Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)


Chạy giặc đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bố cục

2 phần

- Phần 1 (Sáu câu đầu): Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

- Phần 2 (Hai câu cuối): Tâm trạng, thái độ của tác giả

Giọng đọc

Truyền cảm

Nội dung chính

- Chạy giặc đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát.

- Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Hiện nay, chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ Chạy giặc.

- Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859).

2. Đề tài

Yêu nước, phản đối xâm lăng

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

4. Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật

5. Ngôi kể

Ngôi thứ ba


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí