Trắc nghiệm Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu Toán 7 Cánh diều

Đề bài

Cân nặng của 20 bạn học sinh lớp 7A1 (đơn vị: kg) được ghi lại như sau:

54        44        37        40        42        44        34        37        60        47

40        44        56        50        42        39        55        56        52        50

Câu 1

Dữ liệu thu được là:

  • A.

    Số liệu

  • B.

    Dữ liệu định tính, có thể sắp thứ tự

  • C.

    Dữ liệu định tính, không thể sắp thứ tự

  • D.

    Các khẳng định A,B,C đều sai

Câu 2

Có bao nhiêu bạn có cân nặng là 50 kg trong số 20 bạn tham gia khảo sát?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 3

Có bao nhiêu bạn cân nặng không nhỏ hơn 52 kg trong số 20 bạn tham gia khảo sát?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    14

  • D.

    12

Câu 4

Cân nặng nào có nhiều bạn đạt được nhất?

  • A.

    40

  • B.

    42

  • C.

    44

  • D.

    50

Câu 5

Nhận xét nào sau đây về dãy dữ liệu là không đúng?

  • A.

    Có 4 bạn nặng dưới 40 kg

  • B.

    Bạn nặng nhất nặng 60 kg

  • C.

    Không có bạn nào có cân nặng là 54 kg

  • D.

    Cân nặng của 20 bạn nằm trong khoảng từ 33 kg đến 70 kg.

Câu 6

Số bạn có cân nặng từ 40 kg đến 50 kg chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số bạn tham gia khảo sát?

  • A.

    10

  • B.

    40%

  • C.

    50%

  • D.

    60%

Câu 7 :

Lớp trưởng lớp 7A cần liệt kê số điểm của các học sinh lớp 7A, 7B để làm dự án học tập. Theo em, bạn ấy nên thu thập dữ liệu thống kê bằng cách nào?

  • A.

    Làm thí nghiệm

  • B.

    Quan sát

  • C.

    Xin bảng điểm của các học sinh lớp 7A, 7B từ giáo viên chủ nhiệm của 2 lớp

  • D.

    Lập phiếu hỏi

Câu 8 :

Đâu là dữ liệu định tính, có thể sắp thứ tự?

  • A.

    Điểm số của 5 bạn tổ em

  • B.

    Các loại cây có trong vườn trường

  • C.

    Xếp loại mức độ hài lòng của khách hàng đối với 1 nhà hàng: Rất hài lòng, hài lòng, chấp nhận được, tệ, rất tệ.

  • D.

    Các tỉnh/ thành phố ở khu vực Trung Bộ nước ta.

Câu 9 :

Nga liệt kê ngày sinh của 4 bạn trong tổ. Dữ liệu nào không hợp lí

12/9/2011

31/4/2011

11/3/2011

3/12/2011

  • A.

    12/9/2011

  • B.

    31/4/2011

  • C.

    11/3/2011

  • D.

    3/12/2011

Câu 10 :

Trong các dữ liệu sau, đâu không là dữ liệu định tính?

  • A.

    Cân nặng của các bạn lớp em: 40 kg, 43 kg, 36 kg, 50 kg, 39 kg, 44 kg,….

  • B.

    Các tỉnh/ thành phố thuộc Bắc Bộ nước ta: Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Thái Nguyên,….

  • C.

    Xếp loại học lực học sinh: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

  • D.

    Thể loại sách được các bạn tổ em yêu thích: Truyện cười, truyện cổ tích, truyện tranh,….

Lời giải và đáp án

Cân nặng của 20 bạn học sinh lớp 7A1 (đơn vị: kg) được ghi lại như sau:

54        44        37        40        42        44        34        37        60        47

40        44        56        50        42        39        55        56        52        50

Câu 1

Dữ liệu thu được là:

  • A.

    Số liệu

  • B.

    Dữ liệu định tính, có thể sắp thứ tự

  • C.

    Dữ liệu định tính, không thể sắp thứ tự

  • D.

    Các khẳng định A,B,C đều sai

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng ( hay số liệu)

Dữ liệu là không là số còn gọi là dữ liệu định tính. Dữ liệu đinh tính gồm 2 loại: có thể sắp thứ tự và không thể sắp thứ tự.

Lời giải chi tiết :

Dữ liệu thu được là số nên là số liệu

Câu 2

Có bao nhiêu bạn có cân nặng là 50 kg trong số 20 bạn tham gia khảo sát?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Đếm số lần số liệu 50 xuất hiện trong dãy dữ liệu

Lời giải chi tiết :

Có 2 lần số 50 xuất hiện trong dãy số liệu nên có 2 bạn có cân nặng là 50 kg

Câu 3

Có bao nhiêu bạn cân nặng không nhỏ hơn 52 kg trong số 20 bạn tham gia khảo sát?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    14

  • D.

    12

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Đếm số lần số liệu không nhỏ hơn 52 xuất hiện trong dãy dữ liệu

Lời giải chi tiết :

Ta lập bảng sau:                                                            

Cân nặng

34

37

39

40

42

44

47

50

52

54

55

56

60

Số bạn

1

2

1

2

2

3

1

2

1

1

1

2

1

Các bạn có cân nặng không nhỏ hơn 52kg là các bạn có cân nặng từ 52kg trở lên (52kg, 54kg, 55kg, 56kg, 60kg).

Vậy có 1+1+1+2+1 = 6 bạn có cân nặng không nhỏ hơn 52 kg.

Câu 4

Cân nặng nào có nhiều bạn đạt được nhất?

  • A.

    40

  • B.

    42

  • C.

    44

  • D.

    50

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Lập bảng số liệu đếm số bạn tương ứng với từng cân nặng

Lời giải chi tiết :

Cân nặng

34

37

39

40

42

44

47

50

52

54

55

56

60

Số bạn

1

2

1

2

2

3

1

2

1

1

1

2

1

Số cân 44 kg có 3 bạn đạt được. Mỗi cân nặng khác có ít hơn 3 bạn đạt được

Vậy có nhiều bạn đạt 44 kg nhất

Câu 5

Nhận xét nào sau đây về dãy dữ liệu là không đúng?

  • A.

    Có 4 bạn nặng dưới 40 kg

  • B.

    Bạn nặng nhất nặng 60 kg

  • C.

    Không có bạn nào có cân nặng là 54 kg

  • D.

    Cân nặng của 20 bạn nằm trong khoảng từ 33 kg đến 70 kg.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Quan sát bảng thống kê và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết :

Cân nặng

34

37

39

40

42

44

47

50

52

54

55

56

60

Số bạn

1

2

1

2

2

3

1

2

1

1

1

2

1

 

Các nhận xét A,B,D là đúng

Nhận xét C sai vì có 1 bạn nặng 54 kg.

Câu 6

Số bạn có cân nặng từ 40 kg đến 50 kg chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số bạn tham gia khảo sát?

  • A.

    10

  • B.

    40%

  • C.

    50%

  • D.

    60%

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Tìm số bạn có cân nặng từ 40 kg đến 50 kg

Tính tỉ số phần trăm = số bạn có cân nặng từ 40 kg đến 50 kg : tổng số bạn .100%

Lời giải chi tiết :

Cân nặng

34

37

39

40

42

44

47

50

52

54

55

56

60

Số bạn

1

2

1

2

2

3

1

2

1

1

1

2

1

 

Có 2+2+3+1+2 = 10 bạn có cân nặng từ 40 kg đến 50 kg

Số bạn có cân nặng từ 40 kg đến 50 kg chiếm: \(\frac{{10}}{{20}}.100\%  = 50\% \)

Câu 7 :

Lớp trưởng lớp 7A cần liệt kê số điểm của các học sinh lớp 7A, 7B để làm dự án học tập. Theo em, bạn ấy nên thu thập dữ liệu thống kê bằng cách nào?

  • A.

    Làm thí nghiệm

  • B.

    Quan sát

  • C.

    Xin bảng điểm của các học sinh lớp 7A, 7B từ giáo viên chủ nhiệm của 2 lớp

  • D.

    Lập phiếu hỏi

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chọn cách thu thập dữ liệu hợp lí nhất

Lời giải chi tiết :

Cách A, B không hợp lí

Cách D mất thời gian, có thể chưa hoàn toàn chính xác

Cách C nhanh gọn và chính xác

Câu 8 :

Đâu là dữ liệu định tính, có thể sắp thứ tự?

  • A.

    Điểm số của 5 bạn tổ em

  • B.

    Các loại cây có trong vườn trường

  • C.

    Xếp loại mức độ hài lòng của khách hàng đối với 1 nhà hàng: Rất hài lòng, hài lòng, chấp nhận được, tệ, rất tệ.

  • D.

    Các tỉnh/ thành phố ở khu vực Trung Bộ nước ta.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng

Dữ liệu là không là số còn gọi là dữ liệu định tính. Dữ liệu đinh tính gồm 2 loại: có thể sắp thứ tự và không thể sắp thứ tự.

Lời giải chi tiết :

(A) Dữ liệu định lượng

(B) Dữ liệu định tính, không thể sắp thứ tự

(C) Dữ liệu định tính, có thể sắp thứ tự

(4) Dữ liệu định tính, không thể sắp thứ tự

Câu 9 :

Nga liệt kê ngày sinh của 4 bạn trong tổ. Dữ liệu nào không hợp lí

12/9/2011

31/4/2011

11/3/2011

3/12/2011

  • A.

    12/9/2011

  • B.

    31/4/2011

  • C.

    11/3/2011

  • D.

    3/12/2011

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát dữ liệu

Lời giải chi tiết :

Dữ liệu 31/4/2011 không hợp lí vì tháng 4 chỉ có 30 ngày, không có ngày 31/4.

Câu 10 :

Trong các dữ liệu sau, đâu không là dữ liệu định tính?

  • A.

    Cân nặng của các bạn lớp em: 40 kg, 43 kg, 36 kg, 50 kg, 39 kg, 44 kg,….

  • B.

    Các tỉnh/ thành phố thuộc Bắc Bộ nước ta: Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Thái Nguyên,….

  • C.

    Xếp loại học lực học sinh: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

  • D.

    Thể loại sách được các bạn tổ em yêu thích: Truyện cười, truyện cổ tích, truyện tranh,….

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng

Dữ liệu là không là số còn gọi là dữ liệu định tính.

Lời giải chi tiết :

Dữ liệu ở câu A là dữ liệu định lượng

Dữ liệu ở câu B, C, D là dữ liệu định tính.

Trắc nghiệm Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết