Trả lời câu hỏi 2 Bài 9 trang 48 SGK Toán 7 Tập 2>
Trong các số cho sau, với mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức?
Đề bài
Trong các số cho sau, với mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu tại \(x = a\) đa thức \(P(x)\) có giá trị bằng \(0\) thì ta nói \(a\) là một nghiệm của đa thức \(P(x)\)
Lời giải chi tiết
a)
- Tại \(x = \dfrac{1}{4}\) ta có:
\(P\left( {\dfrac{1}{4}} \right) = 2.\dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2} = \dfrac{2}{2} \)\(\,= 1\)
Do đó \(x = \dfrac{1}{4}\) không là nghiệm của đa thức \(P(x)\).
- Tại \(x = \dfrac{1}{2}\) ta có:
\(P\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = 2.\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2} = \dfrac{2}{2} + \dfrac{1}{2} = \dfrac{3}{2}\)
Do đó \(x = \dfrac{1}{2}\) không là nghiệm của đa thức \(P(x)\)
- Tại \(x = - \dfrac{1}{4}\) ta có:
\(P\left( { - \dfrac{1}{4}} \right) = 2.\left( { - \dfrac{1}{4}} \right) + \dfrac{1}{2} \)\(\,= - \dfrac{2}{4} + \dfrac{1}{2} = - \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2} = 0\)
Vậy \(x = - \dfrac{1}{4}\) là nghiệm của đa thức \(P(x)\).
b)
- Tại \(x=3\) ta có:
\(Q\left( 3 \right) = {3^2} - 2.3 - 3 = 9 - 6 - 3 = 0\)
Vậy \(x=3\) là nghiệm của đa thức \(Q(x)\).
- Tại \(x=1\) ta có:
\(Q\left( 1 \right) = {1^2} - 2.1 - 3 = 1 - 2 - 3 \)\(\,= - 4\)
Vậy \(x=1\) không là nghiệm của đa thức \(Q(x)\).
- Tại \(x=-1\) ta có:
\(Q\left( { - 1} \right) = {\left( { - 1} \right)^2} - 2.\left( { - 1} \right) - 3 \)\(\,= 1 + 2 - 3 = 0\)
Vậy \(x=-1\) là nghiệm của đa thức \(Q(x)\).
Loigiaihay.com
- Bài 54 trang 48 SGK Toán 7 tập 2
- Bài 55 trang 48 SGK Toán 7 tập 2
- Bài 56 trang 48 SGK Toán 7 tập 2
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 9 - Chương 4 – Đại số 7
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 9 - Chương 4 – Đại số 7
>> Xem thêm