Văn mẫu 10 Kết nối tri thức - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học lớp 10 KNTT Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể - Văn mẫu 10 Kết nối t..

Nêu cảm nhận về nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù


Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một 1 lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức. Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mẫu 1

Lời giải chi tiết:

“Chữ người tử tù” là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong truyện ngắn, bên cạnh nhân vật Huấn Cao nổi bật với vẻ đẹp hiên ngang, khí phách, tài hoa, mặc dù không có tên tuổi song viên quản ngục cũng lấp lánh những vẻ đẹp diệu kỳ.

Viên quản ngục là viên quan coi sóc chốn lao tù, làm việc trong môi trường toàn là tội lỗi, tội phạm, cứng đầu,… song có sở thích cao quý và sở nguyện cao đẹp. “Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền từ những ngày nào sở nguyện của viên quan coi ngục này là treo ở nhà riêng của mình một đôi câu đối do chính ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo ở nhà là có một thứ vật báu trên đời”.

Qua những câu văn trên ta thấy ước nguyện lớn lao có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà của viên quản ngục đã ấp ủ trong ông quan coi ngục này từ rất lâu, từ ngày này sang tháng khác, trong một thời gian dài, từ những năm tuổi trẻ. Trong cuộc đời, có biết bao những thú tiêu khiển thanh tao nhưng thú chơi chữ luôn ăn sâu bám rễ vào viên quản ngục. Vì sở thích cao quý, sở nguyện cao đẹp ấy, viên quản ngục đã phải dụng công trong cách đối xử với Huấn Cao, đã phải dũng cảm đánh đổi mạng sống của mình để biệt đãi Huấn Cao. Đây thực sự là con người yêu cái đến đến độ quên mình.

Khi Huấn Cao được lính tỉnh bàn giao cho quản ngục, viên quản ngục nhìn sáu tên tử từ mới vào với cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể. Không chỉ sai người quét dọn sạch sẽ phòng giam Huấn Cao, ngày ngày viên quản ngục còn cho người đưa rượu thịt tới cho ông Huấn. Khi bước vào phòng giam Huấn Cao, bị ông Huấn ra lời trách móc, viên quản ngục không hề nóng giận, dở trò bỉ ổi mà càng thêm kính trọng Huấn Cao, nhận mình là kẻ tiểu lại.

Có thể nói, viên quản ngục biệt đãi tử tù Huấn Cao trên chính nơi mà mình quản lý là một việc làm vô cùng dũng cảm. Chốn đề lao, người ta sống bằng lừa lọc, tàn nhẫn, có rất nhiều tai mắt xung quanh, hành động “biệt nhỡn” Huấn Cao của viên quản ngục nếu bị phát giác thì ngày Huấn Cao ra pháp trường cũng là ngày viên quản ngục lên giá chém.

Đánh đổi mạng sống của chính mình để “biệt đãi” một “liên tài” là một hành động vô cùng liều lĩnh và cũng rất bản lĩnh của viên quản ngục. Dẫu mục đích cuối cùng của việc biệt đãi liên tài ấy là một ngày kia viên quản ngục có chữ của Huấn Cao nhưng phải nhận thấy rằng không có lòng yêu cái đẹp trong người thì viên quản ngục sẽ không làm được điều đó.

Ngoài ra, viên quản ngục cũng là một con người trong chốn tối tăm của lao tù vẫn giữ vững được thiên lương trong sáng. Thiên lương của viên quản ngục được thể hiện qua khuôn mặt tư lự trong những đêm không ngủ của viên quản ngục và chợt nhận ra mình đã chọn nhầm nghề. Thiên lương trong sáng của viên quản ngục được thể hiện qua sự kính trọng người tài khi bị Huấn Cao mắng không tư thù mà chỉ trách móc bản thân.

Đặc biệt, thiên lương trong sáng của viên quản ngục được thể hiện qua cái vái lạy người tù và câu nói: “Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh” ở phần cuối tác phẩm khi Huấn Cao đã cho chữ xong và khuyên ông quản ngục nên thay đổi chỗ ở, giữ thiên lương cho lành vững rồi mới nghĩ đến chơi chữ.

Trong truyện ngắn, viên quản ngục luôn được nhà văn Nguyễn Tuân đặt cạnh Huấn Cao, hai nhân vật được đặt trong mối quan hệ khi trực tiếp khi gián tiếp, khi đối lập khi song hành tạo nên cốt truyện chặt chẽ, tình huống truyện độc đáo đặc sắc, góp phần tạo nên giá trị nhân sinh, nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, phù hợp với không khí xa xưa đưa người đọc trở về quá khứ, góp phần tạo nên tính chân thực không gian văn hóa cho truyện ngắn.

Mẫu 2

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một 1 lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức. Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu. Con người đó là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp. Dưới ngòi bút tài hoa của một bậc thầy về ngôn ngữ, hình ảnh trung gian ấy cũng mập mờ, không có ranh giới rõ rệt.

Thoạt nhiên, viên quản ngục có vẻ như là một con người cam chịu, yên phận và cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương thời: “Chuyện triều đình quốc gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời”. Cái khuôn khổ phong kiến, cái “phép nước” đã khiến quản ngục quen với việc nhận tù, giao tù, với “những mánh khóe hành hạ thường lệ”. Những lúc ấy, viên quản ngục cứ lạnh lùng như một cỏ may, ngoan ngoãn như một tên nô lệ trung thành với vai trò của mình.

Nhưng có ai ngờ, bên trong con người đó vẫn luôn tồn tại một mầm sống tươi xanh của cái đẹp. Cái mầm ấy bị đè bẹp nhưng vần khắc khoải sống như chờ đợi một lúc nào đó được vươn lên. Rồi thời điểm đó cũng đến. Huấn Cao, con người văn võ song toàn xuất hiện với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục bắt đầu rơi vào một tâm trạng hết sức khó xử. Một sự đấu tranh âm thầm trở thành nét tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cũng chính là biểu hiện tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cùng chính là biểu hiện tiêu biểu cho tính “hướng nội” mỗi chúng ta thường bắt gặp trong tác phầm của Nguyễn Tuân.

Mến cái tài của Huấn Cao, khát khao “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”, đến lúc này, quản ngục dường như không còn là quản ngục mà là hóa thân của Nguyễn Tuân với nhịp tim và hơi thở dành trọn cho sự nâng niu cái đẹp.

Trong cảnh cho chữ hùng vĩ, có một chi tiết đáng nhớ: “Người tù viết xong một chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền xèng đánh dấu ô chữ đặt lên phiến lục ông”, “khúm núm” không phải chỉ vì nịnh bợ mà là vì cảm phục. Khi sự cảm phục lên đến đỉnh điểm cũng là lúc kết thúc truyện. “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Một nghệ thuật tài hoa, kết thúc truyện ở cao trào. Chính nghệ thuật độc đáo đó đã nêu bật cái đẹp toàn diện, toàn mĩ và rất đặc sắc của cả người xin chữ và người cho chữ.

Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý nghĩa nhất định. Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của quan niệm và phong cách Nguyễn Tuân: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”.

Mẫu 3

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn , là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong những sáng tác tiêu biểu để lại tiếng vang trong sự nghiệp hành văn của Nguyễn Tuân là truyện ngắn” Chữ người tử tù”.

Trong truyện ngắn ” Những người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật đặc sắc đi vào lòng độc giả. Ngoài Huấn Cao – con người tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất và thiên lương trong sáng thì ta không thể không nhắc đến một nhân vật đặc biệt khác – viên quản ngục.

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu, tham lam lợi lộc , vinh hoa , phú quý. Ngục quan có một ngoại hình ưa nhìn dễ nhìn. Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Bộ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc, cả nghĩ. Sau khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về chuyện nhận sáu tên tử tù, trong đó có Huấn Cao “người đứng đầu bọn phản nghịch” lại “có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, ngục quan đăm chiêu “nghĩ ngợi”.

Hình ảnh ngục quan thao thức giữa đêm khuya khi đĩa dầu sở đã “vợi lần mực dầu”, lúc đầu thì “tự hỉ” càng về khuya thì trên mặt ông “chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Việc nhận tù sắp tới đã gây ra nhiều xao động ghê gớm trong tâm tư vị ngục quan này. Ông là một người từng trải, có tính cách dịu dàng khác hẳn với những kẻ sống bằng tàn nhẫn bằng lừa lọc trong chốn đề lao. Và điều ta thấy rõ ở con người này chính là tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp, trọng người tài.

Đối đãi với Huấn Cao, quản ngục hết sức tôn trọng kính cẩn, thể hiện rõ thái độ biệt nhỡn nhân tài. Ngày nhận tù nhân , viên quản ngục đã làm trái với phong tục nhận tù mọi ngày,” hôm nay viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào bằng cặp mắt hiền lành”. Ngay từ ánh nhìn đầu tiên mà viên quản ngục đã bày tỏ kín đáo tấm chân tình của mình đối với người sáng tạo ra cái đẹp – Huấn Cao. Mặc kệ cho những tên tay sai bên dưới nhắc khéo ngài có phải dùng đến những tiểu sảo trong nhà lao để ép cung , tra tấn thì viên quản ngục vẫn lặng thinh làm lơ đi điều đó.

Ngục quan có một tâm hồn trong sáng thanh cao, biết trọng người tài, rất yêu thích cái đẹp. Mặc dù đã “chọn nhầm nghề”, nhưng thiết nghĩ trên cõi đời này đã có chúa ngục nào có “cái sở nguyện” cao quý như hắn ? Cái ao ước của hắn thật là thanh cao, thật là một thú vui tao nhã nhân văn.

Quản ngục ao ước là có một ngày nào đó “được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Hắn say mê, hắn khao khát vì “chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Với quản ngục thì có vinh hạnh nào hơn nếu “có được chữ ông Huấn Cao mà treo, là có một báu vật trên đời”. Vì thế, khi chưa xin được chữ Huấn Cao thì ngục quan sống trong tâm trạng đầy bi kịch.

Nỗi “khổ tâm” của hắn là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không dám giáp lại mặt vì quản ngục cảm thấy nhân cách tử tù xa cách ông nhiều quá!. Hơn thế nữa, hắn càng “khổ tâm” lo lắng, mai mốt đây, Huấn Cao bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ông “ân hận suốt đời”. Có thể nói, đó là một bi kịch cao quý được Nguyễn Tuân cảm nhận ở phương diện văn hoá nghệ thuật. Sự giày vò tâm trạng của quản ngục đem đến tình tiết cao trào cho tác phẩm khi Huấn Cao đồng ý cho chữ ngay trước đêm người phải ra pháp trường lãnh án tử hình.

Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã trở thành tri âm, tri kỉ của tử tù. Ngục quan “khúm núm” cất những đồng tiền kẽm đánh dấu trên ô chữ… Ngục quan lắng nghe lời khuyên của tử tù “nên lui về quê nhà” để giữ lấy thiên lương rồi hãy “nghĩ đến chuyện chơi” chữ… Ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương.

Hình ảnh quản ngục là một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Yêu cái đẹp với tấm lòng biệt nhỡn liên tài là tâm hồn tính cách của ngục quan. Từ ngoại hình, ngôn ngữ, tâm tư tình cảm đến cử chỉ, hành động của ngục quan đã được Nguyễn Tuân miêu tả với tất cả sự chắt lọc của một ngòi bút tài hoa, đã làm hiện lên một con người có cốt cách rất đẹp.

Quản ngục với nghề nghiệp của mình trên phương diện xã hội là hoàn toàn trái ngược nhau, đối lập với Huấn Cao, nhưng trên phương diện nghệ thuật thì quản ngục là người biết yêu , biết say mê, tôn thờ cái đẹp và với nhân vật này chủ đề của tác phẩm càng thêm được thể hiện rõ nét: Cái duy nhất đang được tôn vinh và kính trọng là cái đẹp.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí