Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 - Đại số 6


Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 - Đại số 6

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Câu 1. (3 điểm) Tìm số tự nhiên x biết:

a)\(\left( {2x - 7} \right) - \left( {x + 135} \right) = 0\) ;                  

b) \(12 - \left( {39 + 3x} \right) = 0\)

Câu 2. (3 điểm) Chứng minh rằng mọi số tự nhiên n thì:

a)\(n\left( {n + 1} \right)\) chia hết cho 2 ;

b)\(n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)\) chia hết cho 3.

Câu 3. (2 điểm) Tìm một số có ba chữ số biết rằng nếu thêm chữ số 5 vào bên phải làm chữ số hàng đơn vị, chữ số đơn vị thành chữ số hàng chục,…thì ta được một số mới lớn hơn số ban đầu là 1130 đơn vị.

Câu 4. (2 điểm) Chứng minh rằng : Mọi số tự nhiên có dạng \(\overline {a...mn} \) mà \(\overline {mn} \) chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4.

LG bài 1

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+) Qui tắc dấu ngoặc: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("-"\) đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu \("-"\) thành dấu \("+"\) và dấu \("+"\) thành dấu \("-".\) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu \("+"\) đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên. 

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

a)\(\left( {2x - 7} \right) - \left( {x + 135} \right) = 0\)

     \(2x - 7 - x - 135 = 0\)

                 \(x - 142 = 0\)

                        \(x = 142\). Vậy  \(x = 142\).

b)\(12 - \left( {39 - 3x} \right) = 0\)

        \(12 - 39 + 3x = 0\)

             \( - 27 + 3x = 0\)

                       \(3x = 27\)

                         \(x = 9\). Vậy \(x = 9\).

LG bài 2

Phương pháp giải:

a, Xét 2 trường hợp: n chẵn, n lẻ

b, Xét 3 trường hợp: n=3k, n=3k+1, n=3k+2

Lời giải chi tiết:

Câu 2. a) \(n\left( {n + 1} \right)\) chia hết cho 2.

Có 2 khả năng của n :

+ n là số chẵn thì \(n = 2.k\) chia hết cho 2 nên \(n\left( {n + 1} \right)\) chia hết cho 2.

+ n là số lẻ thì \(n = 2.k + 1\) hay \(n + 1 = 2.k + 2\) chia hết cho 2 nên \(n\left( {n + 1} \right)\) chia hết cho 2.

b) \(n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)\) chia hết cho 3.

Có 3 khả năng của n :      

\(n = 3.k\) ; \(n = 3.k + 1\) ; \(n = 3.k + 2.\)

Làm tương tự câu a) ta có kết quả.

LG bài 3

Phương pháp giải:

Sử dụng: \(\mathop {ab}\limits^{\_\_\_}  = 10.a + b\)

Lời giải chi tiết:

Câu 3. Gọi số đó là a ta có :

Sau khi thêm 5 vào bên phải ta được số : \(\overline {a5}  = 10.a + 5.\)

Theo bài ra ta có :

\(10.a + 5 - a = 1130\) hay\(9a = 1125\) hay \(a = 125\)

LG bài 4

Phương pháp giải:

Sử dụng: \(\overline {a...mn}= \overline {a...b} .100 + \overline {mn} .\)

Lời giải chi tiết:

Câu 4. Số \(\overline {a...mn}  = \overline {a...bmn}  = \overline {a...b} .100 + \overline {mn} .\)

Tổng các có các hạng tử cùng chia hết cho 4.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 33 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.