Bài 49 trang 46 SGK Toán 7 tập 2>
Hãy tìm bậc của mỗi đa thức sau:
Đề bài
Hãy tìm bậc của mỗi đa thức sau:
\(M = {x^2} - 2xy + 5{x^2} - 1\)
\(N = {x^2}{y^2} - {y^2} + 5{x^2} - 3{x^2}y + 5\).
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Thu gọn các đa thức nếu được.
- Xác định bậc của đa thức: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
Lời giải chi tiết
+) Đa thức \(M = {x^2} - 2xy + 5{x^2} - 1\)
\(\eqalign{
& M = {x^2} - 2xy + 5{x^2} - 1 \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\, = \left( {{x^2} + 5{x^2}} \right) - 2xy - 1 \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\, = 6{x^2} - 2xy - 1 \cr} \)
Hạng tử \(6{x^2}\) có bậc \(2\); hạng tử \(-2xy\) có bậc \(2\) ;hạng tử \(-1\) có bậc \(0\).
Bậc cao nhất trong các bậc đó là \(2\).
Vậy đa thức \(M\) có bậc \(2\).
+) Đa thức \(N = {x^2}{y^2} - {y^2} + 5{x^2} - 3{x^2}y + 5\)
Hạng tử \({x^2}{y^2}\) có bậc \(2+2=4\); hạng tử \( - {y^2}\) có bậc \(2\); hạng tử \(5{x^2}\) có bậc \(2\); hạng tử \( - 3{x^2}y\) có bậc là \(2+1=3\); hạng tử \(5\) có bậc \(0\).
Bậc cao nhất trong các bậc đó là \(4\).
Vậy đa thức \(N\) có bậc \(4\).
- Bài 50 trang 46 SGK Toán 7 tập 2
- Bài 51 trang 46 SGK Toán 7 tập 2
- Bài 52 trang 46 SGK Toán 7 tập 2
- Bài 53 trang 46 SGK Toán 7 tập 2
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 8 - Chương 4 – Đại số 7
>> Xem thêm