Viết bài văn phân tích bài thơ Nằm trong tiếng nói yêu thương lớp 10>
1.Mở bài -Giới thiệu tác giả tác phẩm +Nhà thơ Huy Cận – một trong những đại diện tiêu biểu nhất, “Kiện tướng” của phong trào thơ mới.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Dàn ý chi tiết
1.Mở bài
-Giới thiệu tác giả tác phẩm
+Nhà thơ Huy Cận – một trong những đại diện tiêu biểu nhất, “Kiện tướng” của phong trào thơ mới.
+Bài thơ được sáng tác năm 1942.
2. Thân bài
Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
a.Về mặt nội dung:
Bài thơ gồm 8 câu thơ lục bát.
+Thể hiện tình yêu tha thiết đối với tiếng Việt của nhà thơ
+Là lời tri ân sâu sắc đối với tiếng ru của mẹ nói riêng và Tiếng Việt nói chung
+Sự trong sáng và tốt đẹp của tiếng việt được gìn giữ từ bao đời
→Cho người đọc thấy được giá trị nhân văn và nghệ thuật của tiếng nói đồng thời tác giả cũng muốn truyền thông điệp đến người đọc nhằm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
b.Về mặt nghệ thuật
+Thể thơ lục bát gần gũi, giản dị đưa câu thơ đến gần hơn với bạn đọc.
3.Kết bài
-Khẳng định lại ý nghĩa bài thơ
+Sự biết ơn của nhà thơ khi được lớn lên trong vòng tay mẹ và trưởng thành bên tiếng nói yêu thương
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Nhà thơ Huy cận viết về Tiếng Việt với những câu thơ lục bát:
“Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cùng ngồi bên con
Tháng ngày con mẹ lớn khôn
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ”
Có lẽ đi cùng với hành trình phát triển của mỗi người không thể thiếu đó là lời ru của mẹ, ai ai cũng đã từng được lớn lên theo lời ru. Huy Cận cũng vậy! Ông trân trọng lời ru của mẹ, ông trân trọng tiếng Việt , ông coi đó là lời nói yêu thương khi đã đồng hành theo tác giả lớn khôn từng ngày. Huy Cận yêu tiếng nói đến nỗi tác giả đã đưa những biện pháp nghệ vô cùng tinh tế cho tiếng nói với chi tiết “thơ kể” điều đó thể như rằng không chỉ đam mê với tiếng nói ngoài ra tác giả còn coi tiếng nói như một người bạn - một người đồng hành theo ông suốt chặng đường phát triển. Đồng Thời với sự ra đời của tác phẩm “Nằm trong tiếng nói yêu thương” như một lời tri ân sâu sắc của Huy Cận đến với món quà tri thức ấy, tiếng nói đối với ông không chỉ là sự yêu thương, không chỉ là song hành bên những lời ru của mẹ, đặc biệt tiếng nói là là giá trị cao đẹp để giúp tác giả nhận thức được cuộc sống này.
Tác phẩm trên được coi là bài học thúc đẩy con người cần lưu giữ giá trị trong sáng của tiếng Việt để ngôn ngữ nói của con người chúng ta được văn minh hơn và ý nghĩa hơn.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Đã từ lâu, tiếng nói của một đất nước thể hiện những đặc sắc và văn hóa lâu đời của dân tộc đó. Chính vì thế để bày tỏ lòng tiếng lòng của mình nhà thơ Huy cận đã viết lên bài thơ “Nằm trong tiếng nói yêu thương”
“Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cùng ngồi bên con
Tháng ngày con mẹ lớn khôn
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ”
Từ lúc chào đời, chúng ta đã được nghe những lời ru trên cánh võng đung đưa của bà của mẹ, nghe những câu chuyện cố tích mỗi tối. Những điều đó nuôi chúng ta khôn lớn thành người. Trên hành trình khôn lớn và trưởng thành của nhà thơ cũng có hình ảnh của mẹ với tiếng nói bên cánh võng đung đưa, những lời ru, những câu ca dao, tục ngữ đã nuôi lớn tâm hồn của Huy Cận. Tình yêu và niềm tự hào của Huy Cận dành cho tiếng Việt, bài thơ là kết quả của sự tình yêu tha thiết đối với tiếng Việt của ông, một lời tri ân sâu sắc dành cho tiếng của mẹ nói riêng và tiếng Việt nói chung. Từ đó cho người đọc thấy được giá trị nhân văn và nghệ thuật của tiếng nói đồng thời tác giả cũng muốn truyền thông điệp đến người đọc nhằm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
Tiếng Việt, một tiếng nói gắn liền cùng sinh mệnh dân tộc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn xứng đáng là biểu tượng tinh thần cho sự bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đang sống trong một thời đại được gọi là thời đại của“ thế giới phẳng”. “Phẳng” trong trí tuệ, thông tin,… nhưng chớ “phẳng” cả ý thức giống nòi. Có người từng nói rằng “tiếng ta còn thì nước ta còn”, với tôi đó như một lời nhắc nhở sâu xa...
Bài tham khảo
Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ được các quốc gia thành viên UNESCO tổ chức ngày 21/2 hàng năm tại các trụ sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và tính đa ngôn ngữ.
Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Trước bao thăng trầm và đổi thay của đất nước và đời sống xã hội, tiếng Việt luôn khẳng định được sức sống mãnh liệt của mình, khẳng định được sự giàu đẹp vốn có của nó. Tiếng Việt vẫn thắp trên môi chúng ta mỗi ngày, là thước đo tâm hồn người Việt, là dòng chảy bất tận trong những tác phẩm văn chương, trong lời ca tiếng hát và lời ăn tiếng nói hằng ngày.Viết về Tiếng Việt, nhà thơ Huy Cận bày tỏ tình yêu bằng những câu lục bát mặn nồng:
“Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cùng ngồi bên con
Tháng ngày con mẹ lớn khôn
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ”
Nhà thơ Huy Cận đã khéo léo sử dụng thể thơ lục bát để truyền tải những thông điệp yêu thương cùng những tình cảm của mình. Vốn là thể thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, được sử dụng rất nhiều sáng tác thi ca của cha ông ta xưa. “Nằm trong tiếng nói yêu thương” được tác giả ví ở đây là nằm trong vòng tay của mẹ, từ lúc còn nằm trong nôi qua những câu hát ru của mẹ, qua những lời yêu thương thủ thỉ tâm tình nuôi con người ta dần lớn và trưởng thành. Tác giả bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với tiếng ru cả mẹ nói riêng và tiếng Việt nói chung. Có thể nói, vốn từ tiếng Việt phản ánh một nét tính cách của dân tộc ta: Mọi thứ đều phải được phân biệt rõ ràng, khúc chiết. Mỗi một ngôn ngữ có một vẻ đẹp riêng và đại diện cho dân tộc mà nó được sinh ra và tồn tại vì dân tộc đó. Tiếng Việt sinh ra vì dân tộc Việt Nam, vì dân tộc Việt Nam mà tồn tại. Không một sự ngợi ca nào có thể đủ tụng ca hết vẻ đẹp của tiếng Việt yêu thương.
Lịch sử nước ta gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, qua bao đời Tiếng Việt vẫn giữ được vẻ đẹp trong sáng của mình. Nhiều thế hệ vẫn tự hào rằng qua hàng nghìn năm đô hộ nhưng dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói của mình. Nhà thơ Huy Cận cũng bày tỏ lòng biết ơn “Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha”. Bởi tiếng thơ, tiếng của mẹ đã theo tác giả suốt hành trình khôn lớn nên người, nâng niu và nuôi dưỡng tâm hồn thi sĩ.
Tiếng Mẹ đẻ, là ngôn ngữ đầu tiên được đón nhận khi đứa trẻ mới chào đời, đồng thời là bảng màu đa dạng của cộng đồng dân tộc. Nó không chỉ là phương tiện truyền đạt, mà còn là biểu hiện căn bản nhất của văn hóa, lưu giữ toàn bộ thế giới tinh thần và phẩm chất của mỗi dân tộc. Trong thời đại hiện đại, sự mất mát và lạc lõng về tiếng mẹ đẻ xuất hiện, khiến cho ngôn ngữ trở thành dung tục và đôi khi mất đi vẻ đẹp nguyên bản. Điều này không chỉ là sự mất mát cá nhân mà còn là việc tự tước đi “căn cước” văn hóa của chính bản thân và cộng đồng dân tộc. Vì vậy, bảo tồn tiếng mẹ đẻ là trách nhiệm cần thiết để giữ cho bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú.
- Viết bài văn phân tích bài thơ Thu vịnh lớp 10
- Viết bài văn phân tích bài thơ Xuân về lớp 10
- Viết bài văn phân tích bài thơ Mẹ Tơm lớp 10
- Viết bài văn phân tích bài thơ Nhớ đồng lớp 10
- Viết bài văn phân tích bài thơ Nắng mới lớp 10
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục