Trắc nghiệm Bài 14: Ôn tập chương 3 Hóa 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Hãy chọn các mệnh đề đúng

(1) Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu về các hợp chất của carbon

(2) Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu về các hợp chất của carbon trừ một số hợp chất vô cơ như CO, CO2, muối CO32-, CN-, và các muối carbide

(3) Các chất hữu cơ có nhiệt độ sôi cao

(4) Các chất hữu cơ tan ít trong nước

(5) Phản ứng hữu cơ diễn ra chậm nhiều giai đoạn

(6) Phản ứng hữu cơ diễn ra nhanh

  • A.

    (1), (2), (5).

  • B.
    (2), (4), (5).
  • C.
    (2), (4), (5), (6).
  • D.
    (2), (5), (6).
Câu 2 :

Cho các chất sau đây: CO2, Al4C3, CHCl3, C2H2, Na2CO3, NaCN, C6H12O6, CaC2, CH3COONa. Có bao nhiêu chất thuộc hợp chất hữu cơ.

  • A.
    4.
  • B.
    5.
  • C.
    6.
  • D.
    3.
Câu 3 :

Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon:

  • A.
    C2H4O, C4H6, C3H7Cl.
  • B.
    C2H4, C3H6Br2, CH2O.
  • C.
    C2H4O2, C3H7Cl, CHCl3.
  • D.
    C6H12O6, C3H8, C4H10.
Câu 4 :

Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra

  • A.
    N2.
  • B.
    H2O.
  • C.
    CO2.
  • D.
    NO.
Câu 5 :

Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon:

  • A.
    C2H6O, C2H4, C2H2.
  • B.
    C2H4, C3H7Cl, CH4O.
  • C.
    C2H6O, C3H7Cl, C2H5Br.
  • D.
    C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 6 :

Dãy các chất nào sau đây đều là hydrocarbon:

  • A.
    CH4, C2H6, C3H4.
  • B.
    CH4, C2H2, C3H7Cl.
  • C.
    C2H4, CH4, C2H5Br.
  • D.
    C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O.

(2) Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta.

(3) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.

(4) Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.
Câu 8 :

Cho hình vẽ sau về cấu tạo của ethylene, acetylene, benzen, methyl chloride và acetic acid:

Công thức phân tử của ethylene, acetylene, benzen, methy chloride và acetic acid lần lượt là:

  • A.
    C2H4, C2H6, C6H6, CH3Cl, C2H4O2
  • B.
    C2H4, C2H2, C6H6, CH3Cl, C2H4O2
  • C.
    CH4, C2H2, C5H6, CH2Cl2, C2H4O2
  • D.
    C2H4, C2H2, C6H6, CH3Cl, C2H3O2
Câu 9 :

Sau khi biết công thức thực nghiệm, có thể xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa trên đặc điểm nào sau đây?

  • A.
    Phân tử khối của chất
  • B.
    Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử chất
  • C.

    Khối lượng các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất xác định

  • D.

     Các hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của chất

Câu 10 :

Cho biết phổ khối lượng (MS) của naphtalene như sau:

  • A.
    128
  • B.
    51
  • C.
    64
  • D.
    102
Câu 11 :

Cho biết phổ khối lượng (MS) của naphtalene như sau:

  • A.
    128
  • B.
    51
  • C.
    64
  • D.
    102
Câu 12 :

Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta dùng phương pháp chiết để tách riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước. Phát biểu không đúng là

  • A.
    Có thể dùng phễu chiết để tách riêng lớp tinh dầu khỏi nước
  • B.
    Tinh dầu có khối lượng riêng nặng hơn nước nên nằm phía trên
  • C.
    Dùng phương pháp chiết lỏng – lỏng để tách riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước
  • D.
    Hỗn hợp thu được tách thành hai lớp
Câu 13 :

Hãy sắp xếp các cách tiến hành tách và tinh chế hợp chất hữu cơ đúng thứ tự của phương pháp chiết lỏng – lỏng?

(a) Từ từ mở khóa phễu chiếu để lần lượt thu từng lớp chất lỏng

(b) Cho hỗn hợp các chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào (dung môi phải có khả năng hòa tan tốt chất cần chiết và không trộn lẫn vỡi hỗn hợp ban đầu)

(c) Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu đuộc dung dịch cần tách

(d) Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp trong phễu sẽ tách thành 2 lớp

  • A.
    (a), (b), (c), (d)
  • B.
    (b), (d), (a), (c)
  • C.
    (b), (a), (c), (d)
  • D.
    (b), (d), (c), (a)
Câu 14 :

Sử dụng các cột thủy tinh có dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột trong sắc kí cột thuộc pha nào sau đây?

  • A.
    Pha tĩnh
  • B.
    Pha lỏng
  • C.
    Pha động
  • D.
    Pha khí
Câu 15 :

Chất hấp phụ thường sử dụng trong phương pháp sắc kí cột là:

  • A.
    Ethanol
  • B.
    Hexane
  • C.
    Sillica gel hoặc aluminium oxide
  • D.
    Muối
Câu 16 :

Trong thực tế việc chưng cất tiến hành thuận lợi khi chất lỏng có nhiệt độ sôi khoảng

  • A.
    100C – 400C
  • B.
    Dưới 400C
  • C.
    400C – 1500C
  • D.
    Trên 1500C
Câu 17 :

Hydrocarbon X có phần trăm khối lượng carbon là 85,71%. Công thức phân tử của X là

  • A.

    CH4

  • B.
    C4H10
  • C.
    C5H12
  • D.
    C3H6
Câu 18 :

Phổ MS của chất Y có thấy Y có phân tử khối bằng 60. Công thức phân tử nào dưới đây không phù hợp với Y?

  • A.
    C3H8O
  • B.
    C2H4O2
  • C.
    C3H7F
  • D.
    C2H8N2
Câu 19 :

Cho phổ khối lượng (MS) của một hợp chất hữu cơ X như hình vẽ:

Công thức phân tử của X có thể là:

  • A.
    C4H10
  • B.
    C3H8O
  • C.
    C3H9N
  • D.
    C3H6O2
Câu 20 :

Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của

  • A.
    peak [M+] lớn nhất
  • B.
    peak [M+] nhỏ nhất
  • C.
    peak xuất hiện nhiều nhất
  • D.
    peak có cường độ tương đối (%) lớn nhất.
Câu 21 :

Thể tích của 6,9 gam chất X bằng thể tích của 4,8 gam khí oxygen (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là:

  • A.
    46
  • B.
    60
  • C.
    32
  • D.
    23
Câu 22 :

Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?

  • A.
    CH3COOCH3
  • B.
    C2H4
  • C.
    C2H5OH
  • D.
    C2H4Cl2
Câu 23 :

Trong công thức phân tử không cho ta biết:

  • A.
    Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
  • B.
    Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
  • C.
    Số lượng các nguyên tố trong hợp chất
  • D.
    Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất
Câu 24 :

Công thức phân tử trong hóa học hữu cơ cho biết

  • A.
    Tỉ lệ kết hợp các nguyên tử trong phân tử
  • B.
    Tên của hợp chất
  • C.
    Loại hợp chất
  • D.
    Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử các nguyên tố trong phân tử
Câu 25 :

Phenolphthalein (X) là chất chỉ thị màu, thường được dùng trong chuẩn độ acid – base. Trong X, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố là: \({m_C}:{m_H}:{m_O} = 60:3,5:16\). Biết phổ khối lượng của phenolthalein như hình dưới đây. Số nguyên tử carbon có trong X là:

  • A.
    5
  • B.
    10
  • C.
    15
  • D.
    20
Câu 26 :

Methanol, ethanol, propanol, butanol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát  biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng?

  • A.
    Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hóa học biến đổi theo quy luật
  • B.
    Các hợp chất này có tính chất hóa học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật
  • C.
    Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau
  • D.
    Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hóa học tương tự nhau
Câu 27 :

Từ eugenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được methyl eugenol (M=178g/mol) là chất dẫn dụ công trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của methy eugenol cho thấy: %C = 74,16%, %H = 7,86% còn lại là oxygen. Công thức phân tử của methy eugenol là:

  • A.
    C11H12O2
  • B.
    C5,5H7O
  • C.
    C11H14O2
  • D.
    C2H7O
Câu 28 :

Cho các chất cùng các phát biểu sau:

(1) Các chất trên đều có mạch carbon dạng vòng

(2) Có 2 chất là đồng phân của nhau

(3) Có 1 chất là đồng đẳng so với các chất còn lại

(4) Có 3 chất là đồng phân vị trí nhóm chức của nhau

(5) Các chất trên đều có công thức chung là CnH2n-6O2

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5
Câu 29 :

Chất nào sau đây không phải là đồng phân vị trí nhóm chức so với các chất còn lại?

  • A.
    (2)
  • B.
    (1)
  • C.
    (4)
  • D.
    (3)
Câu 30 :

Số đồng phân mạch hở có cùng công thức C3H6Br2

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 31 :

Nhận xét nào sau đây là đúng về hai công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)3 và CH3CH2CH2CH2CH3?

  • A.
    Biểu diễn cấu tạo hóa học của cùng một chất
  • B.
    Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về vị trí nhóm chức
  • C.
    Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về mạch carbon
  • D.

    Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về liên kết

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hãy chọn các mệnh đề đúng

(1) Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu về các hợp chất của carbon

(2) Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu về các hợp chất của carbon trừ một số hợp chất vô cơ như CO, CO2, muối CO32-, CN-, và các muối carbide

(3) Các chất hữu cơ có nhiệt độ sôi cao

(4) Các chất hữu cơ tan ít trong nước

(5) Phản ứng hữu cơ diễn ra chậm nhiều giai đoạn

(6) Phản ứng hữu cơ diễn ra nhanh

  • A.

    (1), (2), (5).

  • B.
    (2), (4), (5).
  • C.
    (2), (4), (5), (6).
  • D.
    (2), (5), (6).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Chọn A

Câu 2 :

Cho các chất sau đây: CO2, Al4C3, CHCl3, C2H2, Na2CO3, NaCN, C6H12O6, CaC2, CH3COONa. Có bao nhiêu chất thuộc hợp chất hữu cơ.

  • A.
    4.
  • B.
    5.
  • C.
    6.
  • D.
    3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ (trừ một số các hợp chất như carbon monoxide, carbon dioxide, muối carbonate, cyanide, carbide,..) => Chọn A: CHCl3, C2H2, C6H12O6, CH3COONa

Câu 3 :

Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon:

  • A.
    C2H4O, C4H6, C3H7Cl.
  • B.
    C2H4, C3H6Br2, CH2O.
  • C.
    C2H4O2, C3H7Cl, CHCl3.
  • D.
    C6H12O6, C3H8, C4H10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon được thay thể bằng một hay nhiều nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác (thường chứa oxygen, nitrogen, sulfur, halogen…) thu được dẫn xuất của hydrocarbon => Chọn C.

Câu 4 :

Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra

  • A.
    N2.
  • B.
    H2O.
  • C.
    CO2.
  • D.
    NO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2.

Câu 5 :

Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon:

  • A.
    C2H6O, C2H4, C2H2.
  • B.
    C2H4, C3H7Cl, CH4O.
  • C.
    C2H6O, C3H7Cl, C2H5Br.
  • D.
    C2H6O, C3H8, C2H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon được thay thể bằng một hay nhiều nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác (thường chứa oxygen, nitrogen, sulfur, halogen…) thu được dẫn xuất của hydrocarbon => Chọn C.

Câu 6 :

Dãy các chất nào sau đây đều là hydrocarbon:

  • A.
    CH4, C2H6, C3H4.
  • B.
    CH4, C2H2, C3H7Cl.
  • C.
    C2H4, CH4, C2H5Br.
  • D.
    C2H6O, C3H8, C2H2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Hydrocarbon là những hợp chát được tạo thành chỉ từ hai nguyên tố carbon và hydrogen => Chọn A.

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O.

(2) Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta.

(3) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.

(4) Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Số phát biểu đúng là (2), (3), (4)

Phát biểu (1) không đúng vì khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ không phải tất cả đều sinh ra H2O

Câu 8 :

Cho hình vẽ sau về cấu tạo của ethylene, acetylene, benzen, methyl chloride và acetic acid:

Công thức phân tử của ethylene, acetylene, benzen, methy chloride và acetic acid lần lượt là:

  • A.
    C2H4, C2H6, C6H6, CH3Cl, C2H4O2
  • B.
    C2H4, C2H2, C6H6, CH3Cl, C2H4O2
  • C.
    CH4, C2H2, C5H6, CH2Cl2, C2H4O2
  • D.
    C2H4, C2H2, C6H6, CH3Cl, C2H3O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hình vẽ về cấu tạo của các chất

Lời giải chi tiết :

Công thức ethylene: C2H4; acetylene: C2H2; benzen: C6H6; methyl chloride: CH3Cl; acetic acid: C2H4O2

Câu 9 :

Sau khi biết công thức thực nghiệm, có thể xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa trên đặc điểm nào sau đây?

  • A.
    Phân tử khối của chất
  • B.
    Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử chất
  • C.

    Khối lượng các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất xác định

  • D.

     Các hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của chất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa trên phân tử khối của chất.

Câu 10 :

Cho biết phổ khối lượng (MS) của naphtalene như sau:

  • A.
    128
  • B.
    51
  • C.
    64
  • D.
    102

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào giá trị m/z

Lời giải chi tiết :

Giá trị m/z lớn nhất là 128

Câu 11 :

Cho biết phổ khối lượng (MS) của naphtalene như sau:

  • A.
    128
  • B.
    51
  • C.
    64
  • D.
    102

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào giá trị m/z

Lời giải chi tiết :

Giá trị m/z lớn nhất là 128

Câu 12 :

Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta dùng phương pháp chiết để tách riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước. Phát biểu không đúng là

  • A.
    Có thể dùng phễu chiết để tách riêng lớp tinh dầu khỏi nước
  • B.
    Tinh dầu có khối lượng riêng nặng hơn nước nên nằm phía trên
  • C.
    Dùng phương pháp chiết lỏng – lỏng để tách riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước
  • D.
    Hỗn hợp thu được tách thành hai lớp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các phương pháp để tách các hợp chất hữu cơ

Câu 13 :

Hãy sắp xếp các cách tiến hành tách và tinh chế hợp chất hữu cơ đúng thứ tự của phương pháp chiết lỏng – lỏng?

(a) Từ từ mở khóa phễu chiếu để lần lượt thu từng lớp chất lỏng

(b) Cho hỗn hợp các chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi vào (dung môi phải có khả năng hòa tan tốt chất cần chiết và không trộn lẫn vỡi hỗn hợp ban đầu)

(c) Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu đuộc dung dịch cần tách

(d) Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp trong phễu sẽ tách thành 2 lớp

  • A.
    (a), (b), (c), (d)
  • B.
    (b), (d), (a), (c)
  • C.
    (b), (a), (c), (d)
  • D.
    (b), (d), (c), (a)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các phương pháp để tách các hợp chất hữu cơ

Câu 14 :

Sử dụng các cột thủy tinh có dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột trong sắc kí cột thuộc pha nào sau đây?

  • A.
    Pha tĩnh
  • B.
    Pha lỏng
  • C.
    Pha động
  • D.
    Pha khí

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các phương pháp để tách các hợp chất hữu cơ

Câu 15 :

Chất hấp phụ thường sử dụng trong phương pháp sắc kí cột là:

  • A.
    Ethanol
  • B.
    Hexane
  • C.
    Sillica gel hoặc aluminium oxide
  • D.
    Muối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các phương pháp để tách các hợp chất hữu cơ

Câu 16 :

Trong thực tế việc chưng cất tiến hành thuận lợi khi chất lỏng có nhiệt độ sôi khoảng

  • A.
    100C – 400C
  • B.
    Dưới 400C
  • C.
    400C – 1500C
  • D.
    Trên 1500C

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các phương pháp để tách các hợp chất hữu cơ

Câu 17 :

Hydrocarbon X có phần trăm khối lượng carbon là 85,71%. Công thức phân tử của X là

  • A.

    CH4

  • B.
    C4H10
  • C.
    C5H12
  • D.
    C3H6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách tính % khối lượng carbon

Lời giải chi tiết :

\({C_3}{H_6}:\% {m_C} = \frac{{12.3}}{{12.3 + 6}}.100 = 85,71\% \)

Câu 18 :

Phổ MS của chất Y có thấy Y có phân tử khối bằng 60. Công thức phân tử nào dưới đây không phù hợp với Y?

  • A.
    C3H8O
  • B.
    C2H4O2
  • C.
    C3H7F
  • D.
    C2H8N2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phân tử khối bằng 60

Lời giải chi tiết :

Vì phân tử khối bằng 60 nên công thức C3H7F có phân tử khối: 62 nên không phù hợp với chất Y

Câu 19 :

Cho phổ khối lượng (MS) của một hợp chất hữu cơ X như hình vẽ:

Công thức phân tử của X có thể là:

  • A.
    C4H10
  • B.
    C3H8O
  • C.
    C3H9N
  • D.
    C3H6O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào peak lớn nhất của ion

Lời giải chi tiết :

Trong hình ta thấy m/z có giá trị lớn nhất là 60, nên phân tử khối của X là 60 ứng với công thức C3H8O

Câu 20 :

Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của

  • A.
    peak [M+] lớn nhất
  • B.
    peak [M+] nhỏ nhất
  • C.
    peak xuất hiện nhiều nhất
  • D.
    peak có cường độ tương đối (%) lớn nhất.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phổ khối lượng MS

Lời giải chi tiết :

Dựa vào peak [M+] lớn nhất để xác định phân tử khối của chất

Câu 21 :

Thể tích của 6,9 gam chất X bằng thể tích của 4,8 gam khí oxygen (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là:

  • A.
    46
  • B.
    60
  • C.
    32
  • D.
    23

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm số mol của khí oxygen, vì \({n_{{O_2}}} = {n_X}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_{{O_2}}} = \frac{{4,8}}{{32}} = 0,15mol \to {n_X} = 0,15\\{M_X} = \frac{{6,9}}{{0,15}} = 46\end{array}\)

Câu 22 :

Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?

  • A.
    CH3COOCH3
  • B.
    C2H4
  • C.
    C2H5OH
  • D.
    C2H4Cl2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách thành lập công thức đơn giản: tỉ lệ tối giản số nguyên tử C, H, O

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ tối giản số nguyên tử C, H, O trong hợp chất C2H5OH: 2: 6: 1. Nên C2H5OH có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất

Câu 23 :

Trong công thức phân tử không cho ta biết:

  • A.
    Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
  • B.
    Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
  • C.
    Số lượng các nguyên tố trong hợp chất
  • D.
    Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết về công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ không được thể hiện trong công thức phân tử

Câu 24 :

Công thức phân tử trong hóa học hữu cơ cho biết

  • A.
    Tỉ lệ kết hợp các nguyên tử trong phân tử
  • B.
    Tên của hợp chất
  • C.
    Loại hợp chất
  • D.
    Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử các nguyên tố trong phân tử

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết về công thức phân tử

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử trong hóa học hữu cơ cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử

Câu 25 :

Phenolphthalein (X) là chất chỉ thị màu, thường được dùng trong chuẩn độ acid – base. Trong X, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố là: \({m_C}:{m_H}:{m_O} = 60:3,5:16\). Biết phổ khối lượng của phenolthalein như hình dưới đây. Số nguyên tử carbon có trong X là:

  • A.
    5
  • B.
    10
  • C.
    15
  • D.
    20

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ MS của chất X

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({m_C}:{m_H}:{m_O} = 60:3,5:16\) => \(\begin{array}{l}{n_C}:{n_H}:{n_O} = \frac{{60}}{{12}}:\frac{{3,5}}{1}:\frac{{16}}{{16}}\\{n_C}:{n_H}:{n_O} = 5:3,5:1\end{array}\)

CTĐGN: C5H3,5O1. Có M = 318 🡪 CTPT: C20H17O4

Đáp án D

Câu 26 :

Methanol, ethanol, propanol, butanol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát  biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng?

  • A.
    Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hóa học biến đổi theo quy luật
  • B.
    Các hợp chất này có tính chất hóa học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật
  • C.
    Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau
  • D.
    Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hóa học tương tự nhau

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức lí thuyết  của dãy đồng đẳng

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 27 :

Từ eugenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được methyl eugenol (M=178g/mol) là chất dẫn dụ công trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của methy eugenol cho thấy: %C = 74,16%, %H = 7,86% còn lại là oxygen. Công thức phân tử của methy eugenol là:

  • A.
    C11H12O2
  • B.
    C5,5H7O
  • C.
    C11H14O2
  • D.
    C2H7O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định thành phần % các nguyên tố trong metylơgenol.

%C, %H (đã biết) => %O = 100% - (%C + %H)

Gọi CTPT là CxHyOz    (x, y, z nguyên dương)

x : y : z = \(\frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}\)

=> công thức ĐGN

Lời giải chi tiết :

Có phân tử khối của ơgenol(M = 178 g/mol) => CTPT của ơgenol

Gọi công thức của o-metylơgenol là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

%O = 100% -(74,16 +7,86)% = 17,98% 

x : y : z = \(\frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}\)

x : y : z = 6,18 : 7,86 : 1,124 = 5,5 : 7 : 1 = 11 : 14 : 2

=> Công thức đơn giản nhất là: C11H14O2

=> Ta có công thức phân tử là (C11H14O2)n

Ta có: M(C11H14O2)n = 178n = 178 => n=1

Công thứ phân tử là C11H14O2

Đáp án C

Câu 28 :

Cho các chất cùng các phát biểu sau:

(1) Các chất trên đều có mạch carbon dạng vòng

(2) Có 2 chất là đồng phân của nhau

(3) Có 1 chất là đồng đẳng so với các chất còn lại

(4) Có 3 chất là đồng phân vị trí nhóm chức của nhau

(5) Các chất trên đều có công thức chung là CnH2n-6O2

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo của các chất đã cho

Lời giải chi tiết :

(1), (3), (4), (5) là những phát biểu đúng

Câu 29 :

Chất nào sau đây không phải là đồng phân vị trí nhóm chức so với các chất còn lại?

  • A.
    (2)
  • B.
    (1)
  • C.
    (4)
  • D.
    (3)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm đồng phân vị trí nhóm chức

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 30 :

Số đồng phân mạch hở có cùng công thức C3H6Br2

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết đồng phân của C3H6Br2

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 31 :

Nhận xét nào sau đây là đúng về hai công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)3 và CH3CH2CH2CH2CH3?

  • A.
    Biểu diễn cấu tạo hóa học của cùng một chất
  • B.
    Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về vị trí nhóm chức
  • C.
    Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về mạch carbon
  • D.

    Biểu diễn cấu tạo hóa học của hai chất đồng phân về liên kết

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo của hai chất

Lời giải chi tiết :

Đáp án C