết:

[SO3] = 0,777 : 2 = 0,3885M

[SO3]CB = 0,52 : 2 = 0,26M

=> [SO3] = 0,3885 – 0,26 = 0,1285M

CB: 2SO(k) \( \rightleftarrows \) 2SO2 (k) + O2 (k)

Bđ:  0,3885

Pư:  0,1285           0,1285     0,06425

CB: 0,26               0,1285     0,06425

=> \({K_C} = \frac{{{{\left[ {S{O_2}} \right]}^2}.\left[ {{O_2}} \right]}}{{{{\left[ {S{O_3}} \right]}^2}}} = \frac{{0,{{1285}^2}.0,06425}}{{0,{{26}^2}}} = 1,{569.10^{ - 2}}\)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng Kở toC của phản ứng có giá trị là:

  • A 2,500                                              
  • B 3,125                                  
  • C 0,609                                  
  • D 0,500

Đáp án: B

Phương pháp giải:

\({{\text{N}}_{\text{2}}}{\text{(k)  +  3}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{(k)}}\overset {{t^o},xt,p} \leftrightarrows {\text{2N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{(k);}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{\text{K}}_{\text{C}}}{\text{ = }}\frac{{{{{\text{[N}}{{\text{H}}_3}{\text{]}}}^2}}}{{{{{\text{[}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{]}}}^3}{\text{.[}}{{\text{N}}_2}{{\text{]}}^{}}}}\)

Lời giải chi tiết:

                      \({{\text{N}}_{\text{2}}}{\text{(k)  +  3}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{(k)}}\overset {{t^o},xt,p} \leftrightarrows {\text{2N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{(k)}}\)

Ban đầu        0,3          0,7

Phản ứng     x                 3x                       2x

Kết thúc     0,3 – x     0,7 –3x                     2x

=> Tổng số nồng độ sau phản ứng : 0,3 – x  +  0,7 – 3 x  + 2x =  1 -2 x

H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được

=> \(\frac{{0,7 - 3x}}{{1 - 2x}} = \frac{1}{2}\)  => x = 0,1   => [NH3] = 0,2    [H2 ] = 0,7 – 0,3 = 0,4    [N2 ] = 0,2

\({{\text{K}}_{\text{C}}}{\text{ = }}\frac{{{{{\text{[N}}{{\text{H}}_3}{\text{]}}}^2}}}{{{{{\text{[}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{]}}}^3}{\text{.[}}{{\text{N}}_2}{{\text{]}}^{}}}} = \frac{{0,{2^2}}}{{0,{4^3}.0,2}} = 3,125\)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho phản ứng: \({I_{\text{2}}}\left( {\text{k}} \right)\, + {{\text{H}}_{\text{2}}}\left( {\text{k}} \right)\overset {{t^o},xt,p} \leftrightarrows {\text{2 HI(k)}}\). Ở nhiệt độ 4300C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 4300C, nồng đọ của HI là:

  • A 0,275M                                           
  • B 0,320M                              
  • C 0,151M                              
  • D 0,225M

Đáp án: A

Phương pháp giải:

  \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[HI]}}}^2}}}{{{\rm{[}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{] \times [}}{{\rm{I}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}}\)

Lời giải chi tiết:

n H2 = 4 : 2 = 2 mol   => [H2] = 2 : 10 = 0,2 M

n I2 = 1,6 mol  => [I2 ] = 1,6 : 10 = 0,16 M

H2   +    I2  →  2 HI

Ban đầu        0,2          0,16 

Phản ứng     x                 x           2x

Kết thúc     0,2 – x     0,16 – x     2x

\({{\text{K}}_{\text{C}}}{\text{ = }}\frac{{{{{\text{[HI]}}}^2}}}{{{\text{[}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{]}}{\text{.[}}{{\text{I}}_{\text{2}}}{\text{]}}}} \to {\text{53,69 = }}\frac{{{{{\text{[2x]}}}^2}}}{{{\text{[0,2 - x]}}{\text{.[0,16 - x]}}}}\) => x = 0,2515 ( loại vì lớn hơn cả 0,16 ) hoặc  x = 0,1375  (chọn)

=> [HI]  = 0,1375 . 2 = 0,275 M

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho phản ứng hóa học: A + 2B \(\rightleftarrows \) C + D

ở nhiệt độ không đổi, nếu nồng độ chất A không đổi, còn nồng độ chất B tăng 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng.

  • A 2 lần. 
  • B 4 lần. 
  • C 8 lần. 
  • D 16 lần.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tốc độ phản ứng lúc đầu: vđ = k.[A].[B]2

Lập biểu thức tính tốc độ phản ứng lúc sau với [B’] = [2B]

Thiết lập tương quan giữa vs và vđ để rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

A + 2B \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)C + D

Tốc độ phản ứng lúc đầu: vđ = k.[A].[B]2

Khi tăng nồng độ của B lên 2 lần: vs = k.[A].[2B]2 =  4.k.[N2].[H2]3 = 4vđ

Vậy tốc độ phản ứng thuận tăng lên 4 lần.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho phương trình hóa học:  N2 (k) + 3H2 (k) \(\rightleftarrows \) 2NH3 (k)

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận

  • A giảm đi 2 lần. 
  • B tăng lên 2 lần.
  • C tăng lên 6 lần. 
  • D tăng lên 8 lần.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tốc độ phản ứng lúc đầu: vđ = k.[N2].[H2]3

Lập biểu thức tính tốc độ phản ứng lúc sau với [H2’] = [3H2]

Thiết lập tương quan giữa vs và vđ để rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

N2 (k) + 3H2 (k) \(\rightleftarrows \) 2NH3 (k)

Tốc độ phản ứng lúc đầu: vđ = k.[N2].[H2]3

Khi tăng nồng độ của H2 lên 2 lần: vs = k.[N2].(2.[H2])3 = 8 k.[N2].[H2]3 = 8vđ

Vậy tốc độ phản ứng thuận tăng lên 8 lần.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong bình định mức 2,00 lít ban đầu chỉ chứa 0,777 mol SO3 (k) tại 1100K. Tính giá trị Kc của phản ứng dưới đây, biết tại trạng thái cân bằng có 0,52 mol SO3: 2SO3 (k) \(\rightleftarrows \) 2SO2 (k) + O2 (k)

  • A 1,569.10-2
  • B 3,139.10-2
  • C 3,175.10-2
  • D 6,351.10-2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

nSO2 phản ứng = nSO2 bđ – nSO2 cb = ? (mol)

Hằng số cân bằng: \(Kc = \frac{{{{{\rm{[}}S{O_2}]}^2}{\rm{.[}}{O_2}]}}{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}} = ?\)với nồng độ các chất trong biểu thức ở trạng thái cân bằng.

Lời giải chi tiết:

nSO2 phản ứng = 0,777 – 0,52 = 0,257 (mol)

          2SO3 (k) \(\rightleftarrows \) 2SO2 (k) + O2 (k)

(mol) 0,257       →   0,257        0,1285

Hằng số cân bằng: \(Kc = \frac{{{{{\rm{[}}S{O_2}]}^2}{\rm{.[}}{O_2}]}}{{{{{\rm{[}}S{O_3}]}^2}}} = \frac{{{{\left[ {\frac{{0,257}}{2}} \right]}^2}.\left[ {\frac{{0,1285}}{2}} \right]}}{{{{\left[ {\frac{{0,52}}{2}} \right]}^2}}} = 1,{569.10^{ - 2}}\)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một phản ứng thuận nghịch A(k) + B(k) \(\rightleftarrows \) C(k) + D(k)

Người ta trộn bốn chất A, B,C,D, mỗi chất 1 mol vào bình kín có thể tích v không đổi. Khi cân bằng được thiết lập, lượng chất C trong bình là 1,5 mol. Hãy tìm k =?

  • A 9
  • B 10.
  • C 12.
  • D 7.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Hằng số cân bằng: \(k = \frac{{{\rm{[C}}].{\rm{[}}D{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B]}} = ?\)

Trong đó: [C], [D], [A],[B] là nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.

Lời giải chi tiết:

Cân bằng:            A(k) + B(k) \(\rightleftarrows \) C(k) + D(k)

Ban đầu (M)           1        1               1         1

Pư (M)                   x         x               x          x

Cân băng (M)     1-x       1-x           1+x       1+x

Khi cân băng được thiết lập [C] = 1,5 (M) => 1 + x = 1,5 → x = 0,5 (M)

Vậy tại thời điểm cân bằng: [A]= [B] = 1-x = 1- 0,5 = 0,5 (M) ; [C] = 1+x = 1,5(M)

→ Hằng số cân bằng: \(k = \frac{{{\rm{[}}C{\rm{]}}.{\rm{[}}D{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}A].{\rm{[}}B{\rm{]}}}} = \frac{{{{(1,5)}^2}}}{{0,{5^2}}} = 9\)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho cân bằng hóa học sau: CO(k) + H2O(k) \(\rightleftarrows \) CO2(k) + H2(k) có hằng số cân bằng k = 1.

Nếu lúc đầu chỉ có CO và hơi nước với nồng độ [CO] = 0,1M. [H2O] = 0,4M. Tính nồng độ CO2 ở trạng thái cân bằng

  • A 0,08. 
  • B 0,06. 
  • C 0,05
  • D 0,1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt [CO] pư = x (M)

Lập biểu thức tính hằng số cân bằng \(k = \frac{{{\rm{[}}C{O_2}{\rm{]}}.{\rm{[}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}}{{{\rm{[CO}}].{\rm{[}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O]}}}} = \frac{{{{(x)}^2}}}{{(0,1 - x)(0,4 - x)}} = 1 \Rightarrow x = ?\)

Lời giải chi tiết:

Cân bằng:       CO(k) + H2O(k) \(\rightleftarrows \) CO2(k) + H2(k)

Ban đầu (M)    0,1           0,4

Pư (M)             x              x                  x                x

Cb (M)         0,1 –x      0,4 – x             x                x

Hằng số cân bằng:

\(\begin{array}{l}k = \frac{{{\rm{[}}C{O_2}{\rm{]}}.{\rm{[}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}}{{{\rm{[CO}}].{\rm{[}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O]}}}} = \frac{{{{(x)}^2}}}{{(0,1 - x)(0,4 - x)}} = 1\\ \Rightarrow \frac{{{x^2}}}{{0,04 - 0,1x - 0,4x + {x^2}}} = 1\\ \Rightarrow {x^2} = {x^2} - 0,5x + 0,04\\ \Rightarrow 0,5x = 0,04\\ \Rightarrow x = 0,08(M)\end{array}\)

→ ở trạng thái cân bằng [CO2] = x = 0,08 (M)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N2 (k) + 3H2 (k) \(\rightleftarrows \) 2NH3 (k) đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau: [H2] =2,0 mol/lít. [N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít.

Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó và nồng độ ban đầu của H2 là:

  • A 2M và 2,6M. 
  • B 3 và 2,6M. 
  • C 5 và 3,6M. 
  • D 7 và 5,6M

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Hằng số cân bằng: \(k = \frac{{{{{\rm{[}}N{H_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}{N_2}].{{{\rm{[}}{H_2}]}^3}}} = ?\)

Trong đó: [NH3]; [N2] và [H2] là nồng độ tương ứng của NH3, N2, H2 ở trạng thái cân bằng

- [H2] ban đầu = [H2] pư + [H2] cân bằng 

Lời giải chi tiết:

- Hằng số cân bằng \(k = \frac{{{{{\rm{[}}N{H_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}{N_2}].{{{\rm{[}}{H_2}]}^3}}} = \frac{{{{(0,4)}^2}}}{{0,01.{{(2)}^3}}} = 2\)

          N2 (k) + 3H2 (k) \(\rightleftarrows \) 2NH3

(bđ)   x              y                            (M)

(pư)   0,2     ← 0,6        ←    0,4     (M)

(cb)   0,01         2,0                0,4

[H2] bđ = [H2] pư + [H2] cân bằng = 0,6 + 2,0 = 2,6 (M)

Đáp án A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 00C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là:

  • A 10 atm  
  • B 8 atm   
  • C 9 atm                         
  • D 8,5 atm

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Xét cân bằng :   N2 + 3H2 \(\overset {} \leftrightarrows \) 2NH3

         Ban đầu    10      10

        Phản ứng    2        6                4

        Cân bằng    8        4                4

=> V sau = 16 lít

Do cùng chứa trong 1 bình kín và nhiệt độ giống nhau

=> n1/P1 = n2/P2. Do tỉ lệ V = tỉ lệ số mol

=> P2 = 16.10/20 = 8 atm

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.