Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
Câu 1
Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các biện pháp tu từ và tác dụng được sử dụng trong bốn câu thơ đầu trên là:
- Biện pháp so sánh: tác giả so sánh tiếng “suối chảy” như “tiếng đàn cầm”, ngồi trên đá như ngồi chiếu êm với tác dụng làm tăng sức gợi hình và biểu cảm cho sự diễn đạt, thể hiện vẻ đẹp mảnh đất Côn Sơn, một nơi yên bình, yên ả, vắng lặng, êm đềm và gửi gắm tình cảm của tác giả.
- Sử dụng từ láy “rì rầm” với tác dụng miêu tả dòng nước nơi đây chảy xiết, càng làm nổi bật cho phong cảnh và cảnh vật của Côn Sơn.
=> Tất cả đều thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương và tình yêu với thiên nhiên Côn Sơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- So sánh: “suối chảy” - “tiếng đàn cầm”; “ngồi trên đá” – “ngồi chiếu êm” => thể hiện vẻ đẹp mảnh đất Côn Sơn, một nơi yên bình, yên ả, vắng lặng, êm đềm và gửi gắm tình cảm của tác giả.
- Từ láy: “rì rầm” => miêu tả dòng nước nơi đây chảy xiết, càng làm nổi bật cho phong cảnh và cảnh vật của Côn Sơn.
- Điệp từ “Côn Sơn”
Tác dụng: Nhấn mạnh miêu tả thiên nhiên ở Côn Sơn
- So sánh: “như tiếng đàn cầm”, “như chiếu êm”
Tác dụng: ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.
- Biện pháp tu từ :
+ So sánh : So sánh "tiếng suối" như "tiếng đàn cầm", "ngồi trên đá" như "ngồi chiếu êm".
+ Từ láy : rì rầm.
- Tác dụng :
+ Phép so sánh cho thấy tiếng suối rất du dương, trầm bổng.
+ Từ láy đã miêu tả thêm chi tiết tiếng suối chảy rất xiết, từ đó làm nổi bật nên phong cảnh, cảnh vật.
Trong câu thơ trên , tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh vô cùng đặc sắc và có hiệu quả . Nhằm làm tăng sức gợi hình , biểu cảm cho sự diễn đạt . Đồng thời , tác giả đã mở ra cho người đọc khung cảnh của Côn Sơn - một nơi vô cùng yên ả , thanh bình , vắng lặng . Có thể nghe rõ tiếng suối chảy " rì rầm " cảm tưởng như nghe tiếng " đàn cầm " du dương bên tai vô cùng tĩnh lặng . Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von này giúp em cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 2
Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhân vật “ta” trong đoạn trích chính là tác giả, là nhà thơ Nguyễn Trãi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Là tác giả - nhà thơ Nguyễn Trãi.
Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là nhân vật trữ tình hoặc chính là tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 3
Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
Phương pháp giải:
Vận kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Cảnh thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ được miêu tả qua các chi tiết
- Tả thiên nhiên:
+ Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm.
+ Đá: đá mọc rêu phơi
+ Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm.
+ Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mát, là nơi tác giả ngâm thơ.
- Tả con người: ngồi lên đá như ngồi chiếu êm; nằm
* Mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”:
- Một bức tranh thiên nhiên vô cùng khoáng đạt, thanh cao, yên lặng không có bóng người nhưng lại có tiếng rì rầm của nước chảy. Một khung cảnh thú vị và nên thơ, thiên nhiên giống như người bạn, người tri kỷ.
- Đại từ nhân xưng “ta” được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh sự có mặt của “ta” trước cảnh đẹp của Côn Sơn.
- Sử dụng nhiều từ khẳng định tư thế làm chủ của tác giả trước thiên nhiên Côn Sơn như: ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ.
=> Cảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế qua đó ca ngợi sức sống thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của tác giả Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta”
Nhận xét mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”
- Tả thiên nhiên:
+ Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm.
+ Đá: đá mọc rêu phơi
+ Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm.
+ Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mát, là nơi tác giả ngâm thơ.
- Tả con người: ngồi lên đá như ngồi chiếu êm; nằm
+ Một khung cảnh thú vị và nên thơ, thiên nhiên giống như người bạn, người tri kỷ.
+ Nhấn mạnh sự có mặt của “ta” trước cảnh đẹp của Côn Sơn.
+ Sử dụng nhiều từ khẳng định tư thế làm chủ của tác giả trước thiên nhiên Côn Sơn
=> Cảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế.
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn
+ Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm
+ Đá rêu phơi
+ Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày
+ Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ: Côn Sơn
+ So sánh
-> Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
-> Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
-> Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
Câu 4
Câu 4 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong đoạn thơ, chúng ta có thể thấy nhân vật “ta” đang rất an nhàn, thảnh thơi, không bon chen với đời. Điều này được thể hiện qua các chi tiết như: lúc thì lắng nghe tiếng suối, lúc thì lại ngồi lên đá, nằm dưới bóng thông, ngâm thơ dưới khóm trúc. Tác giả đang hòa mình vào thiên nhiên để hưởng trọn cảnh đẹp non nước của Côn Sơn, điều này cho thấy một hồn thơ Nguyễn Trãi tinh tế nhạy cảm và yêu thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4
- Nhân vật “ta” đang rất an nhàn, thảnh thơi, không bon chen với đời.
- Thể hiện qua các chi tiết: lúc thì lắng nghe tiếng suối, lúc thì lại ngồi lên đá, nằm dưới bóng thông, ngâm thơ dưới khóm trúc.
=> Tác giả đang hòa mình vào thiên nhiên để hưởng trọn cảnh đẹp non nước của Côn Sơn
Hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tươi đẹp, hấp dẫn cùng tâm hồn thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của nhân vật “ta” giúp cho bức tranh thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ.
Qua các chi tiết: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc cho thấy tác giả đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thanh nhàn. Thi sĩ như đang thả hồn, hòa mình với thiên nhiên, để thưởng ngoạn cảnh trí Côn Sơn - một cảnh đẹp nên thơ, khoáng đạt.
Bài viết của em được chọn để tham gia buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên” do nhà trường tổ chức. Dựa vào bài viết, em hãy trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm.