Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (Chi tiết)


Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 146 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Câu 1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Đọc bài văn (tr. 146 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

2. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b. Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Trả lời:

a) Bài văn viết về bài ca dao Đêm qua ra đứng bờ ao:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó:

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu đầu gợi nên: “Đêm qua... sao mờ”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu sau gợi nên: “Buồn trông... mối ai”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu kế tiếp gợi nên: “Đêm đêm..., năm tròn”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu cuối gợi nên: “Đá mòn... trơ trơ”.

=> Tác giả liên tưởng và tưởng tượng ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà (trong điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ) – nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.

Quảng cáo
decumar

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi (trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Trả lời:

Gợi ý bài Cảnh khuya

a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.

b. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

- Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ (tiếng suối như tiếng hát).

- Vẻ đẹp trữ tình của trăng

- Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng.

- Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật.

c. Kết bài: Phát biểu ấn tượng chung về tác phẩm.

2. Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ bài: Hồi hương ngẫu thư

Trả lời:

a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

- Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

- Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng).

- Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).

- Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

- Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

- Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật.

c. Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương

BÀI THAM KHẢO

CẢM NGHĨ VỀ BÀI ”BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ” CỦA ĐỖ PHỦ

      Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ, tự nhiên tôi thấy gần gũi, thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

      Đỗ Phủ sống vào thế kỉ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì ngày hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

      Đỗ Phủ kể đến chuyện trẻ con thôn Nam khinh ông già yếu, nỡ cướp tranh mái nhà của ông rồi chạy vào lũy tre! Có lẽ đó là chuyện thường thấy của nghìn năm trước ở nơi hẻo lánh, và cuộc sống lúc đó nghèo khổ lắm, một ấp tranh lợp nhà cũng tranh cướp của kẻ yếu. Ngày nay tổ chức cứu trợ, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, lá lành đùm lá rách, chắc không ai nỡ tàn nhẫn như trẻ con thời Đỗ Phủ.

      Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ!

      Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước: ước được nhà rộng muôn ngàn gian. Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan!

      Ông thương nhất là kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, bởi họ chẳng có gì ngoài chữ nghĩa và tấm lòng lương thiện! Tấm lòng nhà thơ càng đáng quý trọng gấp bội khi ông nói muốn có nhà ngay trước mắt để ấm lòng mọi kẻ sĩ:

      Than ôi, bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mát. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.

      Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn, ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Ngữ văn 7 (Sách giáo khoa thí điểm)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 139 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí