Trắc nghiệm Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Toán 7 Cánh diều
Đề bài
Cho góc \(\widehat {xOy} = {60^0},\) \(A\) là điểm trên tia \(Ox,\,B\) là điểm trên tia \(Oy\) \((A,B\) không trùng với \(O).\)
Chọn câu đúng nhất.
-
A.
\(OA + OB \le 2AB\)
-
B.
\(OA + OB = 2AB\) khi \(OA = OB.\)
-
C.
\(OA + OB \ge 2AB\)
-
D.
Cả A, B đều đúng.
Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat C = {90^0}\), \(AC < BC\) , kẻ \(CH \bot AB\). Trên các cạnh $AB$ và $AC$ lấy tương ứng hai điểm $M$ và $N$ sao cho \(BM = BC,CN = CH\). Chọn câu đúng nhất.
-
A.
\(MN \bot AC\)
-
B.
\(AC + BC < AB + CH.\)
-
C.
Cả A, B đều sai
-
D.
Cả A, B đều đúng
Cho \(\Delta ABC\) có \({90^0} > \widehat B > \widehat C\). Kẻ \(AH \bot BC\left( {H \in BC} \right)\). Gọi $M$ là một điểm nằm giữa $H$ và $B,$ $N$ thuộc tia đối của tia $CB.$
So sánh \(HB\) và \(HC.\)
-
A.
\(HB < HC\)
-
B.
\(HB = HC\)
-
C.
\(HB > HC\)
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Chọn câu đúng.
-
A.
\(AM < AB < AN\)
-
B.
\(AM > AB > AN\)
-
C.
\(AM < AB = AN\)
-
D.
\(AM = AB = AN\)
Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A.$ Trên cạnh $AB$ và $AC$ lấy tương ứng hai điểm $D$ và $E$ ($D,E$ không trùng với các đỉnh của \(\Delta ABC\)). Chọn đáp án đúng nhất.
-
A.
\(DE > BE > BC\)
-
B.
\(DE < BE < BC\)
-
C.
\(DE > BE = BC\)
-
D.
\(DE < BE = BC\)
Cho \(\Delta ABC\) có $CE$ và $BD$ là hai đường cao. So sánh \(BD + CE\) và \(AB + AC\) ?
-
A.
\(BD + CE < AB + AC\)
-
B.
\(BD + CE > AB + AC\)
-
C.
\(BD + CE \le AB + AC\)
-
D.
\(BD + CE \ge AB + AC\)
Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,M$ là trung điểm của $AC.$ Gọi $D,E$ lần lượt là hình chiếu của $A$ và $C$ xuống đường thẳng $BM.$ So sánh \(BD + BE\) và $AB.$
-
A.
\(BD + BE > 2AB\)
-
B.
\(BD + BE < 2AB\)
-
C.
\(BD + BE = 2AB\)
-
D.
\(BD + BE < AB\)
Trong tam giác \(ABC\) có chiều cao \(AH\)
-
A.
Nếu \(BH < HC\) thì \(AB < AC\)
-
B.
Nếu \(AB < AC\) thì \(BH < HC\)
-
C.
Nếu \(BH = HC\) thì \(AB = AC\)
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Cho ba điểm \(A,\,B,\,C\) thẳng hàng, \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\). Trên đường thẳng vuông góc với \(AC\) tại \(B\) ta lấy điểm \(H\). Khi đó
-
A.
\(AH < BH\)
-
B.
\(AH < AB\)
-
C.
\(AH > BH\)
-
D.
\(AH = BH\)
Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
-
A.
Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
-
B.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn
-
C.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu nhỏ hơn
-
D.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau
Cho hình vẽ sau:
Em hãy chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
-
A.
\(MA > MH\)
-
B.
\(HB < HC\)
-
C.
\(MA = MB\)
-
D.
\(MC < MA.\)
Lời giải và đáp án
Cho góc \(\widehat {xOy} = {60^0},\) \(A\) là điểm trên tia \(Ox,\,B\) là điểm trên tia \(Oy\) \((A,B\) không trùng với \(O).\)
Chọn câu đúng nhất.
-
A.
\(OA + OB \le 2AB\)
-
B.
\(OA + OB = 2AB\) khi \(OA = OB.\)
-
C.
\(OA + OB \ge 2AB\)
-
D.
Cả A, B đều đúng.
Đáp án : D
Kẻ tia phân giác \(Ot\) của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{{{60}^o}}}{2} = {30^o}.\)
Gọi \(I\) là giao của \(Ot\) và \(AB\); \(H,\,K\) lần lượt là hình chiếu của \(A,\,B\) trên tia \(Ot\).
Xét \(\Delta OAH\) có \(\widehat {AOH} = {30^o}\) nên \(OA = 2AH.\) Từ đó so sánh \(OA\) và \(AI\) (1)
Xét \(\Delta OBK\) có \(\widehat {BOK} = {30^o}\) nên \(OB = 2BK.\) Từ đó so sánh \(OB\) và \(BI\) (2)
Từ (1) và (2) ta so sánh được \(OA + OB\) với \(2AB.\) Từ đó xét khi nào dấu “=” xảy ra.
* Chú ý: Trong tam giác vuông, cạnh đối diện với góc \({30^o}\) bằng nửa cạnh huyền.
Kẻ tia phân giác \(Ot\) của \(\widehat {xOy}\) nên \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \dfrac{{\widehat {xOy}}}{2} = \dfrac{{{{60}^o}}}{2} = {30^o}.\)
Gọi \(I\) là giao của \(Ot\) và \(AB\); \(H,\,K\) lần lượt là hình chiếu của \(A,\,B\) trên tia \(Ot\).
Xét \(\Delta OAH\) có \(\widehat {AOH} = {30^o}\) nên \(OA = 2AH.\)
Vì \(AH,\,AI\) lần lượt là đường vuông góc, đường xiên kẻ từ \(A\) đến \(Ot\) nên \(AH \le AI\) do đó \(OA \le 2AI\) (1)
Xét \(\Delta OBK\) có \(\widehat {BOK} = {30^o}\) nên \(OB = 2BK.\)
Vì \(BK,\,BI\) lần lượt là đường vuông góc, đường xiên kẻ từ \(B\) đến \(Ot\) nên \(BK \le BI\) do đó \(OB \le 2BI\) (2)
Cộng (1) với (2) theo vế với vế ta được:
\(OA + OB \le 2AI + 2BI = 2\left( {AI + BI} \right) = 2AB\)
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(H,\,I,K\) trùng nhau hay \(AB \bot Ot\) suy ra \(\widehat {AIO} = \widehat {BIO} = {90^o}.\)
Xét \(\Delta OAI\) và \(\Delta OBI\) có:
\(\widehat {AIO} = \widehat {BIO} = {90^o}\)
\(\widehat {AOI} = \widehat {BOI}\) (vì \(Ot\) là phân giác của \(\widehat {xOy}\))
\(OI\) cạnh chung
\( \Rightarrow \Delta OAI = \Delta OBI\) (g.c.g)
\( \Rightarrow OA = OB\) (hai cạnh tương ứng).
Vậy \(OA + OB = 2AB\) khi \(OA = OB.\)
Cho \(\Delta ABC\) có \(\widehat C = {90^0}\), \(AC < BC\) , kẻ \(CH \bot AB\). Trên các cạnh $AB$ và $AC$ lấy tương ứng hai điểm $M$ và $N$ sao cho \(BM = BC,CN = CH\). Chọn câu đúng nhất.
-
A.
\(MN \bot AC\)
-
B.
\(AC + BC < AB + CH.\)
-
C.
Cả A, B đều sai
-
D.
Cả A, B đều đúng
Đáp án : D
- Áp dụng tính chất tam giác cân.
- Áp dụng quan hệ đường vuông góc và đường xiên.
Ta có: \(BM = BC\left( {gt} \right) \Rightarrow \Delta BMC\) cân tại $B$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)
\( \Rightarrow \widehat {MCB} = \widehat {CMB}\left( 1 \right)\) (tính chất tam giác cân)
Lại có: $\left\{ \begin{array}{l}\widehat {BCM} + \widehat {MCA} = \widehat {ACB} = {90^0}\left( {gt} \right)\\\widehat {CMH} + \widehat {MCH} = {90^0}\left( {gt} \right)\end{array} \right.\left( 2 \right)$
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right) \Rightarrow \widehat {MCH} = \widehat {MCN}\)
Xét \(\Delta MHC\) và \(\Delta MNC\) có:
$MC$ chung
\(\widehat {MCH} = \widehat {MCN}\left( {cmt} \right)\)
\(NC = HC\left( {gt} \right)\)
\( \Rightarrow \Delta MHC = \Delta MNC\left( {c - g - c} \right) \Rightarrow \widehat {MNC} = \widehat {MHC} = {90^0}\) (2 góc tương ứng)
\( \Rightarrow MN \bot AC\) nên A đúng.
Xét \(\Delta AMN\) có $AN$ là đường vuông góc hạ từ $A$ xuống $MN$ và $AM$ là đường xiên nên suy ra \(AM > AN\) (quan hệ đường vuông góc và đường xiên)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}BM = BC\left( {gt} \right)\\HC = CN\left( {gt} \right)\\AM > AN\left( {cmt} \right)\end{array} \right.\)\( \Rightarrow BM + MA + HC > BC + CN + NA\)\( \Leftrightarrow AB + HC > BC + AC\)
Cho \(\Delta ABC\) có \({90^0} > \widehat B > \widehat C\). Kẻ \(AH \bot BC\left( {H \in BC} \right)\). Gọi $M$ là một điểm nằm giữa $H$ và $B,$ $N$ thuộc tia đối của tia $CB.$
So sánh \(HB\) và \(HC.\)
-
A.
\(HB < HC\)
-
B.
\(HB = HC\)
-
C.
\(HB > HC\)
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án: A
Áp dụng các định lý về quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu, quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác.
Vì \(\widehat B > \widehat C\left( {gt} \right) \)\(\Rightarrow AC > AB\left( 1 \right)\) (quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác).
Mà $HB, HC$ tương ứng là hình chiếu của $AB, AC$ trên $BC$
\( \Rightarrow HB < HC\) (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu).
Chọn câu đúng.
-
A.
\(AM < AB < AN\)
-
B.
\(AM > AB > AN\)
-
C.
\(AM < AB = AN\)
-
D.
\(AM = AB = AN\)
Đáp án: A
Áp dụng các định lý sau:
Quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.
Quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác.
Vì $M$ nằm giữa $B$ và $H$ \( \Rightarrow HM < HB\) .
Mà $HM$ và $HB$ tương ứng là hình chiếu của $AM$ và $AB$ trên $BC$
$ \Rightarrow AM < AB\left( 2 \right)$ (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu).
Vì $N$ thuộc tia đối của tia $CB$ thì suy ra \(HN > HC\). Mà $HN$ và $HC$ tương ứng là hình chiếu của $AN$ và $AC$ trên $BC$ \( \Rightarrow AC < AN\left( 3 \right)\) (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu).
Từ \(\left( 1 \right)\left( 2 \right)\left( 3 \right) \Rightarrow AM < AB < AN.\)
Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A.$ Trên cạnh $AB$ và $AC$ lấy tương ứng hai điểm $D$ và $E$ ($D,E$ không trùng với các đỉnh của \(\Delta ABC\)). Chọn đáp án đúng nhất.
-
A.
\(DE > BE > BC\)
-
B.
\(DE < BE < BC\)
-
C.
\(DE > BE = BC\)
-
D.
\(DE < BE = BC\)
Đáp án : B
Vì $D$ nằm giữa $A$ và $B$ nên suy ra \(AD < AB\). Mà $AD$ và $AB$ lần lượt là hình chiếu của $ED$ và $EB$ trên $AB$ \( \Rightarrow ED < EB\left( 1 \right)\)( quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu).
Vì $E$ nằm giữa $A$ và $C$ nên suy ra \(AE < AC\). Mà $AE$ và $AC$ lần lượt là hình chiếu của $EB$ và $BC$ trên $AC$ \( \Rightarrow EB < BC\left( 2 \right)\)( quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu).
Từ \(\left( 1 \right)\left( 2 \right) \Rightarrow ED < EB < BC\).
Cho \(\Delta ABC\) có $CE$ và $BD$ là hai đường cao. So sánh \(BD + CE\) và \(AB + AC\) ?
-
A.
\(BD + CE < AB + AC\)
-
B.
\(BD + CE > AB + AC\)
-
C.
\(BD + CE \le AB + AC\)
-
D.
\(BD + CE \ge AB + AC\)
Đáp án : A
Vì \(\left\{ \begin{array}{l}BD \bot AC\left( {gt} \right)\\EC \bot AB\left( {gt} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \)$BD$ và $CE$ là lần lượt là hai đường vuông góc của hai đường xiên $AC$ và $AB.$
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}BD < AB\\EC < AC\end{array} \right.\) (đường vuông góc nhỏ hơn đường xiên)
\( \Rightarrow BD + EC < AB + AC\)
Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,M$ là trung điểm của $AC.$ Gọi $D,E$ lần lượt là hình chiếu của $A$ và $C$ xuống đường thẳng $BM.$ So sánh \(BD + BE\) và $AB.$
-
A.
\(BD + BE > 2AB\)
-
B.
\(BD + BE < 2AB\)
-
C.
\(BD + BE = 2AB\)
-
D.
\(BD + BE < AB\)
Đáp án : A
Vì \(\Delta ABM\) vuông tại $A$ (gt) nên \(BA < BM\) (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên).
Mà \(BM = BD + DM \Rightarrow BA < BD + DM\left( 1 \right)\) .
Mặt khác, \(BM = BE - ME \Rightarrow BA < BE - ME\left( 2 \right)\)
Cộng hai vế của \(\left( 1 \right)\)và \(\left( 2 \right)\) ta được: \(2BA < BD + BE + MD - ME\left( 3 \right)\)
Vì $M$ là trung điểm của $AC$ (gt) \( \Rightarrow AM = MC\) (tính chất trung điểm)
Xét tam giác vuông $ADM$ và tam giác vuông $CEM$ có:
\(AM = MC\left( {cmt} \right)\)
\(\widehat {AMD} = \widehat {EMC}\) (đối đỉnh)
\( \Rightarrow \Delta ADM = \Delta CEM\) (cạnh huyền – góc nhọn)
\( \Rightarrow MD = ME\left( 4 \right)\) (2 cạnh tương ứng)
Từ \(\left( 3 \right)\)và \(\left( 4 \right) \Rightarrow BD + BE > 2AB\)
Trong tam giác \(ABC\) có chiều cao \(AH\)
-
A.
Nếu \(BH < HC\) thì \(AB < AC\)
-
B.
Nếu \(AB < AC\) thì \(BH < HC\)
-
C.
Nếu \(BH = HC\) thì \(AB = AC\)
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
Trong tam giác \(ABC\) có \(AH\) là đường vuông góc và \(BH;CH\) là hai hình chiếu
Khi đó
+ Nếu \(AB < AC\) thì \(BH < HC\)
+ Nếu \(BH < HC\) thì \(AB < AC\)
+ Nếu \(BH = HC\) thì \(AB = AC\)
Nên cả A, B, C đều đúng.
Cho ba điểm \(A,\,B,\,C\) thẳng hàng, \(B\) nằm giữa \(A\) và \(C\). Trên đường thẳng vuông góc với \(AC\) tại \(B\) ta lấy điểm \(H\). Khi đó
-
A.
\(AH < BH\)
-
B.
\(AH < AB\)
-
C.
\(AH > BH\)
-
D.
\(AH = BH\)
Đáp án : C
Vì \(BH\) là đường vuông góc và \(AH\) là đường xiên nên \(AH > BH.\)
Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
-
A.
Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
-
B.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn
-
C.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu nhỏ hơn
-
D.
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau
Đáp án : C
Trong các phát biểu ở ý A, B, và D đều đúng. Ý C sai vì: trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn.
Cho hình vẽ sau:
Em hãy chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
-
A.
\(MA > MH\)
-
B.
\(HB < HC\)
-
C.
\(MA = MB\)
-
D.
\(MC < MA.\)
Đáp án : D
Áp dụng các định lý sau:
- Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu.
- Quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác.
Vì $MH$ là đường vuông góc và $MA$ là đường xiên nên \(MA > MH\) (quan hệ đường vuông góc và đường xiên). Đáp án A đúng nên loại A.
Vì \(\widehat {MBC}\) là góc ngoài của \(\Delta MHB \Rightarrow \widehat {MBC} > \widehat {MHB} = {90^0}\)
Xét \(\Delta MBC\) có: \(\widehat {MBC}\) là góc tù nên suy ra \(MC > MB\) (quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác)
Mà $HB$ và $HC$ lần lượt là hình chiếu của $MB$ và $MC$ trên $AC.$
\( \Rightarrow HB < HC\) (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu). Đáp án B đúng nên loại đáp án B.
Vì \(AH = HB\left( {gt} \right)\) mà $AH$ và $HB$ lần lượt là hai hình chiếu của $AM$ và $BM.$
\( \Rightarrow MA = MB\) (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu). Đáp án C đúng nên loại đáp án C.
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}MB = MA\left( {cmt} \right)\\MC > MB\left( {cmt} \right)\end{array} \right. \Rightarrow MC > MA\). Đáp án D sai nên chọn đáp án D.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7: Tam giác cân Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Hai tam giác bằng nhau Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều