Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên". Trong đó sử dụng 1 câu rút gọn và 1 trạng ngữ (Gạch chân ghi kí hiệu)>
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên". Trong đó sử dụng 1 câu rút gọn và 1 trạng ngữ (Gạch chân ghi kí hiệu)
Tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu, những bài học sâu sắc được đúc kết qua trải nghiệm thực tế cuộc sống của cha ông ta từ ngàn đời xưa, đưa đến cho chúng ta những suy nghĩ và nhận thức đúng đắn. Một trong số những câu tục ngữ mà em thích nhất là câu: "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy đối với sự giáo dục học trò. Ngày nay, dù công nghệ ngày càng phát triển, học sinh có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vị trí của người thầy. Thầy cô giáo là người có công trực tiếp dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt tri thức cùng những bài học, giá trị sống tốt đẹp dành cho học trò. Người thầy cũng là những tấm gương đạo đức tốt đẹp, là hình mẫu để học sinh phấn đấu và noi theo. Bên cạnh đó, thầy cô còn là những người dìu dắt, giúp đỡ, nâng bước chúng ta trưởng thành, đồng thời cũng là một người bạn để chúng ta chia sẻ, tâm sự, xin ý kiến, chỉ bảo. Vì vậy mà người xưa mới nói: "Không thầy đố mày làm nên". Do đó, hãy cố gắng học tập thật tốt, ngoan ngoãn, nghe lời để trở thành những con người có ích cho xã hội, đền đáp được công ơn trời biển của thầy cô.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu giải thích câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên " và " Học thầy không tày học bạn "
- Viết đoạn văn phân tích câu tuc ngữ: "Thương người như thể thương thân", trong đoạn sử dụng câu rút gọn.
- Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đó có sử dụng một cây rút gọn.
- Viết 1 đoạn văn chứng minh câu : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Viết đoạn văn phân tích câu Học ăn học nói học gói học mở
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu