Trắc nghiệm Bài 18: Ôn tập chương 4

Đề bài

Câu 1 :

Cho các chất sau: (1) 2 – methylbutane; (2) 2- methylpentane; (3) 3 – methylpentane; (4) 2,2 – dimethylbutane và (5) benzen

Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là sản phẩm reforming hexane?

  • A.
    5
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 2 :

Tên thay thế của hydrocarbon có công thức cấu tạo (CH3)3CCH2CH2CH3 là

  • A.
    2,2-dimethylpentane.                                          
  • B.
    2,3-dimethylpentane.
  • C.
    2,2,3-trimethylbutane.                                         
  • D.
    2,2-dimethylbutane.
Câu 3 :

Alkane (A) có công thức phân tử C5H12. (A) tác dụng với chlorine khi đun nóng chỉ tạo một dẫn xuất monochloro duy nhất. Tên gọi của (A) là

  • A.
    pentane.
  • B.
    2-methylbutane.
  • C.
    2,2-dimethylpropane.
  • D.
    3-methylbutane.
Câu 4 :

Đồ thị dưới đây thể hiện mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh được biểu diễn như sau:

Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh

Dựa vào đồ thị đã cho, số phân tử alkane không phân nhánh ở thể khí trong điều kiện thường là

  • A.
    4.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    1.
Câu 5 :

Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra?

  • A.
    Không sử dụng phương tiện giao thông.
  • B.
    Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị.
  • C.
    Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh.
  • D.
    Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá.
Câu 6 :

Xét phản ứng hóa học sau:

\(C{H_3}CH = C{H_2} + KMn{O_4} + {H_2}O \to C{H_3}CH(OH)C{H_2}OH + Mn{O_2} + KOH\)

Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng

  • A.
    13
  • B.
    14
  • C.
    15
  • D.
    16
Câu 7 :

Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất nào sau đây?

  • A.
    Butadiene.                                                          
  • B.
    Propene.
  • C.
    Vinyl chloride.
  • D.
    Ethylene.
Câu 8 :

Chất nào sau đây cộng H2 dư (Ni, t0) tạo thành butane?

  • A.
    CH3 – CH = CH2
  • B.
    \(C{H_3} - C \equiv C{H_2} - C{H_3}\)
  • C.
    CH3 – CH2 – CH = CH2
  • D.
    (CH3)2C=CH2
Câu 9 :

But-1-ene tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính có công thức cấu tạo nào sau đây?

  • A.
    CH3CHBrCHBrCH3.                                              
  • B.
    CH3CH2CH2CH2Br.
  • C.
    CH3CH2CHBrCH3.                                                
  • D.
    BrCH2CH2CH2CH2Br.
Câu 10 :

Một hydrocarbon X mạch hở trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 85,714%. Trên phổ khối lượng của X có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 42. Công thức phù hợp với X là

  • A.
    CH2=CHCH3.                                                     
  • B.
    CH3CH2CH3.
  • C.
    CH3CH3.                                                             
  • D.
    CH\( \equiv \)CH.
Câu 11 :

Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine. Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây là không đúng?

  • A.
    Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt.
  • B.
    Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần.
  • C.
    Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp.
  • D.
    Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.
Câu 12 :

Cho hợp chất sau:

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là

  • A.
    1-bromo-3-methyl-4-nitrobenzene.
  • B.
    4-bromo-2-methyl-1-nitrobenzene.
  • C.
    1-methyl-2-nitro-4-bromobenzene.
  • D.
    4-bromo-1-nitro-2-methylbenzene.
Câu 13 :

Cho hợp chất sau:

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là

  • A.
    4-chloro-1-bromo-3-nitrobenzene.
  • B.
    4-bromo-1-chloro-2-nitrobenzene.
  • C.
    4-chloro-1-bromo-5-nitrobenzene.
  • D.
    4-bromo-1-chloro-6-nitrobenzene.
Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây về quá trình sản xuất các hydrocarbon trong công nghiệp là không đúng?

  • A.
    Người ta có thể khai thác/ điều chế toluene bằng quá trình reforming hexane và heptane.
  • B.
    Người ta có thể khai thác/ điều chế toluene và benzene từ nhựa than đá.
  • C.
    Người ta có thể khai thác/ điều chế benzene bằng phản ứng trimer hóa acetylene.
  • D.
    Người ta có thể khai thác benzene từ dầu mỏ hoặc điều chế benzene bằng phản ứng reforming hexane.
Câu 15 :

Ứng với công thức phân tử C8H10, có bao nhiêu arene là đồng phân cấu tạo của nhau?

  • A.
    4.
  • B.
    2.
  • C.
    5.
  • D.
    3.
Câu 16 :

Một arene Y có phần trăm khối lượng carbon bằng 92,307%. Trên phổ khối lượng của Y có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 104. Công thức cấu tạo phân tử của Y là

  • A.
    C6H5CH=CH2.                                                         
  • B.
    CH3C6H4CH3.
  • C.
    C6H5C\( \equiv \)CH.                                                           
  • D.
    C6H5C2H5.
Câu 17 :

Đun nóng toluene với dung dịch KMnO4 nóng, thì tỉ lệ mol C6H5COOK sinh ra so với KMnO4 phản ứng bằng:

  • A.
    1: 2
  • B.
    2:1
  • C.
    2:3
  • D.
    3:2
Câu 18 :

Anthracene là một arene đa vòng, được điều chế từ than đá. Anthracene được dùng để sản xuất thuốc nhuộm alizarin đỏ, bảo quản gỗ, làm thuốc trừ sâu, ... Anthracene có công thức cấu tạo:

Công thức phân tử của anthracene là

  • A.
    C16H18.
  • B.
    C14H8.
  • C.
    C14H12.
  • D.
    C14H10.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các chất sau: (1) 2 – methylbutane; (2) 2- methylpentane; (3) 3 – methylpentane; (4) 2,2 – dimethylbutane và (5) benzen

Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là sản phẩm reforming hexane?

  • A.
    5
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sản phẩm reforming là các mạch hydrocarbon mạch phân nhánh hoặc hydrocarbon mạch vòng nhưng không thay đổi số nguyên tử carbon trong phân tử

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử ban đầu hexane là 6C

(1) sai vì có 5C

(2) đúng

(3) đúng

(4) đúng

(5) đúng

Câu 2 :

Tên thay thế của hydrocarbon có công thức cấu tạo (CH3)3CCH2CH2CH3 là

  • A.
    2,2-dimethylpentane.                                          
  • B.
    2,3-dimethylpentane.
  • C.
    2,2,3-trimethylbutane.                                         
  • D.
    2,2-dimethylbutane.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên thay thế của hydrocarbon

Lời giải chi tiết :

(CH3)3CCH2CH2CH3 : 2,2 – dimethylpentane

Câu 3 :

Alkane (A) có công thức phân tử C5H12. (A) tác dụng với chlorine khi đun nóng chỉ tạo một dẫn xuất monochloro duy nhất. Tên gọi của (A) là

  • A.
    pentane.
  • B.
    2-methylbutane.
  • C.
    2,2-dimethylpropane.
  • D.
    3-methylbutane.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi có mặt ánh sáng khuếch tán hoặc khi đun nóng, các alkane tham gia phản ứng thế với halogen (chlorine, bromine). 

Viết các đồng phân của C5H12 (3 đồng phân), rồi thế một Cl vào mỗi công thức, A là công thức chỉ cho ra 1 sản phẩm thế.

Lời giải chi tiết :

Alkane có công thức phân tử C5H12, tạo ra một dẫn xuất monochloro duy nhất là 2,2 – dimethylpropane.

→ Chọn C.

Câu 4 :

Đồ thị dưới đây thể hiện mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh được biểu diễn như sau:

Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh

Dựa vào đồ thị đã cho, số phân tử alkane không phân nhánh ở thể khí trong điều kiện thường là

  • A.
    4.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Những chất ở thể khí có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt đồ phòng. 

Lời giải chi tiết :

Trên đồ thị, ta thấy có 4 alkane có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ phòng. Do đó, 4 alkane này ở thể khí trong điều kiện thường.

→ Chọn A.

Câu 5 :

Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra?

  • A.
    Không sử dụng phương tiện giao thông.
  • B.
    Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị.
  • C.
    Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh.
  • D.
    Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thay thế xăng dầu bằng các nhiên liệu sạch

Đáp án C.

Câu 6 :

Xét phản ứng hóa học sau:

\(C{H_3}CH = C{H_2} + KMn{O_4} + {H_2}O \to C{H_3}CH(OH)C{H_2}OH + Mn{O_2} + KOH\)

Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng

  • A.
    13
  • B.
    14
  • C.
    15
  • D.
    16

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cân bằng electron cho phản ứng oxi hóa khử

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\mathop C\limits^{ - 2} _3}{H_6} \to {\mathop C\limits^{4/3} _3}{H_8}{O_2} + 2e|x3\\\mathop {Mn}\limits^{ + 7}  + 3e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 4} |x2\\3C{H_3}CH = C{H_2} + 2KMn{O_4} + 4{H_2}O \to 3C{H_3}CH(OH) - C{H_2}OH + 2Mn{O_2} + 2KOH\end{array}\)

Tổng hệ số: 3 + 2 + 4 + 3 + 2 + 2 = 16

Đáp án D

Câu 7 :

Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất nào sau đây?

  • A.
    Butadiene.                                                          
  • B.
    Propene.
  • C.
    Vinyl chloride.
  • D.
    Ethylene.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Polyethylene (PE) là polymer của ethylene được dùng để làm chai đựng nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm, …

Lời giải chi tiết :

Đáp án D.

Câu 8 :

Chất nào sau đây cộng H2 dư (Ni, t0) tạo thành butane?

  • A.
    CH3 – CH = CH2
  • B.
    \(C{H_3} - C \equiv C{H_2} - C{H_3}\)
  • C.
    CH3 – CH2 – CH = CH2
  • D.
    (CH3)2C=CH2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Butane là hydrocarbon no, mạch hở: C – C – C – C

Lời giải chi tiết :

Câu 9 :

But-1-ene tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính có công thức cấu tạo nào sau đây?

  • A.
    CH3CHBrCHBrCH3.                                              
  • B.
    CH3CH2CH2CH2Br.
  • C.
    CH3CH2CHBrCH3.                                                
  • D.
    BrCH2CH2CH2CH2Br.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quy tắc công Markovnikov, nguyên tử halogen sẽ cộng vào C bậc cao hơn trong phân tử.

Lời giải chi tiết :

\(C = C - C - C + HBr \to C - C(Br) - C - C\)

Câu 10 :

Một hydrocarbon X mạch hở trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 85,714%. Trên phổ khối lượng của X có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 42. Công thức phù hợp với X là

  • A.
    CH2=CHCH3.                                                     
  • B.
    CH3CH2CH3.
  • C.
    CH3CH3.                                                             
  • D.
    CH\( \equiv \)CH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ % các nguyên tố tìm ra được công thức thực nghiệm. Sau đó tìm ra công thức phân tử và công thức cấu tạo qua phân tử khối.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của X là CxHy

Phần trăm khối lượng của H trong X là: 100% - 85,714% = 14,286%

\(x:y = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1} = \frac{{85,174}}{{12}}:\frac{{14,286}}{1} = 1:2\)

Công thức thực nghiệm của X là CH2.

M = 42 → (CH2)n = 42 hay 14n = 42 → n = 3.

Công thức phân tử của X là C3H6.

Vì X mạch hở, công thức phân tử dạng CnH2n chứng tỏ X là alkene.

Công thức cấu tạo phù hợp với X là CH=CHCH3. Đáp án A.

Câu 11 :

Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine. Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây là không đúng?

  • A.
    Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt.
  • B.
    Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần.
  • C.
    Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp.
  • D.
    Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch sẽ tác dụng được với AgNO3/NH3. Các alkene có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng với halogen.

Lời giải chi tiết :

Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt là AgC\( \equiv \)CAg.

Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần do Br2 phản ứng với ethylene (có thể có acetylene). Sản phẩm tạo thành là BrCH2CH2Br không tan trong nước và nặng hơn nước nên tách thành lớp dưới lớp nước bromine.

Đáp án D.

Câu 12 :

Cho hợp chất sau:

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là

  • A.
    1-bromo-3-methyl-4-nitrobenzene.
  • B.
    4-bromo-2-methyl-1-nitrobenzene.
  • C.
    1-methyl-2-nitro-4-bromobenzene.
  • D.
    4-bromo-1-nitro-2-methylbenzene.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhiều hợp chất thơm được gọi theo tên thông thường (toluene, xylene,...). Khi gọi theo tên thay thế, vòng benzene được xem là mạch chính. Khi có hai nhóm thế trên vòng benzene, vị trí của chúng có thể được chỉ ra bằng các chữ số 1,2, 1,3 hay 1,4 hoặc bằng các chữ tương ứng là ortho (o), meta (m) hay para (p).

Lời giải chi tiết :

→ Chọn B.

Câu 13 :

Cho hợp chất sau:

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là

  • A.
    4-chloro-1-bromo-3-nitrobenzene.
  • B.
    4-bromo-1-chloro-2-nitrobenzene.
  • C.
    4-chloro-1-bromo-5-nitrobenzene.
  • D.
    4-bromo-1-chloro-6-nitrobenzene.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhiều hợp chất thơm được gọi theo tên thông thường (toluene, xylene,...). Khi gọi theo tên thay thế, vòng benzene được xem là mạch chính. Khi có hai nhóm thế trên vòng benzene, vị trí của chúng có thể được chỉ ra bằng các chữ số 1,2, 1,3 hay 1,4 hoặc bằng các chữ tương ứng là ortho (o), meta (m) hay para (p).

Lời giải chi tiết :

→ Chọn B.

Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây về quá trình sản xuất các hydrocarbon trong công nghiệp là không đúng?

  • A.
    Người ta có thể khai thác/ điều chế toluene bằng quá trình reforming hexane và heptane.
  • B.
    Người ta có thể khai thác/ điều chế toluene và benzene từ nhựa than đá.
  • C.
    Người ta có thể khai thác/ điều chế benzene bằng phản ứng trimer hóa acetylene.
  • D.
    Người ta có thể khai thác benzene từ dầu mỏ hoặc điều chế benzene bằng phản ứng reforming hexane.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế hydrocarbon trong công nghiệp

Lời giải chi tiết :

Người ta có thể khai thác/ điều chế benzene bằng phản ứng trimer hóa acetylene

Đáp án C.

Câu 15 :

Ứng với công thức phân tử C8H10, có bao nhiêu arene là đồng phân cấu tạo của nhau?

  • A.
    4.
  • B.
    2.
  • C.
    5.
  • D.
    3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Benzene (C6H6) và các hydrocarbon thơm khác như toluene (C7H8), xylene (C8H10),... tạo thành dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2n-6 (n ≥ 6).

Lời giải chi tiết :

→ Chọn A.

Câu 16 :

Một arene Y có phần trăm khối lượng carbon bằng 92,307%. Trên phổ khối lượng của Y có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 104. Công thức cấu tạo phân tử của Y là

  • A.
    C6H5CH=CH2.                                                         
  • B.
    CH3C6H4CH3.
  • C.
    C6H5C\( \equiv \)CH.                                                           
  • D.
    C6H5C2H5.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ % các nguyên tố tìm ra được công thức thực nghiệm. Sau đó tìm ra công thức phân tử và công thức cấu tạo qua phân tử khối.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của X là CxHy

Phần trăm khối lượng của H trong X là: 100% - 92,307% = 7,693%

\(x:y = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1} = \frac{{92,307}}{{12}}:\frac{{7,693}}{1} = 1:1\)

Công thức thực nghiệm của X là CH.

M = 104 → (CH)n = 104 hay 13n = 104 → n = 8.

Công thức phân tử của X là C8H8.

Công thức cấu tạo phù hợp với X là C6H5CH=CH2. Đáp án A.

Câu 17 :

Đun nóng toluene với dung dịch KMnO4 nóng, thì tỉ lệ mol C6H5COOK sinh ra so với KMnO4 phản ứng bằng:

  • A.
    1: 2
  • B.
    2:1
  • C.
    2:3
  • D.
    3:2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

C6H5CH3 + 2KMnO4 \( \to \)C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ mol C6H5COOK so với KMnO4 là 1:2

Đáp án A

Câu 18 :

Anthracene là một arene đa vòng, được điều chế từ than đá. Anthracene được dùng để sản xuất thuốc nhuộm alizarin đỏ, bảo quản gỗ, làm thuốc trừ sâu, ... Anthracene có công thức cấu tạo:

Công thức phân tử của anthracene là

  • A.
    C16H18.
  • B.
    C14H8.
  • C.
    C14H12.
  • D.
    C14H10.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Benzene có công thức phân tử là C6H6, mỗi nhóm thế thay thế một H trên vòng benzene.

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử của anthracene là C14H10.

→ Chọn D.