Soạn văn 8, ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 1: Những gương mặt thân yêu

Soạn bài Trong lời mẹ hát SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chuẩn bị đọc

(trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thơ, câu ca dao

Huy động kiến thức các bài thơ, các câu ca dao có nội dung viết về mẹ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ca dao:

  1. Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

  1. Ai rằng công mẹ như non

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn.

    3. Mẹ già như ánh trăng khuya

Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền.

Bài thơ “Con yêu mẹ” - Xuân Quỳnh:

- Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học

Suốt ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ

Thế là con lại xa trường

Còn mẹ ở lại một mình

Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế

Xem thêm
Cách 2

- Câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ là:

+ Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

+ Ai rằng công mẹ như non

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

Phương pháp giải:

Nhớ những câu hát ru đã từng được nghe

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru:

Cái cò đi đón cơn mưa

Tói tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về thăm quán cùng quê

Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru sau:

- Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

- Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò

không không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

à ơi...

Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru: 

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

hay:

Con ơi con ngủ cho ngoan
Để mẹ xúc nốt, để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy
Ngủ đi con nhé con ơi
Mai sau con lớn, mai sau con lớn thành người trò ngoan.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức đọc

Phân tích ngôn từ tác giả sử dụng để hiểu nội dung

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nếu như 7 khổ thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu quê hương được thể hiện qua lời  mẹ, thì sang đến khổ thơ cuối, lời  ru của mẹ là lời động viên để con biết phấn đấu, biết nuôi dưỡng ước mơ, đam mê và đó là động lực lớn để người con cố gắng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bảy khổ trước nói về công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con còn khổ thơ cuối thể hiện sự biết ơn và tình thương của người con dành cho mẹ.

Điều mà con " nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này là cả cuộc đời của mẹ, thông qua lời mẹ hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời của mình: Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra. Còn trong các khổ thơ trước thì con "nghe" được các sự vật ngoài kia mà mẹ kể.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định thể thơ của bài Trong lời mẹ hát.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã được học về các thể thơ

Lời giải chi tiết:

Thể thơ sáu chữ

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã được học về cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Vần trong bài thơ là: vần cách “ngào - dao”; “xanh - chanh”...

- Căn cứ: Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ ở ca dao, tục ngữ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vần trong bài thơ là vần cách vì tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: ngào – dao, xanh – chanh,…

Vần trong bài thơ là vần cách. Đa phần chữ cuối câu thơ thứ 2 và thứ 4 ở các đoạn có cùng vần với nhau do đó vần trong bài thơ là vần cách.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?

Phương pháp giải:

Áp dụng phương pháp đọc để hiểu nội dung của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bố cục của bài thơ:

- Phần 1 (Khổ 1,2): Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ

- Phần 2 (Khổ 3,4,5,6,7): Theo thời gian, mẹ ngày càng già đi

- Phần 3 (Khổ cuối): Niềm tin về tương lai của người con

Xem thêm
Cách 2

- Sơ đồ bố cục của bài thơ:

- Nét độc đáo của cách bố cục bài thơ là:

+ 3 khổ đầu: Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát.

+ 4 khổ tiếp: Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

+ Khổ cuối: Niềm tin về tương lai của người con

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca daoVầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chòng chành nhịp võng ca dao: Câu thơ gợi về thế giới tuổi thơ với tình yêu thương của mẹ, cho con những tháng năm ngọt ngào như cổ tích

Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: hình ảnh vầng trăng nhắc tới thời trẻ của mẹ, vẫn còn thơm ngát hương cau, tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hóa để tô đậm lên hình ảnh của lúc trẻ, là lúc mẹ xinh đẹp nhất, rực rỡ nhất và chính thời gian, sự hi sinh cho con đã khiến mẹ già đi mỗi ngày.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

 

Hình ảnh

Nét đặc sắc

Chòng chành nhịp võng ca dao

Gợi về thế giới tuổi thơ với tình yêu thương của mẹ, cho con những tháng năm ngọt ngào như cổ tích

Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau

Hình ảnh vầng trăng nhắc tới thời trẻ của mẹ, vẫn còn thơm ngát hương cau, tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hóa để tô đậm lên hình ảnh của lúc trẻ, là lúc mẹ xinh đẹp nhất, rực rỡ nhất và chính thời gian, sự hi sinh cho con đã khiến mẹ già đi mỗi ngày


- Chòng chành nhịp võng ca dao:

+ “chòng chành” ẩn dụ “khó khăn, vất vả của mẹ”

→ Dù có bộn bề lo toan vất vả, mẹ vẫn chịu đựng nuôi con khôn lớn, dành cho con những điều tốt nhất, muốn con được nhìn ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của đất nước, của cuộc đời.

+ Đảo tính từ “chòng chành” lên đầu câu.

→ Nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với vẻ đẹp của đất nước.

- Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: “mẹ thời con gái” ẩn dụ cho “quãng thời gian trước đây”.

Tác giả đã sử dụng từ láy chòng chành thay cho từ đung đưa thể hiện sự nhẹ nhàng, có nhịp diệu gây ấn tượng mạnh cho câu thơ. Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau. hình ảnh vầng trăng khi mẹ còn trẻ hiện lên qua lời thơ, còn thơm ngát hương cau, tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hóa để tô đậm lên hình ảnh của mẹ thời còn trẻ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hình ảnh mẹ được tác giả khắc họa khiến cho ai đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Mẹ trong văn bản cũng giống như tất cả nhưng bà mẹ ngoài đời thực luôn yêu thương con vô bờ bến, nâng niu, chắt chiu, dành dụm để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất, hi sinh tất cả vì con, mong con lớn khôn nên người

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Hình dung hình ảnh người mẹ luôn yêu thương con vô bờ bến, nâng niu, chắt chiu, dành dụm để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất.

Hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy: hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con khôn lớn, trưởng thành.

Người mẹ là một người gắn bó, yêu mến cuộc sống làng quê. Hết lòng yêu thương con, chăm chỉ, tần tảo, suốt đời hi sinh thầm lặng cho con qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Mẹ luôn chú trọng bồi đắp đời sống tâm hồn phong phú cho con, mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

Phương pháp giải:

Vận dụng phương pháp đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con.

Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, để từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng về tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào.

Tác gia sử dụng vần cách; nhịp 2/4, 3/3; hình ảnh đa dạng, gần gũi, bình dị giúp truyền tải tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ, thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn đối với mẹ

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Cảm hứng chủ đạo: tấm lòng biết ơn sâu nặng, hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha, hướng về tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào.

- Tác giả sử dụng vần cách; nhịp 2/4, 3/3; hình ảnh đa dạng, gần gũi, bình dị giúp truyền tải tư tưởng, cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn đối với mẹ

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Nỗi xót xa và lòng biết ơn của người con dành cho người mẹ đã vất vả tảo tần nuôi con khôn lớn.

- Vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh giúp cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, truyền cảm và gợi tả được rõ nét tình yêu thương, sự vất vả lam lũ của người mẹ qua năm tháng.

Bài thơ là cảm xúc yêu thương và biết ơn trước công ơn và đức hi sinh của người mẹ.

Tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh: nhấn mạnh, gây ấn tượng cho lời thơ. Nhấn mạnh thời gia trôi quá nhanh kéo theo sự già đi của mẹ. Gợi cảm xúc nôn nao, buồn đến xót xa khi trông thấy mẹ ngày càng già đi, thêm tuổi. Đã khắc hoạ tình yêu thương vô bờ bến cùng lòng biết ơn vô hạn của người con với mẹ mình. Bên cạnh đó, Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc để nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhan đề có vai trò hé lộ và thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Đối với văn bản “Trong lời mẹ hát” đã giúp người đọc hiểu được một phần nội dung tác giả đề cập trong văn bản đó là vai trò của lời ru của mẹ đối với mỗi người con.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Vai trò hé lộ và thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ: nó lột tả rõ nét, chân thực tình yêu thương của người mẹ dành cho con, gói gọn tất cả trong tiếng hát.

Thể hiện tình cảm của người con, qua lời hát ru của mẹ mà người con nhận ra nhiều điều đặc biệt là nhận ra sự già đi của mẹ. Từ đó có thể thấy nhan đề thể hiện được khái quát nội dung bài thơ, thể hiện được cái hồn của tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 8

Câu 8 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng phân tích

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản “Trong lời mẹ hát” tác giả gửi gắm sự yêu thương và biết ơn mẹ bằng cách sử dụng những hình ảnh bình dị, thân thương, mộc mạc và đặc biệt sử dụng lời ru

Tác giả không trực tiếp nói ra nhưng từng câu, từng hình ảnh lại thể hiện rõ điều đó.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết là: ở các bài thơ khác tác giả dùng các hình ảnh tượng trưng: “miếng cau khô”, “nước trong nguồn” … để nói về tình yêu thương của mẹ dành con cái, nhưng trong bài thơ này tác giả sử dụng tiếng hát, nhờ tiếng hát để thể hiện tình yêu thương to lớn của mình dành cho con.

Hình ảnh của người mẹ trên văn bản: Là một người mẹ ngọt ngào, luôn thương yêu con cái. Là một người phải trải qua bao nhiêu gian nan, vất vả. Theo thời gian, tóc mẹ dần bạc đi, lưng mẹ còng xuống, sức khỏe yếu đi. Mặc dù vậy nhưng vẫn luôn sát cánh bên con, chắp cánh ước mơ cho con bay xa, hi sinh tất cả tuổi thanh xuân vì những đứa con bé bỏng cần sự chở che. Khác với hình ảnh người mẹ trong các bài thơ khác, được miêu tả qua hình dáng, bề ngoài thì ở bài thơ này hình ảnh người mẹ được miêu tả qua chính lời hát của người mẹ, theo trình tự thời gian.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.6 trên 55 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí