Trắc nghiệm Bài 21: Phenol Hóa 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

  • A.
    Phenol
  • B.
    Ethanol
  • C.
    Toluene
  • D.
    Glycerol
Câu 2 :

Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có

  • A.
    nhóm –OH và vòng benzene
  • B.
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene
  • C.
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no
  • D.
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene
Câu 3 :

Cho các phát biểu sau về phenol:

(1) phenol tan một phần trong nước ở điều kiện thường

(2) phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường

(3) phenol tan tốt trong nước khi đun nóng

(4) nhiệt độ nóng chảy của phenol cao hơn ethanol

(5) phenol có tính độc và có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da nên cần phải cẩn thận khi sử dụng

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5
Câu 4 :

Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzene, thuộc dãy phenol có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân của X là

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5
Câu 5 :

Cho hợp chất phenol có công thức cấu tạo sau:

Tên gọi của phenol đó là

  • A.
    2-methyphenol
  • B.
    3-methyphenol
  • C.
    4-methylphenol
  • D.
    hydroxytoluene
Câu 6 :

Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 7 :

Phenol là hợp chất hữu cơ có tính

  • A.
    acid yếu
  • B.
    base yếu
  • C.
    acid mạnh
  • D.
    base mạnh
Câu 8 :

Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?

  • A.
    Giấm (dung dịch có acetic acid)
  • B.
    Dung dịch NaCl
  • C.
    Nước chanh (dung dịch có citric acid)
  • D.
    Xà phòng có tính kiềm nhẹ
Câu 9 :

Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 30% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho,... Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.
    Công thức phân tử của catechin là C15H14O6
  • B.
    Phân tử catechin có 5 nhóm OH phenol
  • C.
    Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH
  • D.
    Catechin thuộc loại hợp chất thơm.
Câu 10 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 ml khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 250C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của m là

  • A.
    10,5
  • B.
    7,0
  • C.
    14,0
  • D.
    21,0
Câu 11 :

Khi nhỏ từ từ dung dịch bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là

  • A.
    nước brom bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng
  • B.
    dung dịch trong suốt
  • C.
    xuất hiện kết tủa trắng
  • D.
    không xảy ra hiện tượng gì
Câu 12 :

Trong công nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?

  • A.
    benzene
  • B.
    cumene
  • C.
    Cholorobenzene
  • D.
    Than đá
Câu 13 :

X có công thức phân tử C7H8O, có chứa vòng benzene và phản ứng được với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X phù hợp là

  • A.
    4
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    2
Câu 14 :

Sản phẩm khi cho hợp chất hữu cơ sau tác dụng với dung dịch Na2CO3:

  • A.
    . và NaHCO3
  • B.
    và CO2
  • C.
    và NaOH
  • D.
    và NaHCO3
Câu 15 :

Cho hai phản ứng sau:

(1) \({C_6}{H_5}OH + N{a_2}C{O_3} \to {C_6}{H_5}ONa + NaHC{O_3}\)

(2) \({C_6}{H_5}ONa + C{O_2} + {H_2}O \to {C_6}{H_5}OH + NaHC{O_3}\)

Hai phản ứng trên chứng tỏ phenol

  • A.
    là một acid mạnh
  • B.
    là một base mạnh
  • C.
    có tính acid mạnh hơn nấc 1 của H2CO3
  • D.
    có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3
Câu 16 :

Cho các phát biểu sau về phenol

a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol

b) Phenol tác dụng với dung dịch NaOH

c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3

d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn vào vòng benzene

Số phát biểu đúng là?

 

  • A.

    1

  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 17 :

Một dung dịch chứa 6,1 g chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 g hợp chất Y chứa 3 nguyên tử Br trong  phân tử. Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo. CTPT chất đồng đẳng của phenol là

  • A.
    C2H5C6H4OH
  • B.
    C2H5(CH3)C6H3OH
  • C.
    (CH3)2C6H3OH           
  • D.
    A hoặc B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

  • A.
    Phenol
  • B.
    Ethanol
  • C.
    Toluene
  • D.
    Glycerol

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất rắn thường có từ 5 carbon trở lên

Lời giải chi tiết :

Phenol là chất rắn ở điều kiện thường.

Đáp án A

Câu 2 :

Phenol là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có

  • A.
    nhóm –OH và vòng benzene
  • B.
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene
  • C.
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no
  • D.
    nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no và có chứa vòng benzene

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hợp chất phenol

Lời giải chi tiết :

Phenol trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene

Đáp án B

Câu 3 :

Cho các phát biểu sau về phenol:

(1) phenol tan một phần trong nước ở điều kiện thường

(2) phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường

(3) phenol tan tốt trong nước khi đun nóng

(4) nhiệt độ nóng chảy của phenol cao hơn ethanol

(5) phenol có tính độc và có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da nên cần phải cẩn thận khi sử dụng

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của phenol

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, phenol tan vô hạn ở 66oC

(3) đúng

(4) đúng, vì khối lượng của phenol lớn và tồn tại ở thể rắn

(5) đúng

Đáp án B

Câu 4 :

Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzene, thuộc dãy phenol có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân của X là

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    4
  • D.
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết các đồng phân chứa vòng benzene của C7H8O

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 5 :

Cho hợp chất phenol có công thức cấu tạo sau:

Tên gọi của phenol đó là

  • A.
    2-methyphenol
  • B.
    3-methyphenol
  • C.
    4-methylphenol
  • D.
    hydroxytoluene

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách đọc tên của hợp chất phenol

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 6 :

Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất tác dụng được với NaOH là phenol, theo tỉ lệ 1 : 1 có 1 nhóm –OH liên kết trực tiếp với vòng benzene

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 7 :

Phenol là hợp chất hữu cơ có tính

  • A.
    acid yếu
  • B.
    base yếu
  • C.
    acid mạnh
  • D.
    base mạnh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

Phenol có tính acid yếu vì tác dụng được với NaOH và muối Na2CO3

Câu 8 :

Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?

  • A.
    Giấm (dung dịch có acetic acid)
  • B.
    Dung dịch NaCl
  • C.
    Nước chanh (dung dịch có citric acid)
  • D.
    Xà phòng có tính kiềm nhẹ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol nên khi bị bỏng do tiếp xúc cần có hóa chất để trung hòa phenol

Lời giải chi tiết :

Phenol có tính acid yếu nên sử dụng xà phòng có tính kiềm nhẹ để trung hòa phenol tạo muối (không độc)

Đáp án D

Câu 9 :

Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 30% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho,... Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.
    Công thức phân tử của catechin là C15H14O6
  • B.
    Phân tử catechin có 5 nhóm OH phenol
  • C.
    Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH
  • D.
    Catechin thuộc loại hợp chất thơm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 10 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 ml khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 250C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của m là

  • A.
    10,5
  • B.
    7,0
  • C.
    14,0
  • D.
    21,0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol va ethanol, viết PTPU

Lời giải chi tiết :

Số mol H2: \(\frac{{1239,5}}{{1000.24,79}} = 0,05(mol)\)

Số mol NaOH: \(0,5.\frac{{100}}{{1000}} = 0,05(mol)\)

Chỉ có phenol tác dụng với NaOH

PTHH:

\(\begin{array}{l}{C_6}{H_5}OH + NaOH \to {C_6}{H_5}ONa + {H_2}O\\0,05 \leftarrow {\rm{      0,05}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{C_6}{H_5}OH + Na \to {C_6}{H_5}ONa + \frac{1}{2}{H_2}\\0,05 \to {\rm{                                   0,025}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{C_2}{H_5}OH + Na \to {C_6}{H_5}ONa + \frac{1}{2}{H_2}\\0,05 \leftarrow {\rm{                                    0,025}}\end{array}\)

Khối lượng của hỗn hợp X là: m = 0,05.94 + 0,05.46 = 7,0 (gam)

Đáp án B

Câu 11 :

Khi nhỏ từ từ dung dịch bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là

  • A.
    nước brom bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng
  • B.
    dung dịch trong suốt
  • C.
    xuất hiện kết tủa trắng
  • D.
    không xảy ra hiện tượng gì

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của phenol và dung dịch bromine

Lời giải chi tiết :

Nước brom bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng

Đáp án A

Câu 12 :

Trong công nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?

  • A.
    benzene
  • B.
    cumene
  • C.
    Cholorobenzene
  • D.
    Than đá

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiện nay, phần lớn phenol và acetone đều được sản xuất trong công nghiệp từ phản ứng oxi hóa cumene

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 13 :

X có công thức phân tử C7H8O, có chứa vòng benzene và phản ứng được với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X phù hợp là

  • A.
    4
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các đồng phân của C7H8O, lựa chọn công thức phù hợp

Lời giải chi tiết :

Câu 14 :

Sản phẩm khi cho hợp chất hữu cơ sau tác dụng với dung dịch Na2CO3:

  • A.
    . và NaHCO3
  • B.
    và CO2
  • C.
    và NaOH
  • D.
    và NaHCO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

Câu 15 :

Cho hai phản ứng sau:

(1) \({C_6}{H_5}OH + N{a_2}C{O_3} \to {C_6}{H_5}ONa + NaHC{O_3}\)

(2) \({C_6}{H_5}ONa + C{O_2} + {H_2}O \to {C_6}{H_5}OH + NaHC{O_3}\)

Hai phản ứng trên chứng tỏ phenol

  • A.
    là một acid mạnh
  • B.
    là một base mạnh
  • C.
    có tính acid mạnh hơn nấc 1 của H2CO3
  • D.
    có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

(1) chứng tỏ phenol có tính acid

(2) chứng tỏ phenol có tính acid mạnh hơn nấc 2 của H2CO3

Đáp án C

Câu 16 :

Cho các phát biểu sau về phenol

a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol

b) Phenol tác dụng với dung dịch NaOH

c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3

d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn vào vòng benzene

Số phát biểu đúng là?

 

  • A.

    1

  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của phenol

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) đúng

c) đúng

d) đúng

Câu 17 :

Một dung dịch chứa 6,1 g chất X là đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 17,95 g hợp chất Y chứa 3 nguyên tử Br trong  phân tử. Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo. CTPT chất đồng đẳng của phenol là

  • A.
    C2H5C6H4OH
  • B.
    C2H5(CH3)C6H3OH
  • C.
    (CH3)2C6H3OH           
  • D.
    A hoặc B

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X+  3Br2 → Y+ 3HBr

x     3x 3x

nBr2 = nHBr=x

ĐLBTKL => mX  + mBr2 = mhợp chất  + mHBr

6,1  + 160.3x = 17,95  +  81.3x

=> x= 0,05 mol

=> MX

Lời giải chi tiết :

X+  3Br2 → Y+ 3HBr

x      3x            3x

nBr2 = nHBr=x

ĐLBTKL => mX  + mBr2 = mhợp chất  + mHBr

6,1  + 160.3x = 17,95  +  81.3x

=> x= 0,05 mol

=> MX = 6,1 : 0,05=122

=> X có thể là  C2H5C6H4OH hoặc (CH3)2C6H3OH

Biết hợp chất này có nhiều hơn 3 đồng phân cấu tạo  =>

X chỉ có thể là (CH3)2C6H3OH