Trắc nghiệm Bài 4: Làm tròn và ước lượng Toán 7 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Làm tròn số 424,267 với độ chính xác 0,05 được:

  • A.

    424,2

  • B.

    424,27

  • C.

    424,3

  • D.

    420

Câu 2 :

Làm tròn số -75,681 đến hàng phần trăm, ta được:

  • A.

    -75,6

  • B.

    -100

  • C.

    -75,7

  • D.

    -75,68

Câu 3 :

Làm tròn số  $69,283$ đến chữ số thập phân thứ hai ta được

  • A.

    $69,28$

  • B.

    $69,29$

  • C.

    $69,30$

  • D.

    $69,284$

Câu 4 :

Làm tròn số $0,158$ đến chữ số thập phân thứ nhất ta được

  • A.

    \(0,17\)

  • B.

    \(0,159\)

  • C.

    \(0,16\)

  • D.

    \(0,2\)

Câu 5 :

Số $60,996$ được làm tròn đến hàng đơn vị là

  • A.

    \(60\)

  • B.

    \(61\)

  • C.

    \(60,9\)

  • D.

    \(61,9\)

Câu 6 :

Cho số \(982434\).  Làm tròn số này đến hàng nghìn ta được số

  • A.

    \(983000\)

  • B.

    \(982\)

  • C.

    \(982000\)

  • D.

    \(98200\)

Câu 7 :

Cho số \(1,3765\).  Làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được số

  • A.

    \(1,377\)

  • B.

    \(1,376\)

  • C.

    \(1,3776\)

  • D.

    \(1,38\)

Câu 8 :

Có \(21292\) người ở lễ hội ẩm thực. Hỏi lễ hội có khoảng bao nhiêu nghìn người?

  • A.

    \(22000\) người

  • B.

    \(21000\) người

  • C.

    \(21900\) người

  • D.

    \(21200\) người

Câu 9 :

Thực hiện phép tính \(\left( {4,375 + 5,2} \right) - \left( {6,452 - 3,55} \right)\) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, ta được kết quả là

  • A.

    \(6,674\)

  • B.

    \(6,68\)

  • C.

    \(6,63\)

  • D.

    \(6,67\)

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \(7,5432 + 1,37 + 5,163 + 0,16\) sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là:

  • A.

    \(14,4\)

  • B.

    \(14,24\)

  • C.

    \(14,3\)

  • D.

    \(14,2\)

Câu 11 :

Ước lượng kết quả của phép tính \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}}.\)

  • A.

    \(5\)

  • B.

    \(\dfrac{{31}}{6}\)

  • C.

    \(\dfrac{{61}}{9}\)

  • D.

    \(6\)

Câu 12 :

Kết quả của phép tính \(7,8.5,2 + 21,7.0,8\) sau khi được ước lượng là

  • A.

    \(61\)

  • B.

    \(62\)

  • C.

    \(60\)

  • D.

    \(63\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Làm tròn số 424,267 với độ chính xác 0,05 được:

  • A.

    424,2

  • B.

    424,27

  • C.

    424,3

  • D.

    420

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Làm tròn số 424, 267 với độ chính xác là 0,05, tức là làm tròn đến chữ số hàng phần mười.

Ta thấy chữ số ở hàng làm tròn là chữ số 2 ở phần thập phân

Chữ số ngay bên phải hàng làm tròn là 6 > 5 nên ta tăng chữ số hàng làm tròn thêm 1 đơn vị và bỏ đi các chữ số ở sau hàng làm tròn.

Vậy số 424,267 sau khi làm tròn với độ chính xác là 0,05 được 424,3

Câu 2 :

Làm tròn số -75,681 đến hàng phần trăm, ta được:

  • A.

    -75,6

  • B.

    -100

  • C.

    -75,7

  • D.

    -75,68

Đáp án : D

Phương pháp giải :

* Muốn làm tròn số thập phân âm, ta làm tròn số đối của nó rồi thêm dấu “ –“ trước kết quả.

* Làm tròn số thập phân dương:

- Đối với chữ số hàng làm tròn:

    + Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;

    +Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5

- Đối với chữ số sau hàng làm tròn:

    + Bỏ đi nếu ở phần thập phân;

    + Thay bằng các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên

Lời giải chi tiết :

Trước tiên, ta làm tròn số 75,681.

Ta thấy chữ số ở hàng làm tròn là chữ số 8 ở phần thập phân.

Chữ số ngay bên phải hàng làm tròn là 1 < 5 nên giữ nguyên chữ số hàng làm tròn và bỏ đi các chữ số ở sau hàng làm tròn.

Vậy làm tròn số 75,681 đến chữ số hàng phần trăm là 75,68 nên số làm tròn -75,681 đến chữ số hàng phần trăm được -75,68.

Câu 3 :

Làm tròn số  $69,283$ đến chữ số thập phân thứ hai ta được

  • A.

    $69,28$

  • B.

    $69,29$

  • C.

    $69,30$

  • D.

    $69,284$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Vì số $69,283$ có chữ số thập phân thứ ba là \(3 < 5\) nên làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai ta được $69,283 \approx 69,28$

Câu 4 :

Làm tròn số $0,158$ đến chữ số thập phân thứ nhất ta được

  • A.

    \(0,17\)

  • B.

    \(0,159\)

  • C.

    \(0,16\)

  • D.

    \(0,2\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Vì số $0,158$ có chữ số thập phân thứ hai là \(5 \ge 5\) nên khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất ta được $0,158 \approx 0,2$

Câu 5 :

Số $60,996$ được làm tròn đến hàng đơn vị là

  • A.

    \(60\)

  • B.

    \(61\)

  • C.

    \(60,9\)

  • D.

    \(61,9\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Vì số $60,996$ có chữ số thập phân thứ nhất là \(9 > 5\) nên làm tròn đến hàng đơn vị ta được $60,996 \approx 61$

Câu 6 :

Cho số \(982434\).  Làm tròn số này đến hàng nghìn ta được số

  • A.

    \(983000\)

  • B.

    \(982\)

  • C.

    \(982000\)

  • D.

    \(98200\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Số \(982434\) có chữ số hàng trăm là \(4 < 5\) nên làm tròn số này đến hàng nghìn ta được \(982434 \approx 982000\)

Câu 7 :

Cho số \(1,3765\).  Làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được số

  • A.

    \(1,377\)

  • B.

    \(1,376\)

  • C.

    \(1,3776\)

  • D.

    \(1,38\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Số \(1,3765\) có chữ số hàng phần chục nghìn là $5 \ge 5$ nên làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được \(1,3765 \approx 1,377\)

Câu 8 :

Có \(21292\) người ở lễ hội ẩm thực. Hỏi lễ hội có khoảng bao nhiêu nghìn người?

  • A.

    \(22000\) người

  • B.

    \(21000\) người

  • C.

    \(21900\) người

  • D.

    \(21200\) người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ đề bài ta làm tròn số $21292$ đến hàng nghìn.

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Từ yêu cầu đề bài ta sẽ làm tròn số \(21292\) đến hàng nghìn.

Vì số \(21292\) có chữ số hàng trăm là \(2 < 5\) nên làm tròn số này đến hàng nghìn ta được \(21292 \approx 21000\)

Vậy lễ hội có khoảng \(21000\) người.

Câu 9 :

Thực hiện phép tính \(\left( {4,375 + 5,2} \right) - \left( {6,452 - 3,55} \right)\) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, ta được kết quả là

  • A.

    \(6,674\)

  • B.

    \(6,68\)

  • C.

    \(6,63\)

  • D.

    \(6,67\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính  rồi dùng qui ước làm tròn số để làm tròn theo yêu cầu bài toán.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {4,375 + 5,2} \right) - \left( {6,452 - 3,55} \right)\)\( = 9,575 - 2,902 = 6,673\)

Kết quả được làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai: \(6,673 \approx 6,67.\)

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \(7,5432 + 1,37 + 5,163 + 0,16\) sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là:

  • A.

    \(14,4\)

  • B.

    \(14,24\)

  • C.

    \(14,3\)

  • D.

    \(14,2\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính  rồi dùng qui ước làm tròn số để làm tròn theo yêu cầu bài toán

Lời giải chi tiết :

Ta có \(7,5432 + 1,37 + 5,163 + 0,16\)\( = 8,9132 + 5,163 + 0,16 = 14,0762 + 0,16 = 14,2362\)

Làm tròn kết quả \(14,2362\) đến chữ số thập phân thứ nhất: \(14,2362 \approx 14,2.\)

Câu 11 :

Ước lượng kết quả của phép tính \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}}.\)

  • A.

    \(5\)

  • B.

    \(\dfrac{{31}}{6}\)

  • C.

    \(\dfrac{{61}}{9}\)

  • D.

    \(6\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để ước lượng kết quả phép tính , ta thường sử dụng qui ước làm tròn số để làm tròn chữ số ở hàng cao nhất của mỗi số trong phép tính.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(43,7 \approx 40\); \(18,2 \approx 20\); \(7,8 \approx 8;\,3,9 \approx 4\)

Nên ta có \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}} \approx \dfrac{{40 + 20}}{{8 + 4}}\)

Hay \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}} \approx 5\)

Câu 12 :

Kết quả của phép tính \(7,8.5,2 + 21,7.0,8\) sau khi được ước lượng là

  • A.

    \(61\)

  • B.

    \(62\)

  • C.

    \(60\)

  • D.

    \(63\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để ước lượng kết quả phép tính , ta thường sử dụng qui ước làm tròn số để làm tròn chữ số ở hàng cao nhất của mỗi số trong phép tính.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(7,8 \approx 8;\,5,2 \approx 5;\,21,7 \approx 20;\,0,8 \approx 1\)

Nên \(7,8.5,2 + 21,7.0,8\)\( \approx 8.5 + 20.1 = 60\)

Trắc nghiệm Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2: Tập hợp R các số thực Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Tập hợp R các số thực Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết