Trắc nghiệm Bài 29. Lực hấp dẫn - Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Mọi vật có khối lượng đều …bằng một lực. Lực này gọi là …”

  • A.

    đẩy nhau, lực hấp dẫn

  • B.

    hút nhau, lực hấp dẫn

  • C.

    đẩy nhau, lực đẩy

  • D.
    hút nhau, lực hút
Câu 2 :

Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào:

  • A.

    khối lượng của các vật

  • B.

    kích thước của các vật

  • C.

    chiều dài của vật

  • D.
    chiều cao của vật
Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

  • B.

    Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

  • C.

    Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

  • D.

    Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó

Câu 4 : Trọng lượng thường được kí hiệu:
  • A.

    P

  • B.
    N
  • C.
    m
  • D.
    kg
Câu 5 : Chọn đáp án đúng khi nói về trọng lượng của một vật?
  • A.

    Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

  • B.

    Có phương và chiều là phương và chiều của lực hút Trái Đất

  • C.

    Có đơn vị đo là kilôgam (kg)

  • D.
    Không có phương và chiều
Câu 6 : Các lực vẽ trong một mặt phẳng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?
  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 7 :

Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị của lực là:

  • A.

    Niutơn

  • B.

    m

  • C.

    kg

  • D.

    giây

Câu 8 :

Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

  • A.

    Quả bưởi rụng trên cây xuống

  • B.

    Hai nam châm hút nhau

  • C.

    Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà

  • D.
    Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước
Câu 9 : Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là:
  • A.

    \(P = 5m\)

  • B.
    \(P = 10m\)
  • C.
    \(P = 10,5m\)
  • D.
    \(P = 5,5m\)
Câu 10 :

Cùng một vật, nếu được đặt trên các thiên thể khác nhau như: Trái Đất, Mặt Trăng, Hỏa tinh. Hỏi vị trí đặt vật ở đâu thì trọng lượng của vật là nhỏ nhất?

  • A.

    Trái Đất

  • B.
    Mặt Trăng
  • C.
    Hỏa tinh
  • D.
    Cả 3 vị trí đều như nhau
Câu 11 : Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
  • A.

    Có. Lực đẩy

  • B.

    Không. Lực đẩy

  • C.

    Có. Lực hấp dẫn

  • D.
    Không. Lực hấp dẫn
Câu 12 :

Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng

  • A.

    2 N

  • B.

    20 N

  • C.

    200 N

  • D.

    2000 N

Câu 13 :

Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A.

    Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

  • B.

    Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

  • C.

    Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

  • D.

    Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.

Câu 14 :

Hãy cho biết trọng lượng của túi kẹo có khối lượng 150 g là:

  • A.

    15 N

  • B.

    1,5 N

  • C.

    150 N

  • D.

    0,15 N

Câu 15 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với …”

  • A.

    độ cứng của lò xo

  • B.

    khối lượng vật treo

  • C.

    độ biến dạng của lò xo

  • D.
    độ cao vật treo
Câu 16 :

Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức:

  • A.

    \(\Delta l = {l_0} - l\)

  • B.
    \(\Delta l = l - {l_0}\)
  • C.
    \(\Delta l = \dfrac{l}{{{l_0}}}\)
  • D.
    \(\Delta l = l.{l_0}\)

Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5cm. 

Câu 17

Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?

  • A.

    1 quả nặng

  • B.
    2 quả nặng
  • C.
    3 quả nặng
  • D.
    4 quả nặng
Câu 18
Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.
  • A.

    3 cm

  • B.
    8 cm
  • C.
    10 cm
  • D.
    12 cm
Câu 19 :

Trọng lượng là số đo lượng vật chất?

Đúng
Sai
Câu 20 :

Lực nào sau đây biểu diễn trọng lực?

  • A.

    \(\overrightarrow {{P_2}} \)

  • B.

    \(\overrightarrow {{P_3}} \)

  • C.

    \(\overrightarrow {{P_4}} \)

  • D.

    \(\overrightarrow {{P_2}} \) và \(\overrightarrow {{P_3}} \)

Câu 21 :

Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra xo với ban đầu một đoạn là:

  • A.

    4 cm

  • B.
    6 cm
  • C.
    24 cm
  • D.
    26 cm
Câu 22 :

Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\) thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\).

  • A.

    \({m_1} > {m_2} > {m_3}\)

  • B.

    \({m_1} = {m_2} = {m_3}\)

  • C.

    \({m_1} < {m_2} < {m_3}\)

  • D.
    \({m_2} > {m_1} > {m_3}\)
Câu 23 :

Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn là bao nhiêu?

  • A.

    Lò xo bị nén 2 cm

  • B.

    Lò xo bị dãn 2 cm

  • C.

    Lò xo bị dãn 7 cm

  • D.

    Lò xo bị nén 7 cm

Câu 24 : Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo vào vật treo trong trường hợp này.
  • A.

    150 g

  • B.
    200 g
  • C.
    250 g
  • D.
    300 g
Câu 25 :

Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?

  • A.

    12 cm

  • B.
    13 cm
  • C.
    13,5 cm
  • D.
    14 cm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Mọi vật có khối lượng đều …bằng một lực. Lực này gọi là …”

  • A.

    đẩy nhau, lực hấp dẫn

  • B.

    hút nhau, lực hấp dẫn

  • C.

    đẩy nhau, lực đẩy

  • D.
    hút nhau, lực hút

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Mọi vật có khối lượng đều hút nhau bằng một lực. Lực này gọi là lực hấp dẫn

Câu 2 :

Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào:

  • A.

    khối lượng của các vật

  • B.

    kích thước của các vật

  • C.

    chiều dài của vật

  • D.
    chiều cao của vật

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi

  • B.

    Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó

  • C.

    Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

  • D.

    Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối lượng là số đo lượng chất của một vật, nó không phụ thuộc vào trọng lượng của vật.

Câu 4 : Trọng lượng thường được kí hiệu:
  • A.

    P

  • B.
    N
  • C.
    m
  • D.
    kg

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.

Câu 5 : Chọn đáp án đúng khi nói về trọng lượng của một vật?
  • A.

    Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

  • B.

    Có phương và chiều là phương và chiều của lực hút Trái Đất

  • C.

    Có đơn vị đo là kilôgam (kg)

  • D.
    Không có phương và chiều

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, có đơn vị đo là Niutơn.

Trọng lượng không có phương và chiều.

Câu 6 : Các lực vẽ trong một mặt phẳng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?
  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất (từ trên xuống dưới).

Lời giải chi tiết :

Do lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới nên hình C có thể là lực hút của Trái Đất.

Câu 7 :

Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị của lực là:

  • A.

    Niutơn

  • B.

    m

  • C.

    kg

  • D.

    giây

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị của lực Niutơn, kí hiệu là N.

Câu 8 :

Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

  • A.

    Quả bưởi rụng trên cây xuống

  • B.

    Hai nam châm hút nhau

  • C.

    Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà

  • D.
    Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất (từ trên xuống dưới).
Lời giải chi tiết :

Quả bưởi rụng trên cây xuống là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất.

Câu 9 : Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là:
  • A.

    \(P = 5m\)

  • B.
    \(P = 10m\)
  • C.
    \(P = 10,5m\)
  • D.
    \(P = 5,5m\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Số đo trọng lượng P (tính ra niutơn) gần bằng 10 lần số đo khối lượng m của nó (tính ra kilôgam).

Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là: \(P = 10m\)

Câu 10 :

Cùng một vật, nếu được đặt trên các thiên thể khác nhau như: Trái Đất, Mặt Trăng, Hỏa tinh. Hỏi vị trí đặt vật ở đâu thì trọng lượng của vật là nhỏ nhất?

  • A.

    Trái Đất

  • B.
    Mặt Trăng
  • C.
    Hỏa tinh
  • D.
    Cả 3 vị trí đều như nhau

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của vật trên Mặt Trăng là nhỏ nhất.

Câu 11 : Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
  • A.

    Có. Lực đẩy

  • B.

    Không. Lực đẩy

  • C.

    Có. Lực hấp dẫn

  • D.
    Không. Lực hấp dẫn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.

Câu 12 :

Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng

  • A.

    2 N

  • B.

    20 N

  • C.

    200 N

  • D.

    2000 N

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

Suy ra trọng lượng của vật 2 kg là \(2.10 = 20N\)

Câu 13 :

Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A.

    Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

  • B.

    Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

  • C.

    Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

  • D.

    Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút tác dụng lên vật, ó thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

Trọng lượng P = 10m => Trọng lượng tỉ lệ với khối lượng của vật và không phụ thuộc vào thể tích vật.

Câu 14 :

Hãy cho biết trọng lượng của túi kẹo có khối lượng 150 g là:

  • A.

    15 N

  • B.

    1,5 N

  • C.

    150 N

  • D.

    0,15 N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.

Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.

Trọng lượng của túi kẹo là \(\dfrac{{150.1}}{{100}} = 1,5N\)

Câu 15 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với …”

  • A.

    độ cứng của lò xo

  • B.

    khối lượng vật treo

  • C.

    độ biến dạng của lò xo

  • D.
    độ cao vật treo

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo”.

Câu 16 :

Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức:

  • A.

    \(\Delta l = {l_0} - l\)

  • B.
    \(\Delta l = l - {l_0}\)
  • C.
    \(\Delta l = \dfrac{l}{{{l_0}}}\)
  • D.
    \(\Delta l = l.{l_0}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Độ biến dạng của lò xo được xác định theo công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)

Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5cm. 

Câu 17

Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?

  • A.

    1 quả nặng

  • B.
    2 quả nặng
  • C.
    3 quả nặng
  • D.
    4 quả nặng

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5cm.

Suy ra: để lò xo dài thêm 1,5 cm thì số quả nặng cần treo thêm là: \(\dfrac{{1,5.1}}{{0,5}} = 3\) (quả nặng)

Câu 18
Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.
  • A.

    3 cm

  • B.
    8 cm
  • C.
    10 cm
  • D.
    12 cm

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: treo 1 quả nặng thì lò xo dài thêm 0,5 cm

Suy ra treo 4 quả nặng thì lò xo dài thêm: \(\Delta l = 4.0,5 = 2\left( {cm} \right)\)

Lại có: \(\Delta l = l - {l_0}\) => Chiều dài tự nhiên của lò xo là:

\({l_0} = l - \Delta l = 12 - 2 = 10\left( {cm} \right)\)

Câu 19 :

Trọng lượng là số đo lượng vật chất?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng khái niệm trọng lượng 

Lời giải chi tiết :

- Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật đó.

Suy ra: Trọng lượng là số đo lượng vật chất là khái niệm sai.

Câu 20 :

Lực nào sau đây biểu diễn trọng lực?

  • A.

    \(\overrightarrow {{P_2}} \)

  • B.

    \(\overrightarrow {{P_3}} \)

  • C.

    \(\overrightarrow {{P_4}} \)

  • D.

    \(\overrightarrow {{P_2}} \) và \(\overrightarrow {{P_3}} \)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Vậy lực \(\overrightarrow {{P_2}} \) biểu diễn trọng lực.

Câu 21 :

Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra xo với ban đầu một đoạn là:

  • A.

    4 cm

  • B.
    6 cm
  • C.
    24 cm
  • D.
    26 cm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Sử dụng công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({l_0} = 20cm\)

Khi treo 1 quả cân thì độ dãn của lò xo là: \(\Delta {l_1} = {l_1} - {l_0} = 22 - 20 = 2cm\)

Suy ra nếu treo 3 quả cân thì độ dãn của lò xo là: \(\Delta {l_3} = 3.2 = 6cm\)

Câu 22 :

Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\) thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng \({m_1},{m_2},{m_3}\).

  • A.

    \({m_1} > {m_2} > {m_3}\)

  • B.

    \({m_1} = {m_2} = {m_3}\)

  • C.

    \({m_1} < {m_2} < {m_3}\)

  • D.
    \({m_2} > {m_1} > {m_3}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Lời giải chi tiết :

Do độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên ta có: lò xo nào dãn càng nhiều thì sẽ có khối lượng càng lớn.

Từ hình vẽ ta thấy: \({l_2} > {l_1} > {l_3}\) suy ra \({m_2} > {m_1} > {m_3}\).

Câu 23 :

Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn là bao nhiêu?

  • A.

    Lò xo bị nén 2 cm

  • B.

    Lò xo bị dãn 2 cm

  • C.

    Lò xo bị dãn 7 cm

  • D.

    Lò xo bị nén 7 cm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm

Chiều dài của lò xo sau khi tác dụng lực là 27 cm > 25 cm.

Suy ra lò xo bị dãn và dãn một đoạn là: 27 – 25 = 2 cm.

Câu 24 : Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo vào vật treo trong trường hợp này.
  • A.

    150 g

  • B.
    200 g
  • C.
    250 g
  • D.
    300 g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Lời giải chi tiết :

Gọi \(m,\Delta l\) lần lượt là khối lượng và độ dãn của lò xo.

Do độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên ta có:

\(\dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{0,5}}{{1,5}} = \dfrac{{100}}{{{m_2}}} \Leftrightarrow {m_2} = \dfrac{{100.1,5}}{{0,5}} = 300\left( g \right)\)

Câu 25 :

Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?

  • A.

    12 cm

  • B.
    13 cm
  • C.
    13,5 cm
  • D.
    14 cm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Sử dụng công thức: \(\Delta l = l - {l_0}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Treo quả cân 100 g thì lò xo dài 11 cm

- Treo quả cân 200 g thì lò xo dài 11,5 cm

Suy ra: Khi treo thêm quả cân 100g thì độ dãn của lò xo là: \(\Delta l = 11,5 - 11 = 0,5\left( {cm} \right)\).

- Khi treo quả cân 500 g, tức là so với khi treo 100 g thì khối lượng tăng thêm là:

\(\Delta m = 500 - 100 = 4.100 = 400\left( g \right)\)

Mà độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo nên độ dãn của lò xo khi treo thêm 400g là: \(\Delta l' = 4.\Delta l = 4.0,5 = 2cm\)

Vậy nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng:

\(l = 11 + 2 = 13cm\)