Văn mẫu 10 Kết nối tri thức - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học lớp 10 KNTT Bài 4: Sức sống của sử thi - Văn mẫu 10 Kết nối tri thức

Anh/ chị hãy tóm tắt sử thi I – li – át và đoạn trích Héc – to từ biệt Ăng – đrô – mác


I – li – át là bản anh hùng ca của nhà thơ cổ đại Hy Lạp Homère kể về cuộc chiến đấu ở thành Tơ – roa, phản ánh cụ thể, trung thành và sinh động đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại, trong đó có quá trình diễn biến từ chế độ thị tộc đến sự hình thành thành bang của chế độ nô lệ, đồng thời ca ngợi các nhân vật anh hùng kiệt xuất như Achille, Héc –to.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

I – li – át là bản anh hùng ca của nhà thơ cổ đại Hy Lạp Homère kể về cuộc chiến đấu ở thành Tơ – roa, phản ánh cụ thể, trung thành và sinh động đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại, trong đó có quá trình diễn biến từ chế độ thị tộc đến sự hình thành thành bang của chế độ nô lệ, đồng thời ca ngợi các nhân vật anh hùng kiệt xuất như Achille, Héc –to.

I – li – át (I- li –áte) là bản anh hùng ca chiến trận, nhưng không kể lại trọn vẹn từ nguyên nhân cho đến diễn biến, kết thúc của cuộc chiến tranh Tơ – roa, mà chỉ kể 50 ngày trong năm thứ mười của cuộc chiến tranh với câu chuyện về mối bất hòa giữa Achille, một vị tướng kiệt xuất của quân Hy Lạp với chủ tướng Agamemmon.

Trong một trận chiến đấu thắng lợi, quân Hy Lạp chia chiến lợi phẩm cho mọi người. Chủ tướng Agamemnon được người nữ tỳ Chryséis, Achille được nữ tỳ Bryséis. Ông già Chysès xin Agamemnon cho chuộc lại con nhưng không được. Căm tức vì ông già Chryséis xin Agamemnon cho chuộc lại con nhưng không được. Căm tức vì bị xúc phạm, ông nhờ thần Apollon trừng phạt quân Hy Lạp bằng cách gây ra bệnh dịch. Biết nguyên nhân của tai họa, quân Hy Lạp buộc Agamemnon trả lại Chryséis cho ông già, song Agamemnon tức vì bị thiệt, cậy quyền chủ tướng, cướp đoạt người nữ tỳ Bryséis của Achille. Achille bất bình ra lệnh cho bộ lạc Miecmidon của mình, đình chỉ cuộc chiến đấu cùng với liên minh các bộ lạc Hy Lạp. Chàng còn nhờ mẹ là nữ thần Thétis lên thiên đình kêu cầu thần Zeus giúp cho quân Tơ – roa thắng trận để trừng phạt quân Hy Lạp vì tội đã xúc phạm đến chàng. Cuộc chiến đấu giữa quân Tơ – roa và quân Hy Lạp lại tiếp diễn. Các vị nữ thần Hera và Atena, vì căm tức quân Tơ – roa, đã phá hoại mọi ý định của hai bên. Thần Zeus cấm các vị thần tham chiến để thực hiện lời hứa với Théis giúp quân Tơ – roa thắng trận.  Quân Hy Lạp vắng vị tướng kiệt xuất Achille nên bị thua to và có nguy cơ chiến thuyền bị đốt hết. Achille cho Patrocle, một người bạn thân của mình, xuất trận giúp quân Hy Lạp. Gặp Héc – to, Achille xuất trận. Các vị thần được phép tham chiến, khiến cho cuộc chiến trở nên vô cùng khốc liệt. Quân Tơ – roa bị Achille dồn đuổi chạy về thành, chỉ có một mình Héc – to dám đương đầu với Achille. Nhưng số mệnh đã định trước Héc – to phải chết. Giết được Héc – to, Achille vẫn chưa nguôi lòng căm thù, chàng buộc xác Héc – to vào sau xe ngựa, cho kéo quanh thành Tơ – roa. Một số thần trên thiên đình không bằng lòng với hành động tàn ác của Achille, do đó đã sảy ra bất hòa. Thần Zeus quyết định ra lệnh cho nữ thần Théis bảo con dừng ngay hành động vô nhân đạo và sai nữ thần Irix đến báo mộng cho lão vương Priam, cha của Héc – to, đem của cải đến doanh trại Achille xin chuộc xác con. Kết thúc thiên trường ca là lễ hỏa táng Héc – to.

Tóm tắt đoạn trích

Đây là khúc thứ VI: Héc – to tập hợp phe Tơ – roa và tiếp khí thế cho quân sĩ, Diomedes và Glaukos phe Tơ – roa kết giao và trao tặng phẩm, Glaukos kể cho Diomedes câu chuyện về Bellerophon. Héc – to vào thành phố, kêu gọi phụ nữ cầu nguyện và hiến tế cho thần linh, thúc giục Pa –ri tham chiến, từ biệt vợ, Ăng – đrô – mác và con trai Astyanax trên tường thành, rồi quay trở lại chiến trường.

Héc – to từ biệt Ăng – đrô – mác là đoạn trích trong sử thi I – li – át kể về sự việc người anh hùng Héc – to về thăm và chia tay vợ con trước khi lên đường ra chiến trận. Chàng trở về nhà sau chiến trận nhưng không tìm thấy vợ con, không thấy phu nhân Ăng – đrô- mác của mình ra đón như thường lệ, nàng đã lên thành Tơ – roa cầu nguyện, Héc – to vội đuổi theo đến tận nơi để được thấy mặt hai mẹ con. Cả gia đình gặp nhau, hờn tủi xúc động không nói nên lời. Ăng – đrô – mác tha thiết cầu xin chàng đừng ra trận vì không muốn gia đình tan vỡ, không muốn Héc – to mạo hiểm. Nhưng với lòng kiêu hãnh, dũng cảm và sự cương quyết của mình, Héc –to vẫn quyết tâm ra trận vì không muốn để nỗi thống khổ đến với thành Tơ – roa và những người chàng yêu thương. Hai vợ chồng từ biệt nhau, chàng ôm con trai và cầu nguyện cho đứa trẻ những điều tốt đẹp nhất trước khi rời đi trong sự lưu luyến của Ăng – đrô - mác



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Phân tích văn bản Héc - to từ biệt Ăng - đrô - mác

    Sử thi là tác phẩm dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng hào hùng. Kể về một hay nhiều biến cố lớn xảy ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại và các sự kiện trọng đại ở trong quá khứ.

  • Phân tích nhân vật Héc - to trong văn bản Héc - to từ biệt Ăng - đrô - mác

    Văn bản “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” là đoạn trích trong sử thi I-li-át kể về sự việc người anh hùng Héc-to về thăm và chia tay vợ con trước khi lên đường ra chiến trận, nổi bật hình tượng người anh hùng sử thi với những vẻ đẹp không ai sánh bằng.

  • Phân tích hình tượng nhân vật Ăng - đrô - mác trong văn bản Héc - to từ biệt Ăng - đrô - mác

    Có thể nói, sử thi "I-li-át" là bản anh hùng ca nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Bằng những sáng tạo độc đáo, nhà thơ Hô-me-rơ đã xây dựng nên vô vàn nhân vật với những nét tính cách tiêu biểu. Trong đó, nhân vật Ăng-đrô-mác trong đoạn trích "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác" đã để lại cho độc giả dấu ấn sâu đậm bởi tấm lòng thương yêu chồng con, gia đình tha thiết.

  • Anh/ chị hãy giới thiệu một vài nét về sử thi Đăm Săn

    Đăm Săn là sử thi anh hùng của dân tộc Ê – đê mà tên gọi đầy đủ là Bài ca chàng Đăm Săn (Kbi khan Y Đăm Săn). Thiên sử thi đã kể về cuộc đời với những chiến công lẫy lừng, những khát vọng tự do chói ngời của một tù trưởng trẻ tuổi lỗi lạc của bộ lạc Ê – đê tên là Đăm Săn

  • Phân tích văn bản Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời

    Văn học từ bao đời nay, là bản trường ca hát về những mảnh đất xa xôi ngoài chân trời, nơi mà những vẻ đẹp và lí tưởng con người luôn hướng đến. Con người sáng tác ra văn chương để vẽ về những vẻ đẹp của đời sống, nơi con người thực sự thăng hoa và được tôn vinh trong chính bức tranh nghệ thuật mà họ tạo nên .

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí