Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết>
Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Hướng dẫn phân tích VB 1
Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần
Phương pháp giải:
Vận dụng cách viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Bố cục: 3 phần
- Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên nhật thực và nguyệt thực
- Phần nội dung: Cắt nghĩa, lý giải nhật thực và nguyệt thực, nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động và tần suất xuất hiện.
- Phần kết thúc: Kết luận lại giá trị của bài thuyết minh
Hướng dẫn phân tích VB 2
Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng
Phương pháp giải:
Vận dụng phương pháp đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ giữa các đề mục và nhan đề: chặt chẽ, logic với nhau. Nhan đề cho biết nội dung còn đề mục làm rõ từng nội dung.
Tác dụng của hình thức trình bày nhan đề, các đề mục: gây sự tò mò hấp dẫn, dễ quan sát, lưu trữ thông tin được dễ dàng
Hướng dẫn phân tích VB 3
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng việc quan sát và đọc hiểu văn bản
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ in đậm là nhan đề, đề mục và các từ: nhật thực, nguyệt thực.
Mục đích: Làm nổi bật nội dung nhan đề, nội dung các đề mục và thông tin chính xoay quanh nhật thực và nguyệt thực.
Hướng dẫn phân tích VB 4
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bảy đó là gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về văn bản thông tin
Vận dụng kỹ năng đọc hiểu văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách trình bày: chi tiết, đúng đắn, khách quan.
Căn cứ: ngôn ngữ khi diễn đạt, câu chủ đề luôn xuất hiện đầu đoạn làm nổi bật ý, đề cập trực tiếp đến đối tượng thuyết minh.
Hiệu quả: Cách trình bày logic, khoa học, mang tính khách quan.
Hướng dẫn phân tích VB 5
Câu 5 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết.
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Văn bản sử dụng ngôn từ có tính chính xác, chặt chẽ, sinh động và cô đọng
Hướng dẫn phân tích VB 6
Câu 6 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản.
Phương pháp giải:
Vận dụng khả năng quan sát
Lời giải chi tiết:
Phương tiện phi ngôn ngữ: Tranh ảnh
Tác dụng: Giúp cho việc cung cấp thông tin, số liệu trở nên sinh động, dễ hình dung và tưởng tượng ra đối tượng được nhắc tới.
Hướng dẫn viết
(trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức xây dựng văn bản thuyết minh.
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề, kiểu bài, độ dài của bài viết.
- Xác định mục đích viết, người đọc và mong đợi của họ về bài viết.
- Chọn nội dung trình bày và cách viết phù hợp.
- Tìm đọc tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn giải thích trên Internet, tạp chí… hoặc tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu.
- Tìm hiểu yêu cầu của các cuộc thi, các tờ báo, trang web mà bài viết cần đáp ứng.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Đọc kĩ tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em sẽ giải thích, đánh dấu những thông tin quan trọng…
- Ghi chép thông tin về hiện tượng tự nhiên trong quá trình đọc:
+ Tên hiện tượng
+ Thông tin về hiện tượng
+ Kết quả của hiện tượng
- Dựa trên bố cục của bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và phiếu ghi chép, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết.
Phần mở đầu |
- Nêu tên hiện tượng tự nhiên - Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên |
Phần nội dung |
Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. |
Phần kết thúc |
Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích. |
Bước 3: Viết bài
- Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết chú ý:
+ Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết
+ Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.
+ Tóm tắt thông tin quan trọng của từng đoạn/ phần bằng hệ thống các đề mục.
+ Có thể đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời cho những câu hỏi đó ở các phần tiếp theo của bài viết tạo sự mạch lạc thu hút người đọc.
+ Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau: in đậm/ in nghiêng/ gạch chân… để làm nổi bật thông tin quan trọng.
Bài tham khảo 1
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện nay thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
Các vật đen có nhiệt độ từ Trái Đất khoảng 5.5 °C. Từ khi bề mặt Trái Đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C.
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.
Một trong những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm nhất hiện nay, đó chính là biến đổi khí hậu. Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, sự tác động đến môi trường ngày càng lớn, dẫn đến khí hậu sẽ bị biến đổi trên toàn cầu. Đây đang là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng một quốc gia nào mà là của toàn nhân loại.
Biến đổi khí hậu có thể hiểu đó là sự thay đổi của khí hậu, âm thầm ngày ngày diễn ra trong một khoảng thời gian, tác động trực tiếp đến khí hậu, đến môi trường sống của loài người cũng như hàng nghìn sinh vật khác trên trái đất. Biến đổi khí hậu có thể là sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng cao do hiện tượng băng tan, hay đó là sự thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển…Và những thiên tai mà nhân loại đang phải hứng chịu trước mắt đó chính là những thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần… dẫn đến sự thiệt hại vô cùng lớn cho nhân loại.
Vậy nguyên nhân do đâu, vì đâu dẫn đến biến đổi khí hậu? Đầu tiên phải kể đến chính là do sự tác động của con người đến thiên nhiên như chặt phá rừng dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân bằng; sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, thuốc trừ sâu có hại cho môi trường… rồi chất thải công nghiệp được thải ra từ những nhà máy sản xuất công nghiệp, khói thải ra từ đô thị, giao thông… dẫn đến hiệu ứng nhà kính và sự nóng dần lên của trái đất. Chính con người đang ngày đêm đục khoét, khai thác những nguồn tài nguyên quý giá, làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Không chỉ thế, chiến tranh nổ ra liên miên với bom đạn, vũ khí hạt nhân.., cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Tất cả sẽ như một ngòi nổ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên, dẫn đến sự diệt vong của trái đất và loài người trong một tương lai không xa.
Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những sinh vật trên trái đất, bao gồm cả loài người. Những hiện tượng xảy ra liên tiếp gần đây như bão lũ, sóng thần, động đất, núi lửa… đã làm cho chúng ta phải gánh chịu biết bao đau thương. Chưa kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của những căn bệnh lạ mà y học thế giới chưa tìm ra nguyên nhân cũng như phương án chữa trị, tất cả đều do biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường sống mà ra.
Để ngăn chặn cũng như làm chậm hơn quá trình biến đổi khí hậu, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức, sẽ giúp cho trái đất hàng ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề thêm nữa. Ngoài ra nhà nước, các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có biện pháp cứng rắn, trừng phạt thích đáng những kẻ chuyên chặt phá rừng, xả chất thải gây hại cho môi trường không khí, môi trường nước. Tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để giảm thiểu tối đa những tác hại đến thiên nhiên.
Thật vậy, có thể thấy biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng mỗi người, mà là của toàn xã hội, toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai tươi đẹp ở phía trước.
- Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Ôn tập bài 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
- Soạn bài Mưa xuân II SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tự trào I (Trần Tế Xương)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hiểu rõ bản thân
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bến nhà Rồng năm ấy...
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tự trào I (Trần Tế Xương)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hiểu rõ bản thân
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bến nhà Rồng năm ấy...
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng