Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu giải thích câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên " và " Học thầy không tày học bạn ">
Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu giải thích câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên " và " Học thầy không tày học bạn " hay nhất
Cả 2 câu tục ngữ đều khuyên con người nên học hỏi không ngừng để có thể đạt đến thành công. Trước hết, con người cần phải học từ người thầy bởi " không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò, vị trí quyết định của người thầy đối với học trò. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả .Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết. Bởi vậy nên có câu tục ngữ " học thầy không tày học bạn". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò của người bạn trong quá trình học tập của mỗi người. Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải giúp ta dễ tiếp thu hơn. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh chỉ khác nhau ở đối tượng học tập, học thầy và học bạn. Vì vậy, mỗi người học sinh không nên tuyệt đối hóa vai trò của thầy hay của bạn mà phải đồng thời kết hợp học tập ở cả thầy và bạn.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Viết đoạn văn phân tích câu tuc ngữ: "Thương người như thể thương thân", trong đoạn sử dụng câu rút gọn.
- Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đó có sử dụng một cây rút gọn.
- Viết 1 đoạn văn chứng minh câu : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên". Trong đó sử dụng 1 câu rút gọn và 1 trạng ngữ (Gạch chân ghi kí hiệu)
- Viết đoạn văn phân tích câu Học ăn học nói học gói học mở
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu