Chủ đề chung 2 Đô thị: Lịch sử và hiện tại SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức


- Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN đến thiên niên kỉ II TCN, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi như: sông Nin (ở Ai Cập), sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát (ở Lưỡng Hà), sông Ấn, sông Hằng (ở Ấn Độ),... đã có cư dân tập trung sinh sống.

GÓP Ý HAY - NHẬN NGAY QUÀ CHẤT

Gửi góp ý cho Loigiaihay.com và nhận về những phần quà hấp dẫn

Chủ đề 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại

1. Đô thị và sự hình thành các nền văn minh cổ đại

a) Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Đông

Điều kiện địa lí và lịch sử:

- Thời gian: Từ khoảng thiên niên kỷ IV TCN đến III TCN.

- Địa điểm: Trên lưu vực các sông lớn châu Á, châu Phi như Sông Nin (Ai Cập); Sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ); Sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát (Lưỡng Hà)...

=> Cư dân tập trung sinh sống, canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, dệt vải, làm gốm.

- Quá trình hình thành đô thị:

+ Dân số tăng, cư dân tập trung → hình thành đô thị cổ đại (thành thị).

+ Các đô thị như: Ba-bi-lon (Lưỡng Hà); Mem-phít (Ai Cập); Mô-hen-gô Đa-rô (Ấn Độ)...

Đô thị cổ Mô-hen-gô Đa-rô (phục dựng)

Mối quan hệ giữa đô thị cổ và nền văn minh phương Đông:

- Đô thị là trung tâm hành chính, quân sự, tôn giáo, kinh tế, giao thương của các quốc gia cổ đại.

- Đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh phương Đông.

b) Đô thị và các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại

Điều kiện địa lí và lịch sử:

- Đặc điểm địa lý: đất đai khô cằn, không thích hợp trồng cây lâu năm.

- Thuận lợi:

+ Có nhiều vịnh, vùng biển, hải cảng sâu và rộng, thuận lợi cho phát triển thương mại – hàng hải.

+ Có nhiều mỏ khoáng sản, thuận lợi cho phát triển thủ công nghiệp và buôn bán biển.

Ví dụ: A-ten có nhiều mỏ sắt, bạc và cảng thuận lợi (như Pi-rê) là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới cổ đại. Giao thương sôi động, nô lệ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất.

Mối quan hệ giữa đô thị cổ và nền văn minh Hy Lạp, La Mã:

- Các đô thị là trung tâm: Kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự; là nền tảng phát triển văn minh phương Tây, đặt nền móng cho các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, triết học, khoa học, kiến trúc,…

2. Các đô thị châu Âu thời trung đại và vai trò của giới thương nhân

a) Sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại

- Bối cảnh xuất hiện: Từ thế kỷ XI, trong các lãnh địa phong kiến ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp có nhiều biến đổi.

- Nguyên nhân hình thành đô thị:

+ Thợ thủ công bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc tự do đến các vùng có đông dân, gần nguyên liệu, giao nhau các trục đường lớn,…. Tập hợp để sản xuất, buồn bán, từ đó hình thành đô thị mới.

+ Một số đô thị khác được lãnh chúa, Giáo hội xây dựng hoặc khôi phục từ đô thị cổ.

Thành phố Luân Đôn thời trung đại (tranh vẽ)

Ví dụ: Thành phố Pa-ri

- Từ thế kỷ I: Là thành phố của La Mã cổ đại.

- Sau thế kỷ XI: Trở thành thủ đô Vương quốc Phơ-răng.

- Đến thế kỷ XII: Dân số khoảng 50.000 người. Trở thành trung tâm lớn về kinh tế – chính trị – giáo dục – tôn giáo của châu Âu.

b) Vai trò của thương nhân trong các đô thị châu Âu trung đại

- Vị thế của tầng lớp thương nhân:

+ Ngày càng đông đảo và giữ vai trò quan trọng trong đô thị trung đại.

+ Họ liên kết, lập các hội buôn (thương hội) để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ buôn bán.

+ Tổ chức hội chợ, quầy đổi tiền, tiền thân của ngân hàng sau này.

-  Tác động của hoạt động thương mại:

+ Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Làm tan rã nền kinh tế tự nhiên, phá vỡ sự khép kín của các lãnh địa.

+ Giao thương giữa các nước ngày càng sôi động, nhất là quanh vùng Địa Trung Hải.

Ngân hàng Môn-te Đây Pat-chi đi Si-ê-na (I-ta-li-a)- ngân hàng lâu đời nhất thế giới



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 7 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí