Trắc nghiệm Bài 25: Ôn tập chương 6 Hóa 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Trước đây, người ta thường cho formol vào bánh phở, bún để làm trắng và tạo độ dai, tuy nhiên do formol có tác hại với sức khỏe con người nên hiện nay đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Formol là chất nào sau đây?

  • A.
    Methanol
  • B.
    Phenol
  • C.
    Formaldehyde
  • D.
    Acetone
Câu 2 :

Khi cho ethanal phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thích hợp, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

  • A.
    Cu(OH)2 bị tan ra, tạo dung dịch màu xanh
  • B.
    Có mùi chua của giấm, do phản ứng sinh ra acetic acid
  • C.
    Tạo kết tủa đỏ gạch do phản ứng sinh ra Cu2O
  • D.
    Sinh ra CuO màu đen
Câu 3 :

Cho phản ứng sau:

Sản phẩm của phản ứng là chất nào sau đây?

  • A.
    2 – methylbutan – 3 – ol
  • B.
    3 – methylbutane – 2 – ol
  • C.
    1,1 –dimethylpropane – 2- ol
  • D.
    3,3 – dimethylpropane – 2 – ol
Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất của hợp chất carbonyl là không đúng?

  • A.
    Aldehyde phản ứng được với nước bromine
  • B.
    Ketone không phản ứng được với Cu(OH)2/OH-
  • C.
    Aldehyde tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra bạc
  • D.
    Trong các hợp chất carbonyl, chỉ aldehyde bị khử bởi NaBH4
Câu 5 :

Trong các hợp chất cho dưới đây, hợp chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
  

  • A.

    Propan-2-one.

  • B.

    Butan - 2 -one

  • C.

    Pentan - 2 - one

  • D.

    Hexan - 2 - one

Câu 6 :

Cho ba hợp chất hữu cơ có phân tử khối tương đương:

(1) C3H8; (2) C2H5OH; (3) CH3CHO

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

  • A.
    (2) > (3) > (1)
  • B.
    (1) > (2) > (3)
  • C.
    (3) > (2) > (1)
  • D.
    (2) > (1) > (3)
Câu 7 :

Số đồng phân aldehyde có cùng công thức C5H10O, mạch hydrocarbon

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5
Câu 8 :

Số đồng phân có cùng công thức phân tử C5H10O có khả năng tham gia phản ứng iodoform là

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 9 :

Hợp chất: CH3CH2CH2CHO có tên thay thế là:

  • A.
    3 – methylpentanal
  • B.
     butan – 1- ol
  • C.
    ethy biny ketone
  • D.
    butanal
Câu 10 :

Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau:

Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonnyl đó là

  • A.
    2-methylbutan – 3 – one
  • B.
    3 – methylbutan – 2- one
  • C.
    3 – methylbutan – 2 – ol
  • D.
    1,1 – dimethylpropan – 2 – one
Câu 11 :

Acetic acid được sử dụng rộng rãi để điều chế polymer, tổng hợp hương liệu,... Acetic acid được tổng hợp từ nguồn khí than đá (giá thành rẻ) theo các phản ứng sau:

Giả sử hiệu suất của các phản ứng (1) và (2) đều đạt 90%. Để sản xuất 1000 lít acetic acid (D = 1,05 g.mL-1), cần thể tích khí CO và H2 (ở điều kiện chuẩn) lần lượt là

  • A.
    964,06 m3 và 1928,12 m3
  • B.
    535,6 m3 và 1071,17 m3
  • C.
    964,06 m3 và 964,06 m3
  • D.
    1017,6 m3 và 1071,2 m3
Câu 12 :

Cho dung dịch acetic acid có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 20% thu được dung dịch muối sodium acetate có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là

  • A.
    10%.
  • B.
    15%.
  • C.
    18,67%.
  • D.
    20%.
Câu 13 :

Thứ tự các thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: acetic acid, acrylic acid, formic acid là

  • A.
    quỳ tím, dung dịch Br2 trong CCl4.
  • B.
    dung dịch Br2, dung dịch Na2CO3.
  • C.
    dung dịch Na2CO3, quỳ tím.
  • D.
    dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, dung dịch Br2.
Câu 14 :

Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò, sữa dê… Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây?

  • A.
    Formic acid
  • B.
    Acetic acid
  • C.
    Lactic acid
  • D.
    Benzoic
Câu 15 :

Rót 1 – 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 mL dung dịch NaHCO3. Đưa que diêm đang chảy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây?

  • A.
    Ethanol.
  • B.
    Acetaldehyde.
  • C.
    Acetic acid.
  • D.
    Phenol.
Câu 16 :

Hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là C3H4O2. (X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide và dung dịch bromine. Tên gọi của (X) là

  • A.
    methyl acetate.
  • B.
    acrylic acid.
  • C.
    propane-1,3-diol.
  • D.
    acetone.
Câu 17 :

Cho dãy các chất sau: HCHO, CH3COOH, CH3CHO, HCOOH, C2H5OH. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A.
    3.
  • B.
    6.
  • C.
    4.
  • D.
    5.
Câu 18 :

Trung hoà 100 mL dung dịch carboxylic acid (X) nồng độ 0,1 M cần vừa đủ 16 gam dung dịch NaOH 5%, thu được 1,48 gam muối. Công thức cấu tạo của (X) là

  • A.
    HOOC–CH2–COOH.
  • B.
    HOOC-COOH.
  • C.
    CH3-COOH.
  • D.
    HOOC–CH2–CH2–COOH.
Câu 19 :

Methyl salicylate trong thuốc giảm đau được điều chế bằng cách cho salicylic acid phản ứng với methanol có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng. Cho 0,2 mol methyl salicylate phản ứng với dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là

  • A.
    0,1 mol.
  • B.
    0,2 mol.
  • C.
    0,4 mol.
  • D.
    0,05 mol.
Câu 20 :

Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:
(1) Lên men giấm ethyl alcohol.
(2) Oxi hoá không hoàn toàn acetaldehyde.
(3) Oxi hoá không hoàn toàn butane.
(4) Cho methanol tác dụng với carbon monoxide.
Trong những phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng tạo ra acetic acid?

  • A.
    1 .  
  • B.
    2 .  
  • C.
    3 .  
  • D.
    4 .

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trước đây, người ta thường cho formol vào bánh phở, bún để làm trắng và tạo độ dai, tuy nhiên do formol có tác hại với sức khỏe con người nên hiện nay đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Formol là chất nào sau đây?

  • A.
    Methanol
  • B.
    Phenol
  • C.
    Formaldehyde
  • D.
    Acetone

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Formol: HCHO có tên khác là formaldehyde

Câu 2 :

Khi cho ethanal phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thích hợp, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

  • A.
    Cu(OH)2 bị tan ra, tạo dung dịch màu xanh
  • B.
    Có mùi chua của giấm, do phản ứng sinh ra acetic acid
  • C.
    Tạo kết tủa đỏ gạch do phản ứng sinh ra Cu2O
  • D.
    Sinh ra CuO màu đen

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Aldehyde có thể bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 3 :

Cho phản ứng sau:

Sản phẩm của phản ứng là chất nào sau đây?

  • A.
    2 – methylbutan – 3 – ol
  • B.
    3 – methylbutane – 2 – ol
  • C.
    1,1 –dimethylpropane – 2- ol
  • D.
    3,3 – dimethylpropane – 2 – ol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng khử ketone tạo thành alcohol bậc II

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm có tên: 3 – methylbutane – 2 – ol

Đáp án B

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây về tính chất của hợp chất carbonyl là không đúng?

  • A.
    Aldehyde phản ứng được với nước bromine
  • B.
    Ketone không phản ứng được với Cu(OH)2/OH-
  • C.
    Aldehyde tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra bạc
  • D.
    Trong các hợp chất carbonyl, chỉ aldehyde bị khử bởi NaBH4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học của hợp chất carbonyl là: phản ứng khử, phản ứng oxi hóa aldehyde, phản ứng cộng, phản ứng tạo iodoform.

Lời giải chi tiết :

Trong hợp chất carbonyl, cả aldehyde và ketone đều bị khử bởi tác nhân khử như NaBH4, LiAlH4

Câu 5 :

Trong các hợp chất cho dưới đây, hợp chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
  

  • A.

    Propan-2-one.

  • B.

    Butan - 2 -one

  • C.

    Pentan - 2 - one

  • D.

    Hexan - 2 - one

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phân tử khối của các chất

Lời giải chi tiết :

Do hexan-2-one có phân tử khối lớn nhất.

Câu 6 :

Cho ba hợp chất hữu cơ có phân tử khối tương đương:

(1) C3H8; (2) C2H5OH; (3) CH3CHO

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

  • A.
    (2) > (3) > (1)
  • B.
    (1) > (2) > (3)
  • C.
    (3) > (2) > (1)
  • D.
    (2) > (1) > (3)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hydrogen

Lời giải chi tiết :

(1) không có liên kết hydrogen => nhiệt độ sôi thấp nhất

(2) có liên kết hydrogen liên phân tử => nhiệt độ sôi lớn nhất

(3) có liên kết hydrogen nội phân tử

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi: 2 > 3 > 1

Đáp án A

Câu 7 :

Số đồng phân aldehyde có cùng công thức C5H10O, mạch hydrocarbon

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết đồng phân chứa nhóm chức aldehyde

Lời giải chi tiết :

Câu 8 :

Số đồng phân có cùng công thức phân tử C5H10O có khả năng tham gia phản ứng iodoform là

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các hợp chất aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl có thể phản ứng với I2 trong môi trường kiềm gọi là phản ứng iodoform

Lời giải chi tiết :

Đồng phân C5H10O có phản ứng iodoform: CH3COCH2CH2CH3 và H3CCO-C(CH3)2

Câu 9 :

Hợp chất: CH3CH2CH2CHO có tên thay thế là:

  • A.
    3 – methylpentanal
  • B.
     butan – 1- ol
  • C.
    ethy biny ketone
  • D.
    butanal

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên của hợp chất carbonyl

Lời giải chi tiết :

CH3CH2CH2CHO: butanal

Đáp án D

Câu 10 :

Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau:

Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonnyl đó là

  • A.
    2-methylbutan – 3 – one
  • B.
    3 – methylbutan – 2- one
  • C.
    3 – methylbutan – 2 – ol
  • D.
    1,1 – dimethylpropan – 2 – one

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên của hợp chất carbonyl

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 11 :

Acetic acid được sử dụng rộng rãi để điều chế polymer, tổng hợp hương liệu,... Acetic acid được tổng hợp từ nguồn khí than đá (giá thành rẻ) theo các phản ứng sau:

Giả sử hiệu suất của các phản ứng (1) và (2) đều đạt 90%. Để sản xuất 1000 lít acetic acid (D = 1,05 g.mL-1), cần thể tích khí CO và H2 (ở điều kiện chuẩn) lần lượt là

  • A.
    964,06 m3 và 1928,12 m3
  • B.
    535,6 m3 và 1071,17 m3
  • C.
    964,06 m3 và 964,06 m3
  • D.
    1017,6 m3 và 1071,2 m3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa theo PTPU điều chế acetic acid trong công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

mCH3COOH = 1000.103.1,05 = 1,05.106 g → nCH3COOH = 17,5.103 mol

→ nH2 = 2.17,5.103 : 90% : 90% = 43209,88 mol

→ VH2 = nH2.24,79 = 1071,2 m3

→ nCO = 17,5.103 : 90% +17,5.103 : 90% : 90% = 41049,4 mol

→ VCO = nCO.24,79 = 1017,6 m3

Đáp án D.

Câu 12 :

Cho dung dịch acetic acid có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 20% thu được dung dịch muối sodium acetate có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là

  • A.
    10%.
  • B.
    15%.
  • C.
    18,67%.
  • D.
    20%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: \({\rm{C\% }} = \frac{{{{\rm{m}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}}}{{{{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}}} \times 100\% \)

Với \({{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ +  }}{{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi a là số mol của acetic acid \( \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}} = 60{\rm{a (g)}}\)

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}} + {\rm{NaOH}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Theo phương trình hóa học: \({{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}} = {\rm{a (mol)}}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}} = 40{\rm{a}} \times \frac{{100\% }}{{20\% }} = 200{\rm{a (g)}}\\ \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = 82{\rm{a}} \times \frac{{100\% }}{{10,25\% }} = 800{\rm{a (g)}}\end{array}\)

Mặt khác: \({{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ +  }}{{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}}\)

\( \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ =  }}{{\rm{m}}_{{\rm{dd C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COONa}}}} - {{\rm{m}}_{{\rm{dd NaOH}}}} = 800{\rm{a}} - 200{\rm{a}} = 600{\rm{a (g)}}\)

\( \Rightarrow {\rm{C}}{{\rm{\% }}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}} = \frac{{{\rm{60a}}}}{{{\rm{600a}}}} \times 100\%  = 10\% \)

→ Chọn A.

Câu 13 :

Thứ tự các thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: acetic acid, acrylic acid, formic acid là

  • A.
    quỳ tím, dung dịch Br2 trong CCl4.
  • B.
    dung dịch Br2, dung dịch Na2CO3.
  • C.
    dung dịch Na2CO3, quỳ tím.
  • D.
    dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, dung dịch Br2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Formic acid có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Acrylic acid là acid không no, làm mất màu nước bromine.

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, để nhận biết formic acid, phản ứng sinh ra kết tủa bạc Ag. Dùng dung dịch Br2 để nhận biết acrylic acid, acrylic acid làm mất màu nước bromine. Còn lại là acetic acid.

\(\begin{array}{l}{\rm{HCOOH }} + {\rm{ }}2{\rm{AgN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\; + {\rm{ }}4{\rm{N}}{{\rm{H}}_{3\;}} + {\rm{ }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O }} \to {\rm{ (N}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{{\rm{3\;}}}} + {\rm{ }}2{\rm{Ag }} + {\rm{ }}2{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\\{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} = {\rm{CH}} - {\rm{COOH}} + {\rm{B}}{{\rm{r}}_{\rm{2}}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{Br}} - {\rm{CHBr}} - {\rm{COOH}}\end{array}\)

→ Chọn D

Câu 14 :

Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò, sữa dê… Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây?

  • A.
    Formic acid
  • B.
    Acetic acid
  • C.
    Lactic acid
  • D.
    Benzoic

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid lactic

Đáp án C

Câu 15 :

Rót 1 – 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 mL dung dịch NaHCO3. Đưa que diêm đang chảy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây?

  • A.
    Ethanol.
  • B.
    Acetaldehyde.
  • C.
    Acetic acid.
  • D.
    Phenol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Carboxylic acid có tính acid yếu:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ.

+ Tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học, giải phóng khí hydrogen.

+ Tác dụng với base, oxide base.

+ Tác dụng với một số muối.

Alcohol và aldehyde không phản ứng với NaHCO3.

Lời giải chi tiết :

Đưa que diêm đang chảy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt, chứng tỏ sản phẩm của phản ứng có CO2.

Trong 4 đáp án trên, chỉ có acetic acid mới phản ứng được với NaHCO3 và tạo khí CO2. Phenol có tính acid yếu hơn proton thứ II của H2CO3 nên không phản ứng được với NaHCO3. Alcohol và aldehyde không phản ứng với NaHCO3.

CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2

→ Chọn C.

Câu 16 :

Hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là C3H4O2. (X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide và dung dịch bromine. Tên gọi của (X) là

  • A.
    methyl acetate.
  • B.
    acrylic acid.
  • C.
    propane-1,3-diol.
  • D.
    acetone.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

(X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide và dung dịch bromine. Do đó, (X) có nhóm –COOH và liên kết π trong phân tử.

Lời giải chi tiết :

Vì (X) tác dụng được với dung dịch sodium hydroxide nên (X) có –COOH.

Vì (X) tác dụng được với dung dịch bromine nên (X) có liên kết π trong phân tử.

Công thức cấu tạo của (X):

→ Chọn B.

Câu 17 :

Cho dãy các chất sau: HCHO, CH3COOH, CH3CHO, HCOOH, C2H5OH. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A.
    3.
  • B.
    6.
  • C.
    4.
  • D.
    5.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất có phản ứng tráng gương (tráng bạc) là chất chứa nhóm -CHO trong phân tử. Một số loại chất có phản ứng tráng bạc thường gặp:

- Aldehyde.

- Glucose, Fructose

- Các chất có đầu là HCOO- (acid, ester, muối).

Lời giải chi tiết :

Các chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc: HCHO, CH3CHO, HCOOH.

→ Chọn A.

Câu 18 :

Trung hoà 100 mL dung dịch carboxylic acid (X) nồng độ 0,1 M cần vừa đủ 16 gam dung dịch NaOH 5%, thu được 1,48 gam muối. Công thức cấu tạo của (X) là

  • A.
    HOOC–CH2–COOH.
  • B.
    HOOC-COOH.
  • C.
    CH3-COOH.
  • D.
    HOOC–CH2–CH2–COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm số nhóm chức –COOH dựa vào tỉ lệ mol của acid và NaOH. Nếu nacid : nNaOH = 1: a thì acid có a nhóm chức.

Tính số mol của muối từ NaOH và tìm Mmuối.

Lời giải chi tiết :

\({{\rm{m}}_{{\rm{NaOH}}}} = 16 \times \frac{{5\% }}{{100\% }} = 0,8{\rm{ }}({\rm{g}}) \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}} = \frac{{0,8}}{{40}} = 0,02{\rm{ (mol); }}{{\rm{n}}_{\rm{X}}} = 0,1 \times 0,1 = 0,01{\rm{ }}({\rm{mol}})\)

Vì \({{\rm{n}}_{\rm{X}}}{\rm{ : }}{{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}} = 0,01:0,02{\rm{  =  }}1:{\rm{ }}2\)nên carboxylic acid (X) là acid hai chức.

Ta có: HOOC-R-COOH + 2NaOH → NaOOC-R-COONa + 2H2O

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{NaOOC - R - COONa}}}} = {{\rm{n}}_{{\rm{HOOC - R - COOH}}}} = 0,01{\rm{ (mol)}}\\ \Rightarrow {{\rm{M}}_{_{{\rm{NaOOC - R - COONa}}}}} = \frac{{1,48}}{{0,01}} = 148{\rm{ (g/mol)}}\\ \Rightarrow {{\rm{M}}_{\rm{R}}} = 148 - (12 + 16 \times 2 + 23) \times 2 = 14\end{array}\)

\( \Rightarrow \)R là –CH2

Công thức cấu tạo của (X) là HOOC–CH2–COOH.

→ Chọn A.

Câu 19 :

Methyl salicylate trong thuốc giảm đau được điều chế bằng cách cho salicylic acid phản ứng với methanol có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng. Cho 0,2 mol methyl salicylate phản ứng với dung dịch NaOH dư. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là

  • A.
    0,1 mol.
  • B.
    0,2 mol.
  • C.
    0,4 mol.
  • D.
    0,05 mol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết phương trình methyl salicylate phản ứng với dung dịch NaOH. Biết công thức hóa học của methyl salicylate là \({\rm{HO}} - {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}} - {\rm{COOC}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\)và Na+ thế vào vị trí của –OH và –CH3.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\rm{HO}} - {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}} - {\rm{COOC}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} + 2{\rm{NaOH}} \to {\rm{NaO}} - {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}} - {\rm{COONa  +  C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{OH  +  }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\\{\rm{            0,2 mol           }} \to {\rm{ 0,4 mol}}\end{array}\)

→ Chọn C

Câu 20 :

Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:
(1) Lên men giấm ethyl alcohol.
(2) Oxi hoá không hoàn toàn acetaldehyde.
(3) Oxi hoá không hoàn toàn butane.
(4) Cho methanol tác dụng với carbon monoxide.
Trong những phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng tạo ra acetic acid?

  • A.
    1 .  
  • B.
    2 .  
  • C.
    3 .  
  • D.
    4 .

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa theo các phương pháp điều chế acetic acid.

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng trên đều tạo ra acetic acid:

Đáp án D.