Trắc nghiệm Bài 30. Các dạng năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là:

  • A.
    Động năng
  • B.
    Thế năng
  • C.
    Nhiệt năng
  • D.
    Quang năng
Câu 2 :

Dạng  năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:

  • A.

    Thế năng trọng trường

  • B.

    Thế năng đàn hồi

  • C.

    Nhiệt năng

  • D.

    Quang năng

Câu 3 :

Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất.

  • A.

    Thế năng

  • B.

    Động năng

  • C.

    Cơ năng

  • D.

    Nhiệt năng

Câu 4 :

Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?

  • A.

    Nhóm năng lượng lưu trữ

  • B.

    Nhóm năng lượng gắn với chuyển động

  • C.

    Nhóm năng lượng nhiệt

  • D.

    Nhóm năng lượng âm

Câu 5 :

Cho các dạng năng lượng sau: Động năng của vật, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện.

Các năng lượng trên thuộc nhóm năng lượng nào?

  • A.

    Nhóm năng lượng lưu trữ

  • B.

    Nhóm năng lượng gắn với chuyển động

  • C.

    Nhóm năng lượng nhiệt

  • D.

    Nhóm năng lượng âm

Câu 6 :

So sánh thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình?

  • A.

    Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 1 lớn hơn hình 2

  • B.

    Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 2 lớn hơn hình 1

  • C.

    Thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình bằng nhau

  • D.

    Chưa đủ dữ kiện để so sánh

Câu 7 :

Chọn đáp án sai?

  • A.

    Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.

  • B.

    Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).

  • C.

    Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

  • D.
    Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
Câu 8 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”.

  • A.

    càng nhiều, càng yếu

  • B.

    càng ít, càng mạnh

  • C.

    càng nhiều, càng mạnh

  • D.
    tăng, giảm
Câu 9 : Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
  • A.

    Năng lượng ánh sáng

  • B.

    Năng lượng âm thanh

  • C.

    Năng lượng hóa học

  • D.
    Năng lượng nhiệt
Câu 10 :

Ghép tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với phần mô tả ở cột B.

  • A.

    1e, 2g, 3h, 4d, 5a, 6c, 7b

  • B.

    1e, 2g, 3h, 4d, 5c, 6a, 7b

  • C.

    1e, 2h, 3g, 4d, 5a, 6c, 7b

  • D.

    1b, 2a, 3h, 4d, 5g, 6c, 7e

Câu 11 :

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là:

  • A.

    nhiệt năng

  • B.

    quang năng

  • C.

    hóa năng

  • D.

    cơ năng

Câu 12 :

Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A.

    Nhiệt năng, động năng và thế năng

  • B.

    Chỉ có nhiệt năng và động năng

  • C.

    Chỉ có động năng và thế năng

  • D.

    Chỉ có động năng

Câu 13 :

Quan sát thí nghiệm trong vẽ, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Chọn đáp án sai?

  • A.

    Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b

  • B.

    Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b

  • C.

    Năng lượng ban đầu của vật 1 trong hai trường hợp bằng nhau

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Câu 14 :

Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau:

Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.

Lần đo

Độ cao của đinh so với cát

(Tính bằng cm)

Độ  ngập sâu của đinh trong cát (Tính bằng cm)

1

10

1,7

2

20

2,1

3

30

2,5

Ghi lại được các kết quả đo ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:

Câu 14.1

So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó (lần 2 với lần 1 và lần 3 với lần 2)

  • A

    chênh lệch nhau 0,4 cm

  • B

    chênh lệch nhau 0,8 cm

  • C

    chênh lệch nhau 10 cm

  • D

    chênh lệch nhau 0,5 cm

Câu 14.2

Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Động năng

  • C

    Thế năng

  • D

    Quang năng

Câu 14.3

Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?

  • A

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng lớn nhất nên tác dụng lực mạnh nhất

  • B

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng nhỏ nhất nên tác dụng lực mạnh nhất

  • C

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì lực cản không khí nhỏ

  • D

    Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 15 :

Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

  • A.

    H càng lớn thì h càng nhỏ

  • B.

    H càng lớn thì h càng lớn

  • C.

    H càng nhỏ thì h càng lớn

  • D.

    Cả A và C đều đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là:

  • A.
    Động năng
  • B.
    Thế năng
  • C.
    Nhiệt năng
  • D.
    Quang năng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mọi vật chuyển động đều có động năng như: cánh quạt đang quay, ô tô di chuyển trên đường, quả bóng lăn, …

Câu 2 :

Dạng  năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:

  • A.

    Thế năng trọng trường

  • B.

    Thế năng đàn hồi

  • C.

    Nhiệt năng

  • D.

    Quang năng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả ở hình là thế năng đàn hồi.

Câu 3 :

Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất.

  • A.

    Thế năng

  • B.

    Động năng

  • C.

    Cơ năng

  • D.

    Nhiệt năng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết các dạng năng lượng.

Cơ năng gồm động năng và thế năng.

Lời giải chi tiết :

Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng cơ năng vì nó chuyển động và ở trên cao so với mặt đất.

Câu 4 :

Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?

  • A.

    Nhóm năng lượng lưu trữ

  • B.

    Nhóm năng lượng gắn với chuyển động

  • C.

    Nhóm năng lượng nhiệt

  • D.

    Nhóm năng lượng âm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng lưu trũ.

Câu 5 :

Cho các dạng năng lượng sau: Động năng của vật, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện.

Các năng lượng trên thuộc nhóm năng lượng nào?

  • A.

    Nhóm năng lượng lưu trữ

  • B.

    Nhóm năng lượng gắn với chuyển động

  • C.

    Nhóm năng lượng nhiệt

  • D.

    Nhóm năng lượng âm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Động năng của vật, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động.

Câu 6 :

So sánh thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình?

  • A.

    Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 1 lớn hơn hình 2

  • B.

    Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 2 lớn hơn hình 1

  • C.

    Thế năng hấp dẫn của vật M ở hai hình bằng nhau

  • D.

    Chưa đủ dữ kiện để so sánh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta thấy, độ cao của vật M ở hình 1 lớn hơn độ cao của vật ở hình 2 nên thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 1 sẽ lớn hơn hình 2.

Câu 7 :

Chọn đáp án sai?

  • A.

    Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.

  • B.

    Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).

  • C.

    Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

  • D.
    Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều cần tới năng lượng => A sai.

- Đơn vị của năng lượng là jun (J) => đúng

- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. => đúng

- Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao. => đúng

Câu 8 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”.

  • A.

    càng nhiều, càng yếu

  • B.

    càng ít, càng mạnh

  • C.

    càng nhiều, càng mạnh

  • D.
    tăng, giảm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :
Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh”.
Câu 9 : Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
  • A.

    Năng lượng ánh sáng

  • B.

    Năng lượng âm thanh

  • C.

    Năng lượng hóa học

  • D.
    Năng lượng nhiệt

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nước đóng đá ở nhiệt độ 00C, nhiệt độ tăng dần thì đá sẽ tan ra. Vậy năng lượng nhiệt cần thiết để nước đá tan thành nước.

Câu 10 :

Ghép tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với phần mô tả ở cột B.

  • A.

    1e, 2g, 3h, 4d, 5a, 6c, 7b

  • B.

    1e, 2g, 3h, 4d, 5c, 6a, 7b

  • C.

    1e, 2h, 3g, 4d, 5a, 6c, 7b

  • D.

    1b, 2a, 3h, 4d, 5g, 6c, 7e

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1e, 2g, 3h, 4d, 5a, 6c, 7b

Câu 11 :

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là:

  • A.

    nhiệt năng

  • B.

    quang năng

  • C.

    hóa năng

  • D.

    cơ năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là hóa năng.

Câu 12 :

Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A.

    Nhiệt năng, động năng và thế năng

  • B.

    Chỉ có nhiệt năng và động năng

  • C.

    Chỉ có động năng và thế năng

  • D.

    Chỉ có động năng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Tấm gỗ trên mặt phẳng nghiêng, tức là nó ở một độ cao so với mặt đất => có thế năng.

- Khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống nên có động năng.

- Do trượt có ma sát nên có nhiệt năng xuất hiện.

Vậy những dạng năng lượng xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống gồm: thế năng, động năng, nhiệt năng.

Câu 13 :

Quan sát thí nghiệm trong vẽ, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Chọn đáp án sai?

  • A.

    Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b

  • B.

    Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn trong trường hợp b

  • C.

    Năng lượng ban đầu của vật 1 trong hai trường hợp bằng nhau

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp a lớn hơn vì nó ở độ cao lớn hơn. Năng lượng của nó ở dạng thế năng => A đúng

- Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp a lớn hơn, thể hiện quãng đường đi được sau va chạm tới lúc dừng lớn hơn => B đúng.

Câu 14 :

Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau:

Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.

Lần đo

Độ cao của đinh so với cát

(Tính bằng cm)

Độ  ngập sâu của đinh trong cát (Tính bằng cm)

1

10

1,7

2

20

2,1

3

30

2,5

Ghi lại được các kết quả đo ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:

Câu 14.1

So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó (lần 2 với lần 1 và lần 3 với lần 2)

  • A

    chênh lệch nhau 0,4 cm

  • B

    chênh lệch nhau 0,8 cm

  • C

    chênh lệch nhau 10 cm

  • D

    chênh lệch nhau 0,5 cm

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Sử dụng bảng số liệu.

Lời giải chi tiết :

- Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ hai lớn hơn 2,1 – 1,7 = 0,4 cm so với lần 1

- Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ ba lớn hơn 2,5 – 2,1 = 0,4 cm so với lần 2 

Câu 14.2

Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Động năng

  • C

    Thế năng

  • D

    Quang năng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu là động năng.

Câu 14.3

Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?

  • A

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng lớn nhất nên tác dụng lực mạnh nhất

  • B

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng nhỏ nhất nên tác dụng lực mạnh nhất

  • C

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì lực cản không khí nhỏ

  • D

    Cả ba đáp án đều đúng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Vật càng ở cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Do năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Thế năng hấp dẫn càng lớn thì tác dụng lực lên độ sâu của cát càng lớn. Do đó, đinh ngập sau nhất trong cát khi thả từ độ cao lớn nhất.

Câu 15 :

Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

  • A.

    H càng lớn thì h càng nhỏ

  • B.

    H càng lớn thì h càng lớn

  • C.

    H càng nhỏ thì h càng lớn

  • D.

    Cả A và C đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

H càng lớn thì h càng lớn. Khi tăng H thì năng lượng của búa máy tăng lên dẫn đến khi đóng cọc thì nó tác dụng lực lên cọc lớn hơn làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất.